Các quy định về nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công? Thuế thu nhập cá nhân tiếng Anh là gì? Các phụ cấp nào tính vào thuế TNCN?
Thuế thu nhập cá nhân được phát sinh trong nghĩa vụ của người lao động. Thuế được tính trên giá trị tiền lương, tiền công người lao động nhận được trong hoạt động nghề nghiệp. Thông thường, người lao động được nhận thêm phụ cấp xăng xe, phụ cấp tiền điện thoại trong hoạt động công việc. Ngoài tiền lương, tùy thuộc vào tính chất công việc mà có các khoản tiền khác. Nhiều người quan tâm đến quyền lợi muốn tìm hiểu các phụ cấp này có chịu thuế TNCN hay không?
Căn cứ pháp lý:
–
– Công văn 1166/TCT-TNDN ngày 21/03/2016 của Tổng cục thuế.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Các quy định về nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công:
Thuế thu nhập cá nhân xác định là nghĩa vụ của người lao động đối với nhà nước. Bản chất thuế được đánh trên các khoản thu nhập chính của người lao động trong thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Thuế được xác định trong nghĩa vụ của người lao động. Thu nhập của họ cần đóng góp vào hoạt động của nhà nước, thông qua các giá trị thuế tỷ lệ với nhu nhập. Trong đó, không phải toàn bộ các khoản nhận được đều phải tính trong nghĩa vụ thuế.
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. Từ đó thể hiện các giá trị thuế đối với tiền công, tiền lương. Phải hiểu rõ các quy định pháp luật để trả lời câu hỏi: Một số phụ cấp như Phụ cấp xăng xe, tiền điện thoại có phải chịu thuế TNCN không?
Thực hiện phân tích các quy định pháp luật. Đối với các khoản thu nhập chịu thuế, khoản thu nhập không chịu thuế. Khi xác định khoản thu nhập chịu thuế, chính là xác định các thu nhập sau khi đã trừ đi các thu nhập miễn thuế, giảm trừ gia cảnh. Qua đó xác định đúng nghĩa vụ thuế tương ứng trong hoạt động nghề nghiệp của cá nhân.
Quy định pháp luật hiện hành:
Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ tiền lương, tiền công gồm:
“a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp (trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013)…
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức…
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước….”
Như vậy:
Quy định pháp luật được thể hiện dưới dạng liệt kê các thu nhập, phụ cấp, lợi ích cụ thể phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Liên quan đến nội dung thảo luận ngày hôm nay là quy định tại điểm đ4 khoản 2 Điều 2. Ngoài ra, có thể thấy các quy định chung cần được hiểu chính xác nội dung ở các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp, khoản lợi ích là gì. Cùng tìm hiểu các quy định khác liên quan đến phụ cấp xăng xe, tiền điện thoại.
2. Các phụ cấp nào tính vào thuế TNCN:
Các quy định đối với phụ cấp người lao động có thể được nhận rất đa dạng. Tùy thuộc vào tính chất công việc cũng như hoạt động cung ứng từ phía người sử dụng lao động. Ràng buộc thông qua
Ngoài ra, một số văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này như:
Công văn 79557/CT-TTHT ngày 03/12/2018:
“…Trường hợp Công ty trả phụ cấp tiền thuê nhà, xăng xe (từ nhà đến công ty theo mức cố định hàng tháng), điện thoại, phụ cấp chuyên cần cho người lao động, ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì:
Về khoản phụ cấp tiền thuê nhà, xăng xe, phụ cấp chuyên cần: Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng quy định tại Điều 4
Về khoản phụ cấp tiền điện thoại: khoản khoán chi tiền điện thoại cho cá nhân được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.
Trường hợp Công ty chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.”
3. Phụ cấp xăng xe đi lại có tính thuế TNCN không?
– Về khoản phụ cấp xăng xe: Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC và tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của NLĐ.
Đây là một khoản phụ cấp đáp ứng quy định về tiền lương, tiền công. Đây là một khoản tiền nhận được trong hoạt động lao động, nhận thù lao. Theo quy định của pháp luật, đây là khoản thu nhập phải chịu thuế.
Phụ cấp xăng xe là khoản chịu thuế TNCN. Vì các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do doanh nghiệp trả mà người lao động được hưởng dưới mọi hình thức đều phải chịu thuế TNCN. Phụ cấp này được quy định phải chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Điều này đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người lao động đối với các giá trị lợi ích, thu nhập nhận về trong hoạt động nghề nghiệp.
Ngoài ra các quy định về các khoản phụ cấp, hỗ trợ được miễn thuế TNCN cũng không nói đến khoản phụ cấp xăng xe có được miễn thuế TNCN. Miễn thuế có thể được xác định trong hoạt động của doanh nghiệp nếu đảm bảo các quy định của pháp luật liên quan. Còn đối với người lao động, nếu nhận được các phụ cấp này, họ phải đóng thuế theo quy định. Đây là nghĩa vụ phải tuân thủ với các thu nhập khác ngoài tiền công, tiền lương.
4. Phụ cấp tiền điện thoại có tính thuế TNCN không?
– Về khoản phụ cấp tiền điện thoại cho người lao động:
Khoản khoán chi tiền điện thoại cho cá nhân được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.
Quy định pháp luật cho thấy, tính chất thực hiện gắn với nghề nghiệp. Người lao động sử dụng các phụ cấp điện thoại để thực hiện công việc. Nếu các giá trị phụ cấp này thấp hơn hoặc bằng mức khoán, thì sẽ là khoản tiền sử dụng vì mục đích nghề nghiệp. Sẽ không được tính vào tiền công, tiền lương người lao động được nhận.
– Trường hợp Công ty chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định:
Thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Các quy định về mức khoán đã được tính toán để đảm bảo hiệu quả thực hiện công việc. Cho nên phần chi cao hơn mức khoán được xét vào thu nhập tiền công, tiền lương người lao động nhận được. Cho nên phần chi cao hơn trong phụ cấp điện thoại so với mức khoán phải được tính là thu nhập có chịu thuế của người lao động.
Quy định về việc khoán tiền điện thoại cao hơn mức quy định của nhà nước trong các trường hợp sau:
Quy định tại đ4 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
“đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.”
Như vậy,
Thông thường, các phụ cấp điện thoại được giới hạn theo khoán ở giá trị nhất định. Nhà nước có các quy định về vấn đề này để đảm bảo ý nghĩa thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Theo tính chất công việc mà người lao động phải được phụ cấp thêm tiền điện thoại. Trong từng trường hợp cụ thể quy định ở trên, người lao động cũng có thể nhận được phụ cấp điện thoại lớn hơn giá trị khoán. Tuy nhiên, phần chênh lệch được xác định vào khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
– Trường hợp điện thoại sử dụng chung ở phòng, ban:
Tiền điện thoại này không được tính trong ý nghĩa sử dụng hay phụ cấp riêng cho cá nhân người lao động. Cho nên không được tính trên phụ cấp của người lao động vào tiền lương, tiền công. Đây là dịch vụ dùng chung trong hoạt động của phòng, ban, của doanh nghiệp. Do đó được tính vào các tiện ích, dịch vụ và khoản chi phí sử dụng trong doanh nghiệp. Người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đối với tiền điện thoại này.