Cách tính mức phụ cấp trách nhiệm chức vụ kế toán trưởng? Kế toán trưởng được hưởng các phụ cấp, trợ cấp gì? Phụ cấp chức vụ, kiêm nhiệm kế toán trưởng có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Trong nội bộ các cơ quan, đơn vị, tổ chức kế toán có vai trò đặc biệt quan trong góp phần không nhỏ trong sự phát triển của công ty. Trong bộ phận kế toán thì chức danh kế toán trưởng chính là người đứng đầu tiên trong bộ phận kế toán của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Kế toán trưởng chính là người thực hiện tham gia phụ trách về các hoạt động liên quan đến tài chính của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, chỉ đạo và có các định hướng chiến lược ngắn và dài hạn về vấn đề tài chính để công ty phát triển bền vững hơn.
Bộ phận kế toán nói chung và kế toán trưởng nói riêng góp phần làm cho ban lãnh đạo của doanh nghiệp có thể yên tâm để nắm bắt rõ tình hình hoạt động và định hướng phát triển của doanh nghiệp và cũng giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược và vạch rõ các định hướng phát triển. Bên cạnh đó kế toán trưởng là người có trách nhiệm chịu sự lãnh đạo trực tiếp về các mặt hành chính trong công ty. Với tầm ảnh hưởng và vai trò quan trọng của kế toán trưởng với doanh nghiệp như vậy, cũng như trọng trách và trách nhiệm đối với công việc lớn như vậy thì ngoài mức lương nhận được kế toán trưởng còn có các mức phụ cấp trách nhiệm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán
Căn cứ theo
Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán về mặt chuyên môn nghiệp vụ về kế toán phải có đảm bảo tiêu chuẩn từ trình độ đại học trở lên, cụ thể gồm:
-) Cơ quan có được giao nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước các cấp;
-) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, cơ quan khác của nhà nước ở trung ương và các đơn vị kế toán trực thuộc các cơ quan này;
-) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
-) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương; các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc các cơ quan này;
-) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh;
-) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở cấp trung ương, cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước;
-) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A và dự án quan trọng quốc gia;
-) Đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện;
-) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam trừ trường hợp quy định pháp luật.
-) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
-) Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, cụ thể gồm:
-) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tổ chức bộ máy kế toán (trừ các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện);
-) Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp huyện, cơ quan của tỉnh đặt tại cấp huyện;
-) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở cấp huyện có sử dụng ngân sách nhà nước;
-) Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước.
-) Đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn;
-) Đơn vị sự nghiệp công lập ngoài các đơn vị trên;
-) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng;
-) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng.
– Đối với các tổ chức, đơn vị khác ngoài các đối tượng quy định vừa nêu ở các mục nêu trên, thì tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định phù hợp với quy định của Luật kế toán và các quy định khác của pháp luật liên quan.
– Đối với kế toán trưởng, phụ trách kế toán của công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước hoặc là doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 05 năm.
-Tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định.
2. Thủ tục, thời điểm bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng
Thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán, bố trí phụ trách kế toán
Thứ nhất, đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 và các điểm a, b, c Khoản 2 Điều 5 của Thông tư 04/2018/TT-BNV, người đứng đầu đơn vị kế toán lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng.
Cơ quan nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định đối với trường hợp quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 5 của Thông tư 04/2018/TT-BNV;
Thứ hai, đối với các trường hợp quy định tại điểm d Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5; Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6 của TThông tư 04/2018/TT-BNV người đứng đầu đơn vị kế toán quyết định việc giao tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý lập hồ sơ để bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán; bố trí phụ trách kế toán;
Thứ ba, đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư 04/2018/TT-BNV, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm phụ trách kế toán. Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính cấp huyện thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;
Thời điểm xem xét để bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán
Chậm nhất là trong thời hạn 90 ngày trước ngày hết thời hạn thực hiện bổ nhiệm, thì người đứng đầu đơn vị kế toán phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại để ra quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét,
Trong trường hợp khi mà kế toán trưởng, phụ trách kế toán là công chức, viên chức, thì hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn từ 02 năm đến dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật lao động bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp khi mà đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu mà dưới 02 năm công tác, cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, và điều kiện sẽ quyết định kéo dài thêm thời gian giữ chức danh kế toán trưởng, phụ trách kế toán cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật.
Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng
Hồ sơ bổ nhiệm kế toán trưởng
-) Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của đơn vị quản lý lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền);
-) Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán theo yêu cầu của vị trí bổ nhiệm;
-) Bản sao chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
-) Xác nhận của các đơn vị kế toán nơi người được lập hồ sơ bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán đã công tác về thời gian thực tế làm kế toán trưởng theo mẫu số 01/GXN hoặc thời gian thực tế làm kế toán theo mẫu số 02/GXN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BNV đối với trường hợp bổ nhiệm kế toán trưởng; xác nhận theo mẫu số 02/GXN đối với trường hợp bổ nhiệm, bố trí phụ trách kế toán;
-) Văn bản đề nghị bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đứng đầu đơn vị kế toán ký và đóng dấu của đơn vị (trừ trường hợp quy định tại điểm d Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5; Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6 của Thông tư 04/2018/TT-BNV).
Hồ sơ bổ nhiệm lại kế toán trưởng
-) Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của đơn vị quản lý lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền);
-) Bản tự nhận xét, đánh giá kết quả công tác trong thời hạn giữ chức danh kế toán trưởng, phụ trách kế toán;
-) Nhận xét của người đứng đầu đơn vị kế toán;
-) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ bổ sung (nếu có);
-) Văn bản đề nghị bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đứng đầu đơn vị kế toán ký và đóng dấu của đơn vị (trừ trường hợp quy định tại điểm d Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5; Khoản 1 Điều 6 của Thông tư 04/2018/TT-BNV).
3. Phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng
Theo quy định pháp luật thì hiện hành thì người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở trong các đơn vị căn cứ tại các Khoản 1, 3, 4, 5, 8 Điều 2 của Thông tư 04/2018/TT-BNV để được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc theo hằng tháng 0,2 so với mức lương cơ sở theo quy định hiện hành. Cụ thể đó chính là kế toán trưởng ở các đơn vị như sau:
Thứ nhất: Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp (Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế, cơ quan hải quan);
Thứ hai: Cơ quan nhà nước;
Thứ ba: Đơn vị sự nghiệp công lập;
Thứ tư: Tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước;
Thứ năm: Các tổ chức được Nhà nước cấp vốn để tổ chức hoạt động theo Mục tiêu chính trị – xã hội cụ thể.
Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 của Thông tư 04/2018/TT-BNV được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với hoạt động của đơn vị mình.
Phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán
Người được bổ nhiệm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 hoặc người được bố trí làm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,1 so với mức lương cơ sở. Người được bố trí phụ trách kế toán ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 của Thông tư 04/2018/TT-BNV được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với hoạt động của đơn vị mình.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư Luật sư cho hỏi tôi tháng 6/2012 được tuyển dụng vào làm tại cơ quan ủy ban mặt trận tổ quốc huyện, tại đây tôi được thủ trưởng phân công làm kế toán cho ủy ban MTTQ huyện và các đơn vị như huyện đoàn, hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh huyện.
Từ năm 2012 đến 4/2016 tôi không được hưởng chế độ phụ cấp kế toán mặc dù đã nhiều lần trình bày lên ban tổ chức huyện ủy. Đến tháng 5/2016 ban tổ chức huyện ủy ra quyết định phân công tôi làm kế toán trưởng của ủy ban MTTQ huyện và được hưởng 0,2 phụ cấp kế toán và kèm theo quyết định làm kế toán cho 4 đơn vị nữa là hội nông dân, huyện đoàn, hội LHPN, hội cựu chiến binh huyện.
Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có được truy lĩnh phần phụ cấp kế toán của những năm trước đó k, và hiện giờ tôi làm kiêm nhiệm nhiều đơn vị có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm hay chế độ gì không, nếu có theo văn bản nào? mong luật sư sớm trả lời tôi và xin chân thành cảm ơn luật sự, thực sự tôi rất mong muốn nhận được câu trả lười từ luật sư ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 04/2018/TT-BNV về phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng:
“Điều 10. Phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng
1. Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại các Khoản 1, 3, 4, 5, 8 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,2 so với mức lương cơ sở.
2. Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 của Thông tư này được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với hoạt động của đơn vị mình.”
Đồng thời, theo quy định tại Điều 6 Công văn 9810/BNN-TCCB năm 2014 về phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán:
“a) Đối với các đơn vị kế toán trực thuộc Bộ, kế toán trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc là 0,2 so với mức lương cơ sở; phụ trách kế toán được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc là 0,1 so với mức lương cơ sở.
b) Đối với các đơn vị kế toán cấp II, cấp IIl, kế toán trưởng và phụ trách kế toán được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc theo quyết định của cấp có thẩm quyền nhưng mức tối đa không vượt quá mức 0,2 đối với kế toán trưởng và mức 0,1 đối với phụ trách kế toán để phù hợp với hoạt động của đơn vị.
c) Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán có thể đồng thời giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng hoặc tương đương, trường hợp này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán cộng thêm phụ cấp chức vụ của chức danh đảm nhận.“
Luật sư
Có thể thấy, pháp luật chỉ quy định trường hợp khi bạn giữ chức danh kế toán trưởng thì bạn sẽ được hưởng mức phụ cấp tối đa bằng 0,2, và bạn chỉ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi bạn có giữ chức vụ khác mà không phải là kế toán. Nếu bạn kiêm nhiệm kế toán thì pháp luật không quy định bạn được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm nên nếu muốn rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo quy chế nội bộ của cơ quan đơn vị bạn đang làm việc về các chế độ phụ cấp đối với trường hợp của bạn