Đối với chế độ làm việc được Luật lao động quy định rất rõ về thời gian làm việc trung bình và thời gian tối đa tính cả giờ làm thêm cho người lao động. Kèm theo đó là các chế độ hưởng lương tương ứng với số giờ, số ca làm của người lao động. Vậy phụ cấp làm đêm là gì? Chế độ phụ cấp thường trực ca đêm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phụ cấp làm đêm là gì?
Theo quy định của pháp luật thì không có Điều luật nào quy định về khái niệm phụ cấp, tuy nhiên căn cứ vào các nội dung về chế độ phụ cấp thì đây là khoản tiền bù đắp một trong các yếu tố liên quan đến công việc như về điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt,….
Từ đó có thể thấy việc trả phụ cấp lương theo từng chế độ là những khoản tiền bù đắp các yếu tố cụ thể như sau:
– Đối với điều kiện lao động thì người lao động làm những công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhằm đảm bảo có thêm nguồn lương để phục vụ cho sức khỏe.
– Đối với tính chất phức tạp trong công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác,…. thì trả phụ cấp để người tham gia lao động dựa vào đó để tiếp tục cống hiến, phát triển những công việc có tính phức tạp này.
– Về điều kiện sinh hoạt như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt ví dụ như giáo viên dạy học ở vùng cao,..ngoài ra còn khó khăn về chỗ ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.
Như vậy, phụ cấp làm đêm là chế độ được hưởng đối với người lao động khi họ tham gia làm việc có thể là trực ca đêm, tăng ca làm việc hay nói một cách khác phụ cấp đêm là số tiền thêm đối với thời gian làm đêm của người lao động với mục đích là bù đắp tinh thần, sức khỏe cũng như thu hút người làm việc.
2. Thời gian nào được tính là giờ làm việc ban đêm:
Điều 105, Điều 106 và Điều 110
Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người lao động sẽ làm việc theo mức thời gian là 08h một ngày được tính theo ca hoặc dưới nhiều hình thức sắp xếp thời gian đối với từng công ty để đảm bảo việc làm. Tuy nhiên, người lao động cần nắm bắt được quy định các chế độ lương khi tham gia làm việc ca đêm được tính từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau.
3. Chế độ phụ cấp thường trực ca đêm:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang công tác tại Bệnh viện B. Theo Quyết đinh 73/2011/QĐ/TTg thì chi trả tiền trực có quy định đối với người trực ca 24/24; 16/24; 12/24 nhưng không có quy định bồi dưỡng trực cho những nơi làm 3 ca (tức là mỗi ca làm 8 giờ). Tôi muốn hỏi việc cơ quan tôi không chi bồi dưỡng trực cho ca đêm trực 8 giờ như vậy có đúng không? Xin Luật sư vui lòng tư vấn giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định nêu trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
– Về tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm: Người lao động làm việc theo ca, mà được yêu cầu làm vượt số giờ của ngày làm việc bình thường, thì cứ 1 giờ làm thêm được tính trả lương ít nhất bằng 150%/1 giờ làm việc bình thường.
Người lao động làm việc theo ca, mà phải làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng hàng tuần, thì được tính trả lương ít nhất bằng 200% so với ca làm việc vào ngày bình thường.
Người lao động làm việc theo ca, mà ca đó làm việc trùng vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, nhưng không được nghỉ, thì được tính trả lương ít nhất bằng 300% so với ca làm việc vào ngày bình thường.
Người lao động làm việc vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau (ca 3) được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo tiền lương làm vào ban ngày, của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau (ca 3) thì ngoài việc trả lương theo quy định nêu trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo tiền lương làm việc vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ/TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch quy định về chế độ phụ cấp thường trực được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 69/2012/TT-BCA như sau:
Về nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực: được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg quy định:
Thứ nhất, thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh thì xem xét căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực làm việc tại cơ sở và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc có thể phân theo ca kíp hoặc làm thêm giờ.
Trong trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực quy định là khu vực đặc biệt thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ.
Thứ hai, đối với khoa, khu vực đặc biệt được pháp luật quy định gồm:
+ Khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc;
+ Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt gồm hạng I, hạng II;
+ Khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca gồm ngày làm việc theo 03 ca, mỗi ca làm việc 08 giờ hoặc ngày làm việc gồm 02 ca trong đó, một ca làm việc 08 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ.
Chế độ đối với cán bộ và lao động hợp đồng tham gia thường trực:
Cán bộ và lao động hợp đồng tham gia thường trực được thực hiện theo các chế độ như phụ cấp thường trực, chế độ hỗ trợ tiền ăn và chế độ nghỉ bù theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c, khoản 3 Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg.
Riêng chế độ phụ cấp thường trực đối với cán bộ và lao động hợp đồng ở các bệnh xá và các cơ sở y tế khác trong Công an nhân dân, mức phụ cấp thường trực thực hiện theo quy định như đối với bệnh xá quân dân y.
Ví dụ về cách tính hưởng chế độ khi tham gia thường trực đối với người làm nhiệm vụ thường trực 24/24 giờ tại Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện 19/8, được hưởng chế độ thường trực như sau:
+ Trực vào ngày thường: Mức phụ cấp thường trực là: 1,5 x 115.000 đồng = 172.500 đồng; hưởng chế độ tiền ăn là 15.000 đồng và được nghỉ bù 01 ngày.
+ Trực vào ngày Thứ bảy, Chủ nhật: Mức phụ cấp thường trực là: 1,3 x 172.500 đồng = 224.250 đồng; hưởng chế độ tiền ăn là 15.000 đồng và được nghỉ bù 01 ngày.
+ Trực vào ngày lễ, Tết: Mức phụ cấp thường trực là: 1,8 x 172.500 đồng = 310.500 đồng; hưởng chế độ tiền ăn là 15.000 đồng và được nghỉ bù 02 ngày.
Ví dụ người làm nhiệm vụ thường trực 16/24 giờ tại Khoa khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền, được hưởng chế độ thường trực như sau:
+ Trực vào ngày thường: Mức phụ cấp thường trực là: 0,75 x 90.000 đồng = 67.500 đồng và được nghỉ bù ít nhất 12 giờ.
+ Trực vào ngày Thứ bảy, Chủ nhật: Mức phụ cấp thường trực là: 1,3 x 67.500 đồng = 87.750 đồng và được nghỉ bù ít nhất 12 giờ.
+ Trực vào ngày lễ, Tết: Mức phụ cấp thường trực là: 1,8 x 67.500 đồng = 121.500 đồng và được nghỉ bù ít nhất 12 giờ.
Cán bộ và lao động hợp đồng được huy động làm việc vào thời gian nghỉ bù thì sẽ được sắp xếp nghỉ bù vào thời gian khác. Tạm thời chưa thực hiện chế độ tiền lương làm thêm giờ.
Như vậy, trong trường hợp của chị, nếu chị công tác với thời gian một ngày 3 ca mỗi ca 8 giờ tại các khu vực, các khoa đặc biệt của bệnh viện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ/TTg thì chị sẽ vẫn được hưởng mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ/TTg; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định nói trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định nói trên. Còn nếu chị không trực tại các khoa, các khu vực đặc biệt của bệnh viện thì chị chỉ hưởng mức lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.