Hiện nay, Sĩ quan là một trong những đối tượng được nhận chính sách khi làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn. Vậy, chính sách với sĩ quan làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn được Nhà nước quy định như thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm chi trả chính sách làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đối tượng được hưởng chính sách tại vùng đặc biệt khó khăn:
- 2 2. Chính sách với sĩ quan làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn:
- 2.1 2.1. Hưởng phụ cấp thu hút:
- 2.2 2.2. Hưởng trợ cấp lần đầu khi nhận công tác tại khu vực:
- 2.3 2.3. Phụ cấp công tác lâu năm:
- 2.4 2.4. Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch:
- 2.5 2.5. Thanh toán tiền tàu xe:
- 2.6 2.6. Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ:
- 2.7 2.7. Phụ cấp ưu đãi theo nghề:
- 3 3. Trách nhiệm chi trả chính sách làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn thuộc cơ quan nào?
1. Đối tượng được hưởng chính sách tại vùng đặc biệt khó khăn:
Căn cứ Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định các đối tượng đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách phụ cấp lâu năm tại vùng đặc biệt khó khăn gồm:
– Những cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến cấp xã;
– Để phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định mà các cá nhân được tuyển dụng và ký hợp đồng lao động để làm việc trong cơ quan tổ chức này theo đúng quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
– Đối tượng đang là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, những cá nhân tham gia lao động hợp đồng và được trả lương dựa trên nguồn ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
– Trường hợp các sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
– Cá nhân làm việc trong tổ chức cơ yếu;
– Người làm việc nằm trong chỉ tiêu biên chế mà các hội này được tổ chức, hoạt động thông qua nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí. Vấn đề này được quy định tại
Như vậy, sĩ quan quân đội Nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân đều là những đối tượng được nhận chính sách của Nhà nước nếu làm việc trong môi trường đặc biệt khó khăn.
2. Chính sách với sĩ quan làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn:
2.1. Hưởng phụ cấp thu hút:
Căn cứ theo Điều 4. Nghị định 76/2019/NĐ-CP thì phụ cấp thu hút là là một trong những chính sách được kể đến đầu tiên khi các sĩ quan tham gia làm việc tại khu vực đặc biệt khó khăn. Theo đó, những đối tượng này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cùng với đó là phụ cấp chức vụ lãnh đạo nếu cá nhân có thời gian giữ chức vụ này. Hơn nữa, khoản phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
2.2. Hưởng trợ cấp lần đầu khi nhận công tác tại khu vực:
sĩ quan khi được nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được Nhà nước hỗ trợ, cho hưởng trợ cấp như sau:
– Trợ cấp lần đầu với số tiền trợ cấp bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Ngoài ra, những sĩ quan này khi thực hiện nhiệm vụ tại khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà đưa theo cả gia đình của họ đến công tác tại khu vực này thì được nhận thêm khoản trợ cấp như:
+ Những khoản tiền về tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi sẽ được áp dụng theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc được thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);
+ Ngoài ra, được nhận một khoản trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.
– Những khoản trợ cấp được nêu ở trên thì các cơ quan tổ chức, đơn vị ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn cần tiến hành việc chi trả ngay khi sĩ quan đến nhận công tác. Nhận khoản tiền trợ cấp sẽ được thực hiện trong một lần so với tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
2.3. Phụ cấp công tác lâu năm:
Đối tượng là sĩ quan sẽ được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
– Các cá nhân có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm thì áp dụng mức hưởng là 0,5 ;
– Mức 0,7 sẽ được đưa ra áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;
– Trong trường hợp cá nhân có thời gian làm việc, cống hiến tại vùng ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên thì áp dụng mức 1,0.
2.4. Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch:
Làm việc trên khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì những nhu yếu phẩm cần thiết cho cá nhân nhiều lúc còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, Nhà nước tạo điều kiện để sĩ quan được dùng nước ngọt và sạch theo mùa nên hỗ trợ cá nhân này được hưởng trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày sau khi đã trừ phần chi phí nước ngọt sinh hoạt được tính trong tiền lương.
sĩ quan sẽ được nhận trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch theo những căn cứ sau:
+ Định mức tiêu chuẩn để mỗi một cá nhân được nhận là: 6 mét khối/người/tháng (a);
+ Số tháng thực tế thiếu nước ngọt và sạch trong 1 năm (b);
+ Dự tính các chi phí mua và vận chuyển 01 mét khối nước ngọt và sạch đến nơi ở và nơi làm việc của sĩ quan trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (c);
+ Giá nước ngọt và sạch để tính chi phí nước ngọt và sạch trong tiền lương là giá kinh doanh 01 mét khối nước sạch do cấp có thẩm quyền ở địa phương quy định (d).
– Cách tính khoản tiền trợ cấp được thực hiện như sau:
Mức trợ cấp được hưởng 01 tháng được tính theo công thức sau: a x (c – d).
Mức trợ cấp được hưởng trong 01 năm được tính bằng công thức: a x (c – d) x b.
2.5. Thanh toán tiền tàu xe:
Để khích lệ, động viên tinh thần cán bộ đã công tác tại khu vực này thì khi được hưởng những ngày nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định của pháp luật còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về thăm gia đình theo quy định.
2.6. Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ:
Để nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần làm việc thì cá nhân được này được hưởng trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
-Thứ nhất, Trường hợp sĩ quan được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm thì trong suốt thời gian học tập được hỗ trợ tiền mua tài liệu học tập và hỗ trợ 100% tiền học phí, nếu phát sinh các khoản chi phí đi lại từ nơi làm việc đến nơi học tập thì cũng được hỗ trợ;
– Tại vùng miền có sự sinh sống nhiều người dân tộc thiểu số nên cán bộ cần học tập để có thể giao tiếp với người dân. Nên trong trường hợp công tác tại vùng dân tộc ít người tự học tiếng dân tộc để phục vụ nhiệm vụ được giao thì quá trình học tập sẽ được hỗ trợ tiền mua tài liệu và tiền bồi dưỡng cho việc tự học tiếng dân tộc ít người bằng số tiền hỗ trợ cho việc học tập ở các trường, lớp chính quy.
2.7. Phụ cấp ưu đãi theo nghề:
Đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn sẽ nhận phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Trách nhiệm chi trả chính sách làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn thuộc cơ quan nào?
– Trường hợp 1: Trách nhiệm chi trả của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người làm việc:
Những đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; phụ cấp ưu đãi theo nghề; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ; phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì đối tượng thuộc danh sách trả lương của cơ quan, tổ chức, đơn vị nào do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó chi trả;
– Trường hợp 2: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đối tượng nhận công tác chi trả
Đối với trợ cấp lần đầu nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đối tượng nhận công tác chi trả. Trường hợp biệt phái thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái chi trả;
– Trường hợp 3: Trách nhiệm cơ quan, tổ chức, đơn vị trả lương khi đối tượng chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu
Cá nhân đối với trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không được coi là vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trả lương khi đối tượng chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu trả cho cá nhân đã từng làm việc tại đây.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Nghị định 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.