Hiện nay, xuất hiện chiêu thức lừa đảo bằng hành vi làm giả biên lai chuyển tiền, trong đó có ngân hàng Vietcombank. Dưới đây là một số giải pháp phòng tránh hành vi làm giả biên lai chuyển tiền Vietcombank có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Phòng tránh làm giả biên lai chuyển tiền Vietcombank:
Này hành vi làm giả biên lai chuyển tiền Vietcombank nhầm mục đích chiếm đoạt tài sản diễn ra vô cùng phổ biến. Để tránh trở thành “con mồi” của những kẻ xấu thì người dân cần phải nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo này. Thông thường thì các đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để làm ra một cách vô cùng tinh vi các biên lai chuyển tiền trong ngân hàng Vietcombank. Một số giải pháp phòng tránh hành vi làm giả biên lai chuyển tiền Vietcombank có thể kể đến mà người dân cần phải lưu ý như sau:
– Người dân cần phải tuyệt đối không được giao hàng hóa cho bất cứ ai xa lạ khi chưa nhận được tiền trong tài khoản ngân hàng, cần phải kiểm tra tài khoản ngân hàng của mình trước khi thực hiện các giao dịch dân sự, kể cả khi đã được cung cấp hình ảnh chuyển khoản thành công, tuy nhiên cũng cần phải cẩn thận rằng ngân hàng mình đã xác nhận về việc cộng tiền. Người tham gia vào các giao dịch dân sự nên chờ thông báo đã nhận được tiền từ ngân hàng của mình thay vì chỉ tin tưởng vào hình ảnh chụp giao diện chuyển tiền thành công mà các đối tượng đã gửi;
– Nếu sử dụng giao dịch qua tài khoản ngân hàng thì người dân cần phải đặc biệt lưu ý kỹ hóa đơn chuyển khoản để tránh hiện tượng lừa đảo và tránh hậu quả không mong muốn. Nếu như người dân để ý kỹ thì hình ảnh giao dịch thành công bị làm giả sẽ có một số điểm khác biệt so với hình ảnh giao dịch thành công từ ngân hàng chính thống về màu sắc, thời gian và phông chữ …;
– Người dân cũng cần phải đặc biệt lưu ý và tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, tuyệt đối không cung cấp mật khẩu ứng dụng và mã xác thực tin nhắn cho bất cứ ai kể cả khi người đó tự xưng là nhân viên ngân hàng hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền, hoàn toàn có thể đặt ra giả thuyết các đối tượng này có thể lừa đảo người dân để biết những thông tin cơ bản truy cập trực tiếp vào ngân hàng để tạo những giao dịch chuyển tiền giả trái quy định pháp luật;
– Hiện nay các ngân hàng đều có dịch vụ thông báo biến động số dư thông qua tin nhắn và thông qua nhiều hình thức khác nhau, người dân hoàn toàn có thể đăng ký để nhận thông báo thông qua tin nhắn để có thể nhận được thông báo biến động số dư một cách nhanh nhất ngay cả khi không có mạng internet.
Cần phải lưu ý một số vấn đề trên đây để phòng tránh tốt nhất hành vi và thủ đoạn làm giả biên lai chuyển tiền ngân hàng nói chung và biên lai chuyển tiền ngân hàng Vietcombank nói riêng.
2. Dấu hiệu nhận biết chiêu trò làm giả biên lai chuyển tiền Vietcombank:
Có thể nói, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ vô cùng hiện đại, phương thức thanh toán thông qua hình thức trực tuyến chuyển khoản ngân hàng cũng đã dần dần trở nên khá phổ biến và được nhiều người ưa chuộng tuy nhiên phương thức thanh toán này vẫn đang có nhiều kẻ họ khiến cho kẻ gian có thể lợi dụng để thực hiện nhiều chiêu trò lừa đảo khác nhau, trong đó có thủ đoạn làm giả biên lai chuyển tiền ngân hàng nói chung và chuyển tiền ngân hàng Vietcombank nói riêng. Theo đó thì các đối tượng lừa đảo chỉ cần chụp hình ảnh thông báo giao dịch thành công từ bất cứ một ứng dụng ngân hàng nào đó là có thể dễ dàng tạo được lòng tin của người bán khiến cho không ít nạn nhân và không ít chủ cửa hàng lâm vào tình trạng “mất trắng”. Hiện nay thông qua một số website thì các đối tượng lừa đảo giờ đây chỉ cần đăng nhập thông tin giống như số tài khoản ngân hàng của người bán và số tiền cần chuyển là ngay lập tức đã có một hóa đơn thanh toán giống hệt với biên lai và hóa đơn xác nhận đã chuyển khoản thành công của ngân hàng chính thống. Điều này dễ dàng đánh lừa được lòng tin của những người dân nhẹ dạ cả tin. Thông thường thì các trang website này thường có giao diện chuyển khoản giống hệt với ứng dụng chính thức của các ngân hàng trên thực tế trong đó có ngân hàng Vietcombank, thậm chí là giống cả mã giao dịch, ngày tháng chuyển khoản, giờ chuyển khoản và nhiều chi tiết khác. Vì vậy cho nên các khách hàng và người giao dịch khi đưa hình ảnh đó thì người dân cũng đừng vội tin ngay đó là giao dịch thật mà hãy kiểm tra kỹ xem tiền đã về tài khoản ngân hàng của mình hay chưa. Nhìn chung thì có thể nói, thời gian để nhận được tiền chỉ kéo dài trong khoảng thời gian tối đa 10 phút sau khi chuyển khoản thành công. Đối với những giao dịch nhanh thì chỉ chưa mất tới 01 phút là tài khoản đã được cộng tiền. hoàn toàn có thể khéo léo và kéo dài thời gian để kiểm tra số tài khoản của mình trước khi tìm những đối tượng lừa đảo khác. Vì vậy nếu như đối phương đưa giao dịch chuyển khoản cho bạn nhưng thực tế tài khoản không được nhận tiền thì hoàn toàn có thể nghi ngờ đó là hình thức lừa đảo thông qua yếu tố làm giả biên lai chuyển tiền. Một số dấu hiệu nhận diện hành vi làm giả biên lai chuyển tiền Vietcombank như sau:
– Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo đó là sẽ mua một số lượng hàng lớn sau đó vay thêm một ít tiền mặt của nạn nhân và thực hiện biện pháp chuyển khoản trả lại nạn nhân đó;
– Các đối tượng đề nghị chuyển khoản theo hình thức banking cho người bán hàng tuy nhiên thực chất không có việc chuyển tiền nào cả mà đó chỉ là hành vi các đối tượng lợi dụng phần mềm tạo dựng hóa đơn thanh toán của các ngân hàng rồi sau đó đưa cho người bán hàng nhằm mục đích chứng minh là mình đã thực hiện hoạt động chuyển khoản trên thực tế cho đến khi nạn nhân không thấy tài khoản thông báo nhận tiền và phát hiện rằng mình đã bị lừa.
Nhìn chung thì có thể nói phương thức thanh toán trực tuyến ngày càng được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn vì sự nhanh chóng và tiện lợi của nó tuy nhiên đây cũng chính là cơ hội cho bọn lừa đảo vận dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra nhiều thiệt hại không đáng có. Các đối tượng làm giả hóa đơn xác nhận giao dịch để có thể chuyển tiền thông qua ngân hàng điện tử sau đó chuyển cho nạn nhân để lừa đảo. Điều đáng nói ở đây là mặc dù chiêu thức làm giả biên lai chuyển tiền anh thời gian qua đã được cảnh báo liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuy nhiên vẫn có nhiều nạn nhân bị “mắc bẫy” các đối tượng lừa đảo. cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan công an hiện nay đang khuyến cáo có rất nhiều các đối tượng có thể tạo ra ủy nhiệm chi giả của các ngân hàng trong đó có ngân hàng Vietcombank. Để không bị lừa đảo thì người dân cần phải sử dụng giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng và cần phải luôn luôn chú ý đến hình thức của biên lai chuyển khoản đó, chỉ tin tưởng cho đến khi tiền đã trực tiếp chuyển vào tài khoản của mình thì mới tiếp tục thực hiện các giao dịch khác.
3. Hành vi làm giả biên lai chuyển tiền Vietcombank phạm tội gì?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì hành vi làm giả biên lai chuyển tiền Vietcombank hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật hình sự năm 2015. Hành vi của các đối tượng trong trường hợp này đó là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật để nhằm mục đích khiến người khác tin đó là sự thật. Xét về mặt khách quan thì hành vi này mang tính chất lừa dối, tức là những thông tin giả. Về mặt chủ quan thì những đối tượng phạm tội biết đó là biên lai chuyển khoản giả tuy nhiên mong muốn cho người khác tin đó là sự thật. Và hành vi này được thực hiện thông qua phương thức hành động. Thủ đoạn này trong đời sống diễn ra vô cùng tinh vi và phức tạp. Hành vi lừa dối người dân trong trường hợp này nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Vì vậy người có hành vi thực hiện thủ đoạn giả mạo biên lai chuyển khoản Vietcombank nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt lên đến 20 năm tù hoặc thậm chí là tù chung thân. Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).