Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục Ngữ văn

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì? Lấy ví dụ minh họa?

  • 03/09/202403/09/2024
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    03/09/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách được phân biệt bởi chức năng thẩm mĩ, thể hiện ở ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá. Để tìm hiểu rõ hơn mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì? Lấy ví dụ minh họa

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
        • 1.1 1.1. Phong cách ngôn ngữ là gì?
        • 1.2 1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
        • 1.3 1.3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
      • 2 2. Đăc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật:
      • 3 3. Ví dụ về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
      • 4 4. Luyện tập:

      1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì?

      1.1. Phong cách ngôn ngữ là gì?

      Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt trong những hoàn cảnh khác nhau và người diễn đạt nhất định, là những đặc trưng về cách diễn đạt từ đó tạo thành kiểu diễn đạt trong một văn bản nhất định.

      Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ báo chí là 5 thể loại của phong cách ngôn ngữ.

      1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật là gì?

      Ngôn ngữ nghệ thuật đóng vai trò quan trọng là ngôn ngữ chủ yếu mà các tác giả sử dụng trong tác phẩm văn chương và thơ ca của họ. Không chỉ đơn thuần truyền đạt thông tin, mà nó còn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của độc giả một cách tinh tế. Đây chính là ngôn ngữ được xây dựng, tổ chức, sắp xếp, và lựa chọn một cách kỹ lưỡng, được chạm khắc và tinh chế từ ngôn ngữ hàng ngày, và chứa đựng giá trị nghệ thuật đích thực – sự tinh túy về thẩm mỹ.

      Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin & chức năng thẩm mĩ.

      Phạm vi sử dụng:

      – Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí…); Ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ…); Ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng…)

      – Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn thường được sử dụng trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày…

      1.3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì?

      Là phong cách nổi bật bởi chức năng thẩm mĩ, thể hiện ở ba đăc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.

      2. Đăc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật:

      – Tính hình tượng

      Đây là một trong những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật. Để tạo ra hình ảnh ngôn ngữ, người viết thường sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, thậm xưng, và nhiều hơn nữa. Tính hình ảnh này làm cho cách diễn đạt trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trở nên cụ thể, sống động, sâu sắc và tạo cảm xúc hơn. Từ đó, tính hình ảnh của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ám chỉ cách diễn đạt cụ thể, tác động mạnh mẽ và tạo cảm xúc trong một bối cảnh hoặc tình huống văn học cụ thể.

      Xem thêm:  Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận hay, siêu ngắn

      Trong các tác phẩm văn chương, tính hình ảnh chính là nguồn gốc của tính đa nghĩa trong ngôn từ nghệ thuật. Điều này xuất phát từ việc một từ, một câu, một hình ảnh hoặc thậm chí cả bài viết nghệ thuật có khả năng khơi gợi nhiều ý nghĩa, nhiều tầng lớp khác nhau. Đồng thời, tính đa nghĩa cũng chặt chẽ liên quan đến tính sâu sắc, tức khả năng kích thích những tư duy sâu xa, rộng lớn dựa trên một ít từ ngữ.

      – Tính truyền cảm

      Trong ngôn ngữ nghệ thuật, người viết (hoặc người nói) sử dụng lối diễn đạt không chỉ để thể hiện tình cảm cá nhân mà còn để làm cho người nghe (hoặc người đọc) cảm nhận như mình đang chạm vào cảm xúc khác nhau, từ niềm vui và buồn, sự tức giận và căm ghét, tình yêu thương và cả nỗi đau khổ. Từ đó, khả năng gợi cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật nằm ở việc người viết (hoặc người nói) khéo léo tạo nên một môi trường tương tác, mà người nghe (hoặc người đọc) có thể tham gia và trải nghiệm các tình cảm một cách sống động, giống như trạng thái tinh thần của chính họ. Khả năng này của ngôn ngữ nghệ thuật xuất phát từ việc lựa chọn từ ngữ để mô tả, đánh giá các vật thể và trạng thái tâm trạng một cách chủ quan.

      – Tính cá thể hóa 

      Tính cá thể hóa trong lời nói là một đặc điểm tự nhiên của con người, cho phép chúng ta dễ dàng phân biệt mỗi cá nhân khỏi nhau. Dù ngôn ngữ được dùng chung trong cộng đồng, nó vẫn có khả năng thể hiện giọng điệu độc đáo và phong cách riêng biệt của từng tác giả.

      Tính cá thể hóa của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là ý tưởng dùng để chỉ việc sử dụng ngôn ngữ chung để xây dựng một phong cách độc nhất, không bị nhầm lẫn với người khác hoặc thể loại khác. Tính cá thể hóa hiện diện trong từng tác phẩm và từng tác giả với nhiều khía cạnh đa dạng: từ cách lựa chọn từ ngữ, cấu trúc câu, đến việc tạo ra những đặc điểm riêng trong cách diễn đạt của các nhân vật; từ cách mô tả các hình ảnh nghệ thuật cho đến những đặc trưng riêng trong việc thể hiện từng tình huống, mỗi sự kiện trong tác phẩm,… Tính cá thể hóa là cách để khai thác sự sáng tạo trong ngôn ngữ nghệ thuật, tạo điểm mới mẻ và tránh việc lặp lại và đơn điệu.

      Lưu ý: Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hoá) của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng tính hình tượng được xem là tiêu biểu nhất, vì:

      Xem thêm:  Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ngắn gọn, hay nhất

      – Nó vừa là phương tiện, lại vừa là mục đích sáng tạo nghệ thuật.

      Các đặc điểm khác cũng phần nào được tạo ra bởi tính hình ảnh (trong mỗi hình ảnh ngôn ngữ, đã chứa đựng các yếu tố gợi cảm xúc và truyền đạt; hơn nữa, việc lựa chọn từ ngữ và xây dựng các hình ảnh nghệ thuật đều phản ánh những đặc điểm sáng tạo và cá tính nghệ thuật độc đáo của mỗi tác giả).

      3. Ví dụ về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

      – Khi so sánh Ngô Tất Tố và Nam Cao tuy cùng khai thác hình tượng người nông dân với tình cảnh khốn khổ nhưng đọc tác phẩm của hai nhà văn ta sẽ nhận thấy sự khác biệt về giọng điệu, về ngôn từ miêu tả.

      – Hoặc một ví dụ cụ thể hơn là văn của Vũ Trọng Phụng và Thạch Lam. Đều là những nhà văn nổi tiếng trước cách mạng Tháng 8 năm 1945, sống trong cùng một thời kì nhưng với Vũ Trọng Phụng lại có cách miêu tả theo kiểu châm biếm, mỉa mai còn với Thạch Lam ông đi tìm cái đẹp bình dị trong đời sống thường nhật với ngôn từ giản dị, nhẹ nhàng, bay bổng, đậm chất lãng mạn.

      Ví dụ về tính hình tượng:

      – “Mẹ nghèo như đóa hoa sen

         Năm tháng âm thầm lặng lẽ.”

      (Mẹ – Viễn Phương)

      => Sen trong câu thơ mang tính hình tượng, là biểu tượng về người mẹ tảo tần. => Ngôn ngữ nghệ thuật.

      Ví dụ về tính truyền cảm:

      – “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ hận chưa xả thịt, lột da… quân thù”.

      (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)

      – “Tự nhiên như thế, ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu tiên của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

      (Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)

      Ví dụ về tính cá nhân hóa:

      Cùng viết về mùa thu, nhưng mỗi nhà thơ lại có cách thể hiện khác nhau:

      – “Em không nghe rừng thu

         Lá thu rơi xào xạc

         Con nai vàng ngơ ngác

         Đậu trên lá vàng khô.”

      (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)

      – “Rừng thu trăng rọi hòa bình”

      (Việt Bắc – Tố Hữu)

      – “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

         Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

      Đây mùa thu tới mùa thu tới

      Với áo mơ phai dệt lá vàng”.

        (Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)

      Xem thêm:  Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì? Lấy ví dụ minh họa?

      4. Luyện tập:

      Câu 1: Những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật là: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ,…

      – Ẩn dụ:

      “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

      Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

      (Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

      => Phép ẩn dụ từ “mặt trời” để chỉ Bác Hồ. Bác như vầng dương soi sáng, chỉ đường dẫn lối cho dân tộc Việt Nam…

      – Nhân hóa:

      “Ông trời

      Mặc áo giáp đen

      Ra trận”

      (Mưa – Trần Đăng Khoa)

      => Phép nhân hóa qua từ “ông”, “mặc”, “ra trận” đã góp phần miêu tả sinh động cảnh vật thiên nhiên khi cơn mưa ập tới.

      – So sánh:

      “Con đi trăm núi ngàn khe

      Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm”

      (Ca dao)

      => Phép so sánh (hơn kém) “chưa bằng” cho thấy sự thấu hiểu, biết ơn của người con trước những hi sinh, vất vả của cha mẹ.

      – Hoán dụ:

      “Áo chàm đưa buổi phân li,

      Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

      (Việt Bắc – Tố Hữu)

      => Hoán dụ “áo chàm” (lấy bộ phận để chỉ toàn thể) để chỉ những người dân Việt Bắc lưu luyến, không nỡ rời xa trong cuộc chia tay với cán bộ về xuôi thời kháng chiến chống Pháp.

      Câu 2: Tính hình tượng là đặc trưng tiêu biểu nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vì:

      – Tính hình tượng là phương tiện tái hiện, tái tạo cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan, giúp tác giả bộc lộ tư tưởng, tình cảm và khẳng định chất riêng của mình.

      – Tính hình tượng là đặc thù của văn bản nghệ thuật so với văn bản khác. Đây là điều căn bản để tạo ra tính truyền cảm và tính cá thể hóa.

      Câu 3:

      a. Canh cánh

      b. (1) vãi

      (2) triệt

      Câu 4: So sánh 3 bài thơ viết về mùa thu.

      Cùng viết về mùa thu nhưng mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến đó là mùa thu của làng cảnh Việt Nam với phong thái nhàn tản, ẩn dật của con người muốn xa rời sự ồn ào của cuộc sống. Mùa thu trong thơ của Lưu Trọng Lư đó là mùa thu vàng với âm thanh xao động của cánh rừng vào thu. Còn mùa thu trong thơ Nguyễn Đình Thi là mùa thu độc lập, mùa thu của đất nước sau ngày giải phóng – con người hạnh phúc, như reo vui hạnh phúc cùng với núi sông, Tổ quốc. Như vậy, mỗi thời đại, mỗi lăng kính riêng đã tạo ra những mùa thu thật đặc biệt. Bởi vậy mà cùng viết về đề tài mùa thu nhưng các tác giả không tạo nên sự nhàm chán, lặp lại,…

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì? Lấy ví dụ minh họa? thuộc chủ đề Phong cách ngôn ngữ, thư mục Ngữ văn. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Phong cách nghệ thuật là gì? Một số phong cách nghệ thuật?

      Phong cách mang đến các nét riêng biệt của mỗi con người, sự vật khác nhau. Trong phong cách nghệ thuật, làm nên sự độc đáo của các tác phẩm thể hiện. Các nhà văn, nhà thơ đều có cách triển khai ý tứ, quan điểm khác nhau trong tác phẩm của họ.

      ảnh chủ đề

      Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì? Lấy ví dụ minh họa?

      Phong cách ngôn ngữ báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí. Mời bạn đọc tham khảo bài viết Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì? Lấy ví dụ minh họa để hiểu rõ hơn.

      ảnh chủ đề

      Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì? Lấy ví dụ minh họa?

      Phong cách ngôn ngữ chính luận là một trong những phong cách ngôn ngữ đã được sử dụng từ thời xa xưa, đây là phong cách được sử dụng khá phổ biển trong cuộc sống. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì? Lấy ví dụ minh họa?

      ảnh chủ đề

      Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận hay, siêu ngắn

      Mời các bạn tham khảo bài viết Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận hay, siêu ngắn, đây là phiên bản soạn văn 11 siêu ngắn được các biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng nhất.

      ảnh chủ đề

      Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ngắn gọn, hay nhất

      Hướng dẫn Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ngắn gọn, hay nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Phong cách ngôn ngữ báo chí để chuẩn bị bài và soạn văn 11.

      Xem thêm

      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Trình bày ý kiến về: Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT
      • Phân tích văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư hay nhất
      • Dẫn chứng nghị luận xã hội về sự tự tin trong cuộc sống
      • Soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương ngắn gọn nhất
      • Phân tích Con chim chiền chiện của Huy Cận hay nhất
      • Các bộ đề đọc hiểu bài Tư cách mõ của Nam Cao có đáp án
      • Cảm nhận về nhân vật cô em gái Kiều Phương hay nhất
      • Nghị luận về lối sống chủ động hay và ý nghĩa nhất
      • Phân tích Hoa trái quanh tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường
      • Kể lại một hoạt động xã hội: Cuộc thi tuyên truyền phòng chống ma túy
      • Soạn bài Hai đứa trẻ: Tác giả tác phẩm, bố cục nội dung
      • Phân tích Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng)
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc quận Ninh Kiều (Cần Thơ)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Tịnh Biên (An Giang)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc TP Thuận An (Bình Dương)
      • Các biện pháp chăm sóc cây trồng Công nghệ lớp 7 bài 19
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Sông Hinh (Phú Yên)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Cai Lậy (Tiền Giang)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Đức Huệ (Long An)
      • Điều kiện để tốt nghiệp đại học loại giỏi như thế nào?
      • Xuất hay suất? Sơ xuất hay sơ suất? Xuất quà hay suất quà?
      • Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với một người thân
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Phong cách nghệ thuật là gì? Một số phong cách nghệ thuật?

      Phong cách mang đến các nét riêng biệt của mỗi con người, sự vật khác nhau. Trong phong cách nghệ thuật, làm nên sự độc đáo của các tác phẩm thể hiện. Các nhà văn, nhà thơ đều có cách triển khai ý tứ, quan điểm khác nhau trong tác phẩm của họ.

      ảnh chủ đề

      Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì? Lấy ví dụ minh họa?

      Phong cách ngôn ngữ báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí. Mời bạn đọc tham khảo bài viết Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì? Lấy ví dụ minh họa để hiểu rõ hơn.

      ảnh chủ đề

      Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì? Lấy ví dụ minh họa?

      Phong cách ngôn ngữ chính luận là một trong những phong cách ngôn ngữ đã được sử dụng từ thời xa xưa, đây là phong cách được sử dụng khá phổ biển trong cuộc sống. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì? Lấy ví dụ minh họa?

      ảnh chủ đề

      Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận hay, siêu ngắn

      Mời các bạn tham khảo bài viết Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận hay, siêu ngắn, đây là phiên bản soạn văn 11 siêu ngắn được các biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng nhất.

      ảnh chủ đề

      Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ngắn gọn, hay nhất

      Hướng dẫn Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ngắn gọn, hay nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Phong cách ngôn ngữ báo chí để chuẩn bị bài và soạn văn 11.

      Xem thêm

      Tags:

      Phong cách ngôn ngữ


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Phong cách nghệ thuật là gì? Một số phong cách nghệ thuật?

      Phong cách mang đến các nét riêng biệt của mỗi con người, sự vật khác nhau. Trong phong cách nghệ thuật, làm nên sự độc đáo của các tác phẩm thể hiện. Các nhà văn, nhà thơ đều có cách triển khai ý tứ, quan điểm khác nhau trong tác phẩm của họ.

      ảnh chủ đề

      Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì? Lấy ví dụ minh họa?

      Phong cách ngôn ngữ báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí. Mời bạn đọc tham khảo bài viết Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì? Lấy ví dụ minh họa để hiểu rõ hơn.

      ảnh chủ đề

      Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì? Lấy ví dụ minh họa?

      Phong cách ngôn ngữ chính luận là một trong những phong cách ngôn ngữ đã được sử dụng từ thời xa xưa, đây là phong cách được sử dụng khá phổ biển trong cuộc sống. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì? Lấy ví dụ minh họa?

      ảnh chủ đề

      Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận hay, siêu ngắn

      Mời các bạn tham khảo bài viết Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận hay, siêu ngắn, đây là phiên bản soạn văn 11 siêu ngắn được các biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng nhất.

      ảnh chủ đề

      Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ngắn gọn, hay nhất

      Hướng dẫn Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ngắn gọn, hay nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Phong cách ngôn ngữ báo chí để chuẩn bị bài và soạn văn 11.

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ