Trong một trường học để có thể xây dựng hoạt động trường học rất cần có những người lãnh đạo và quản lý trực tiếp hoạt động giảng dạy và sinh hoạt. Bài viết dưới đây chúng tôi xin đề cập tới nội dung Phó hiệu trưởng là gì? Quy định về điều kiện làm hiệu phó? Mời bạn đọc theo dõi ngay sau đây để biết thêm chi tiết.
Mục lục bài viết
1. Phó hiệu trưởng là gì?
Hiện nay ở các trường học ngoài Hiệu trưởng thì phó hiệu trưởng cũng có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của trường. Có thể hiểu phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng với công việc và nhiệm vụ được giao, Phó hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Mỗi trường tiểu học có từ 1 đến 2 Phó Hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặc công nhận thêm.
2. Quy định về điều kiện làm hiệu phó:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên đã công tác 20 năm. Nhưng đến năm 2009 tôi vỡ kế hoạch sinh con thứ 3. Nhưng trong nhưng năm sinh con thứ 3 tôi vẫn luôn phấn đấu đạt giáo viên dạy giỏi các cấp và danh hiệu chiến sĩ thi đua cho đến thời điểm này là 6 năm liên tục đạt thành tích xuất sắc và có uy tín trong cơ quan và đồng nghiệp. Vậy tôi có đươc đề bạt làm hiệu phó không?
Luật sư tư vấn:
Vì bạn không nói rõ bạn đang muốn đề bạt, ứng cử lên chức hiệu phó của trường tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông nên với mỗi cấp thì nếu được làm chức danh phó hiệu trưởng thì phải đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn của người làm phó hiệu trưởng của từng cấp như sau:
+ Theo Điều 11 Thông tư Số: 32/2020/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Quy định tiêu chuẩn để làm Phó hiệu trưởng của các Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông như sau:
“Điều 11. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng
…
3. Tiêu chuẩn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học
a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học phải đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Hiện nay, pháp luật không còn điều khoản xử phạt vi phạm hành chính do hành vi sinh con thứ 3 nên hành vi này không còn được coi là hành vi vi phạm nữa. Vì vậy, nếu đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn làm phó hiệu trưởng của từng cấp và được cấp có thẩm quyền xem xét theo trình tự, thủ tục thì nếu đáp ứng đủ thì bạn vẫn có quyền được người khác đề bạt hay ứng cử vào chức danh phó hiệu trưởng.
3. Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 điều 11 Thông tư Số: 32/2020/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định cụ thể:
” 4. Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
b) Quy trình bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
c) Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học.”
Như vậy đối với quy định này thì việc bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện cụ thể đó là thẩm quyền thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Tùy từng trường hợp và quy định về cấp trường mà việc bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở và trường phổ thông được phân cụ thể theo quy định của pháp luật.
4. Quy trình bổ nhiệm chức danh phó hiệu trưởng:
4.1. Hồ sơ bổ nhiệm phó hiệu trưởng gồm:
+ Tờ trình về việc bổ nhiệm do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm) hoặc do người đứng đầu bộ phận phụ trách về công tác tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định);
+ Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo
+ Sơ yếu lý lịch viên chức do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4×6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
+
+ Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo đơn vị về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất;
+ Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú;
+ Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị;
+ Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định;
+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm;
+ Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp hoặc cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài cấp phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo chứng nhận;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
Như vậy theo như trên việc bổ nhiệm phó hiệu trưởng phải được thực hiện đầy đủ hồ sơ vì hồ sơ thủ tục là bước quan trọng để xác định cá nhân đó có đủ điều kiện đảm nhiệm chức vụ khi đã có những tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
4.2. Quy trình bổ nhiệm chức danh Phó Hiệu trưởng:
Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019, phó hiệu trưởng là không còn là công chức mà là viên chức quản lý
Điều 46 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy trình bổ nhiệm đối với viên chức quản lý được thực hiện như sau:
Bước 1: Xin chủ trương bổ nhiệm
Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu bổ nhiệm viên chức quản lý phải trình cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm bằng văn bản về chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm.
Bước 2: Thực hiện quy trình bổ nhiệm
Đối với nguồn nhân sự tại chỗ
a. Tập thể lãnh đạo thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.
+ Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ.
+ Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản.
b Tập thể lãnh đạo mở rộng thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín
+ Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; thường vụ cấp ủy cùng cấp; người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc. Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
c. Tập thể lãnh đạo, căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng của viên chức; trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước trên, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
+ Thành phần như bước a
+ Trường hợp nếu kết quả giới thiệu của tập thể lãnh đạo khác với kết quả phát hiện, giới thiệu nhân sự ở bước b thì báo cáo, giải trình rõ với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
d. Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự được tập thể lãnh đạo giới thiệu ở bước 3 bằng phiếu kín.
Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; cấp ủy, trưởng các tổ chức chính trị – xã hội của đơn vị sự nghiệp công lập; người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các bộ phận chuyên môn và đơn vị thuộc và trực thuộc. Đối với đơn vị có số lượng người làm việc dưới 30 người hoặc đơn vị không có tổ chức cấu thành, thành phần tham dự gồm toàn thể viên chức, người lao động trong biên chế làm việc thường xuyên tại đơn vị. Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
e. Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự.
Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác
a. Trường hợp nhân sự do đơn vị sự nghiệp công lập đề xuất thì tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận, thống nhất về chủ trương và chỉ đạo tiến hành một số công việc sau:
– Gặp người được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
– Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, đơn vị nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác về chủ trương bổ nhiệm; lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, đơn vị đối với nhân sự; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch.
– Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy có thể thấy việc bổ nhiệm phó hiệu trưởng được pháp luật quy định rất ro ràng và đầy đủ, theo đó chúng ta thấy khi muốn bổ nhiệm cá nhân nào đó làm phó hiệu trưởng cần phải có đầy đủ hồ sơ và thwucj hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định cụ thể.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Thông tư Số: 32/2020/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.