Nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ? Quyền và nghĩa vụ của người được cấp văn bằng, chứng chỉ? Phó hiệu trưởng có được ký văn bằng khi chưa có hiệu trưởng?
Tóm tắt câu hỏi:
Bên đơn vị tôi đang gặp phải một vấn đề như sau, đơn vị tôi là một trường thuộc hệ trung cấp cảnh sát. Đến thời điểm hiện tại hiệu trưởng của trường đã nghỉ hưu, phó hiệu trưởng đang thực hiện thay hiệu trưởng các hoạt động của cơ quan tại thời điểm này. Nếu như vậy thì phó hiệu trưởng có được ký vào văn bằng mà bên trường cấp cho sinh viên hay không? Mong luật sư tư vấn!
Văn bằng trong hệ thống giáo dục được quy định cấp sau khi người học hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra trình độ tương ứng theo quy định, các loại văn bằng và chứng chỉ thì có các giá trị pháp lý và được quy định cấp theo các cấp bậc học khác nhau do người học lựa chọn cấp học mà có các văn bằng tương ứng. Vậy Phó hiệu trưởng có được ký văn bằng khi chưa có hiệu trưởng? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc về vấn đề này
Cơ sở pháp lý: Thông tư Số: 21/2019/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân
Tổng đài luật sư
1. Nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ
Quy định tại thông tư Số: 21/2019/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân Tại Điều 2. Nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ:
1. Văn bằng, chứng chỉ được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý cho các sở giáo dục và đào tạo, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
2. Văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Quy chế này.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch trong cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
Như vậy, với các văn bằng chứng chỉ sẽ có các cách quản lý khác nhau và có các nguyên tắc đực xác định như Văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần trừ các trường hợp khác và việc cấp văn bằng cần Bảo đảm công khai, minh bạch trong cấp phát văn bằng, chứng chỉ, bởi vì Văn bằng được hiểu là giấy tờ chứng minh, chứng nhận đối với việc tham gia các lớp đào tạo, các chương trình, việc quản lý các văn bằng chứng chủ như trên để đảm bảo chất lượng và sự thống nhất về cấp văng bằng, chứng chỉ.
2. Quyền và nghĩa vụ của người được cấp văn bằng, chứng chỉ
2. 1. Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có các quyền
+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ cấp đúng thời hạn quy định; ghi chính xác, đầy đủ các thông tin trên văn bằng, chứng chỉ; cấp lại văn bằng, chứng chỉ hoặc chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Quy chế này;
+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc khi có nhu cầu.
2.2. Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có các nghĩa vụ sau đây:
+ Cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết để cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ghi nội dung trên văn bằng, chứng chỉ;
+ Kiểm tra tính chính xác các thông tin ghi trên văn bằng, chứng chỉ trước khi ký nhận văn bằng, chứng chỉ;
+ Phải có
+ Giữ gìn, bảo quản văn bằng, chứng chỉ; không được tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trên văn bằng, chứng chỉ; không được cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ;
+ Sử dụng quyết định chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ kèm theo văn bằng, chứng chỉ sau khi được chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ;
+ Trình báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ và
+ Nộp lại văn bằng, chứng chỉ cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi văn bằng, chứng chỉ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp văn bằng, chứng chỉ bị mất, phải cam kết bằng văn bản về việc bị mất văn bằng, chứng chỉ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam kết.
3. Phó hiệu trưởng có được ký văn bằng khi chưa có hiệu trưởng?
Luật sư tư vấn:
Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
+ Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở;
+ Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
+ Bằng tốt nghiệp trung cấp;
+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng;
+ Bằng tốt nghiệp đại học;
+ Bằng thạc sĩ;
+ Bằng tiến sĩ;
Từng loại văn bằng khác nhau sẽ phân cấp thẩm quyền cấp khác nhau, trong trường hợp bên đơn vị bạn, tại thời điểm cấp bằng thì hiệu trưởng nghỉ hưu và phó hiệu trưởng đang thực hiện thay các hoạt động công việc của hiệu trưởng. Tuy nhiên như vậy không đồng nghĩa là phó hiệu trưởng được quyền ký trên văn bằng chứng chỉ. Theo quy định tại thông tư Số: 21/2019/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân như sau: Điều 16. Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ
1. Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:
a) Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện cấp;
b) Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp;
c) Bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học do Hiệu trưởng nhà trường, nơi tổ chức đào tạo các trình độ tương ứng cấp; cơ sở giáo dục đại học có trường đại học thành viên thì Hiệu trưởng trường đại học thành viên cấp bằng tốt nghiệp;
d) Bằng thạc sĩ do Hiệu trưởng trường đại học được phép đào tạo trình độ thạc sĩ cấp; trường hợp viện nghiên cứu khoa học được phép phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ thì Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng thạc sĩ;
đ) Bằng tiến sĩ do Hiệu trưởng trường đại học hoặc viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ cấp.
2. Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên; thủ trưởng cơ sở giáo dục cấp chứng chỉ theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc ban hành.”
Như vậy Bạn nên gửi công văn lên cấp trên xem xét giải quyết trong trường hợp này, xem trách nhiệm, quyền hạn phó hiệu trưởng như thế nào? Đúng theo quy định trên thì chỉ có hiệu trưởng mới có thẩm quyền cấp.
Hơn nữa tại khoản 2 Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ quy định thông tư Số: 21/2019/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân quy định
2. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm:
a) Ban hành quy chế bảo quản, lưu giữ, sử dụng, cấp phát văn bằng, chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ. Quy chế phải quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân và chế tài xử lý khi để xảy ra vi phạm;
b) Tổ chức in, cấp văn bằng, chứng chỉ đúng thẩm quyền và đúng thời hạn theo quy định của Quy chế này;
c) Thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Điều 25 của Quy chế này;
d) Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc theo quy định tại Chương IV của Quy chế này;
đ) Cấp phụ lục văn bằng kèm theo văn bằng giáo dục đại học;
e) Xác minh tính xác thực của văn bằng, chứng chỉ khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
g) Chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 của Quy chế này; cấp lại văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Điều 18 của Quy chế này;
h) Chịu trách nhiệm cá nhân trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về việc quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
Đối với thẩm quyền được cấp văn bàng chứng chỉ trong các trường hợp trường chưa có hiệu trưởng thì khi câp văn bằng chứng chỉ phải Chịu trách nhiệm cá nhân trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về việc quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ đó theo quy định của pháp luật và phải thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là nội dung chúng tôi cung cấp để giải đáp các vấn đề về các thắc mắc được nêu ra đó là Phó hiệu trưởng có được ký văn bằng khi chưa có hiệu trưởng? và kèm theo các thông tin pháp lý liên quan về Phó hiệu trưởng có được ký văn bằng khi chưa có hiệu trưởng theo quy định của pháp luật hiện hành.