Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc khác nhau như thế nào? Ý nghĩa của phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc?
Giáo dục có thể nói là một trong những yếu tố để phát triển một đất nước văn minh và tiếp cận được những nền văn minh hiện đại thế giới. Hiện nay ở nước ta có các chính sách như Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc để có thể áp dụng đưa nền giáo dục toàn diện trong xã hội. Vậy Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc khác nhau như thế nào? Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc có ý nghĩa gì đối với xã hội hiện nay? Dưới đây là thông tin do
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc khác nhau như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điều 14. Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
Như vậy chúng ta có thể thấy như trên pháp luật đã quy định cụ thể về phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc, theo đó:
Phổ cập giáo dục được hiểu là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục tại các cấp học để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật,
Giáo dục bắt buộc là quá trình thực hiện giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện.
Như vậy chúng ta thấy sự khác nhau cơ bản ở đây đó là tính chất giáo dục đối với mỗi đối tượng phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc.
Hiện nay đối với giáo dục bắt buộc thì Nhà nước phải bảo đảm miễn phí và đầu tư đầy đủ các yêu cầu cơ bản cho giáo dục. Việc xã hội hóa giáo dục cần có cơ chế rõ ràng để khuyến khích, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc không thương mại hóa giáo dục và cấm lợi dụng hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi.
Ngoài ra thì Nhà nước còn đề ra những chính sách không thu học phí của người học ở các trường công lập cho nhóm đối tượng trẻ em mầm non 5 tuổi, tiểu học, học sinh trung học cơ sở đã thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục phổ cập và giáo dục bắt buộc. Cụ thể đó là
Với chương trình giáo dục bắt buộc thì học sinh thuộc diện giáo dục bắt buộc không phải nộp học phí. Nhà nước bảo đảm các điều kiện cơ bản để thực hiện giáo dục bắt buộc; ở địa bàn không đủ trường công lập, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ đóng học phí đối với học sinh trong trường tư thục (Điều 97); trách nhiệm của gia đình tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập (Điều 88).
Với chương trình giáo dục phổ cập đối với trẻ em mầm non năm tuổi, học sinh trung học cơ sở ở trường công lập không phải nộp học phí; Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí cho trẻ em mầm non năm tuổi ở trường dân lập, tư thục ở những địa phương không bảo đảm đủ trường công lập. Mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
2. Ý nghĩa của phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
2.1. Đối với phổ cập giáo dục
Phổ cập giáo dục xóa mù chữ
Như chúng ta đã biết thì từ xưa tới nay trên thực tế vẫn có thể thấy đất nước nếu không có giáo dục sẽ không thể phát triển được, nó mang đến tương lai, hạnh phúc của mỗi cá nhân, đồng thời là nhân tố giúp đất nước có “nền móng” vững chắc trong tương lai. Yếu tố đầu tiên trong xóa nạn mù chữ đó là mọi công dân Việt Nam phải biết đọc, biết viết. Mỗi cấp bậc sẽ tương ứng với chương trình học tập riêng, cụ thể như:
Giáo dục mầm non là sự mở đầu sơ khai để trẻ bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời. Việc giáo dục các em nhỏ là điều rất cần thiết, còn có cả chương trình nghiên cứu giáo dục em bé từ trong bụng mẹ gọi là “thai giáo”. Trẻ em như một tờ giấy trắng, nên người hay không thì việc giáo dục từ thuở nhỏ nắm vai trò rất quan trọng. Việc phổ cập giáo dục mầm non sẽ giúp các em từng bước hoàn thiện, thay đổi nhân cách và ý thức ngay từ đầu.
Trong xã hội hiện đại, thế giới ngày một phát triển và đổi mới không ngừng. Việc giáo dục các em nhỏ rất được xem trọng và được nghiên cứu kỹ càng chuyên sâu. Các giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức sao cho phù hợp với tâm lý của trẻ. Phân chia nhiều nhóm và từng lứa tuổi để việc giáo dục các em được hoàn thiện hơn. Ngoài ra các giáo viên được phổ cập chương trình dạy sao cho giúp các em nhỏ bộc lộ được khả năng tư duy, sáng tạo tiềm ẩn của bản thân, mang đến sự hứng thú cho trẻ trong việc tìm kiếm những điều mới mẻ ở thế giới xung quanh. Từ đó giúp trẻ cảm nhận thế giới, biết yêu thương, biết nghe lời, phân biệt đúng sai để tiếp bước trên con đường tìm hiểu sau này.
Phổ cập giáo dục tiểu học
Đối với phổ cập giáo dục có ye nghĩa trong việc tiếp bước chương trình mà các trẻ được tìm hiểu và giáo dục ở mầm non. Giáo dục trẻ toàn diện về các mặt cụ thể như về đạo đức, trí tuệ, thể chất cùng các kỹ năng cơ bản phù hợp lứa tuổi.
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Giáo dục từng cấp bậc đây có thể xem là thừa kế những kiến thức cấp dưới để nối tiếp hoàn thiện cho chương trình mới. Như vậy phổ cập giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh củng cố kiến thức cũ, từ đó đi sâu vào từng môn học. Học sinh được học và tìm hiểu những vấn đề khó hơn của môn học. Những học vấn trung học cơ sở sẽ là nền tảng để các em được học và nghiên cứu chuyên sâu hơn ở các cấp bậc khác, chuyên môn hơn.
2.2. Đối với giáo dục bắt buộc
Thông qua giáo dục bắt buộc chúng ta có thể thấy mục tiêu của việc áp dụng chương trình học bắt buộc này là cung cấp và để có thể trang bị kiến thức, kỹ năng cũng như rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống cho con người để hòa nhập với cộng đồng của mình. Theo đó chúng ta thấy căn bản về mục tiêu giáo dục tương ứng với mỗi thời đại nhất định trong quá trình phát triển xã hội, bao gồm một hệ thống các yêu cầu xã hội cụ thể, các chuẩn mực của một hình mẫu nhân cách cần hình thành ở một người được giáo dục nhất định. Đối với các giai đoạn phát triển xã hội, mục tiêu giáo dục cũng có nhiều thay đổi nên việc giáo dục bắt buộc sẽ giúp cho đất nước phát triển và văn minh hơn.
Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với mỗi con người, trong đó thì thực hiện giáo dục bắt buộc cũng làm nên sự tiến bộ, tiến hóa của loài người so với các loài động vật khác. Có giáo dục và phát triển giáo dục một cách đồng đều thì con người sẽ có trí tuệ, có thể học những kiến thức, kỹ năng để làm tốt một việc nào đó. Giáo dục bắt buộc không chỉ giúp tạo ra một con người mà còn góp phần đổi mới xã hội thông qua những hoạt động, suy nghĩ của các cá nhân trong đó. Tóm lại, giáo dục bắt buộc có vai trò giúp một người có thể hòa nhập vào cộng đồng thông qua các mối quan hệ, hoạt động của bản thân, qua công việc làm.
Thông qua việc trang bị những kiến thức qua quá trình giáo dục mà con người, kỹ năng cho con người, giáo dục giúp một người sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Với giáo dục của mình, con người có khả năng giải quyết vấn đề, có kiến thức về khoa học – xã hội để thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội tốt nhất.
Kết luận: Có thể thấy phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc đều nhằm mục đích để thực hiện quá trình giảng dạy về các kiến thức, kỹ năng và các thói quen giúp hình thành một mẫu người đạt tiêu chuẩn và đáp ứng được về yêu cầu của xã hội. Mục tiêu này hiện nay đang được nước ta hướng tới.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc khác nhau như thế nào” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc.