Hiện nay, trẻ em khuyết tật là nhóm đối tượng mà Đảng và Nhà nước quan tâm đến. Việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định chính là yêu cầu bắt buộc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích cho người khuyết tật. Luật Dương Gia xin gửi đến quý bạn đọc Phiếu xác định mức độ khuyết tật trẻ em dưới 6 tuổi mới nhất được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH.
Mục lục bài viết
1. Phiếu xác định mức độ khuyết tật trẻ em dưới 6 tuổi mới nhất:
Phiếu xác định mức độ khuyết tật trẻ em dưới 6 tuổi mới nhất được ban hành tại Mẫu số 02, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 02/1/2019. Cụ thể như sau:
HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MĐKT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT ĐỐI VỚI TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI
I. Thông tin người được xác định mức độ khuyết tật
– Họ và tên:….
– Sinh ngày…tháng…năm…. Giới tính:….
– Hộ khẩu thường trú: ….
– Nơi ở hiện nay: ….
II. Thông tin người đại diện hợp pháp (nếu có)
Họ và tên: …
– Mối quan hệ với người được xác định khuyết tật: ….
– Số CMND hoặc thẻ căn cước: ….
– Hộ khẩu thường trú: …
– Nơi ở hiện nay: …
– Số điện thoại: …
III. Xác định dạng khuyết tật
STT | Các dạng khuyết tật | Có | Không |
1 | Khuyết tật vận động |
|
|
1.1 | Mềm nhẽo hoặc co cứng toàn thân |
|
|
1.2 | Thiếu tay hoặc không cử động được tay |
|
|
1.3 | Thiếu chân hoặc không cử động được chân |
|
|
1.4 | Yếu, liệt, teo cơ hoặc hạn chế vận động tay, chân, lưng, cổ |
|
|
1.5 | Cong, vẹo chân tay; gù cột sống lưng hoặc dị dạng, biến dạng khác ở đầu, cổ, lưng, tay, chân |
|
|
1.6 | Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng vận động |
|
|
2 | Khuyết tật nghe, nói |
|
|
2.1 | Không phát ra âm thanh, lời nói |
|
|
2.2 | Phát ra âm thanh, lời nói nhưng không rõ tiếng, rõ câu |
|
|
2.3 | Không nghe được |
|
|
2.4 | Khiếm khuyết hoặc dị dạng cơ quan phát âm ảnh hưởng đến việc phát âm |
|
|
2.5 | Khiếm khuyết hoặc dị dạng vành tai hoặc ống tai ngoài ảnh hưởng đến nghe |
|
|
2.6 | Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nghe, nói |
|
|
3 | Khuyết tật nhìn |
|
|
3.1 | Mù một hoặc hai mắt |
|
|
3.2 | Thiếu một hoặc hai mắt |
|
|
3.3 | Khó khăn khi nhìn hoặc không nhìn thấy các đồ vật |
|
|
3.4 | Khó khăn khi phân biệt màu sắc |
|
|
3.5 | Rung, giật nhãn thị, đục nhân mắt hoặc sẹo loét giác mạc |
|
|
3.6 | Bị dị tật, biến dạng ở vùng mắt |
|
|
3.7 | Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nhìn |
|
|
4 | Khuyết tật thần kinh, tâm thần |
|
|
4.1 | Thường xuyên lên cơn co giật |
|
|
4.2 | Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về bệnh thần kinh, tâm thần, tâm thần phân liệt |
|
|
5 | Khuyết tật trí tuệ |
|
|
5.1 | Khó khăn trong việc nhận biết người thân trong gia đình hoặc khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh so với người cùng lứa tuổi |
|
|
5.2 | Chậm chạp, ngờ nghệch hoặc không thể làm được một việc đơn giản (so với tuổi) dù đã được hướng dẫn |
|
|
5.3 | Khó khăn trong việc đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác so với người cùng tuổi do chậm phát triển trí tuệ |
|
|
5.4 | Có kết luận cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về chậm phát triển trí tuệ |
|
|
6 | Khuyết tật khác |
|
|
6.1 | Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về bệnh tê bì, mất cảm giác ở tay, chân hoặc sự bất thường của cơ thể làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hoặc giao tiếp |
|
|
6.2 | Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về bệnh hô hấp hoặc do bệnh tim mạch hoặc do rối loạn đại, tiểu tiện mặc dù đã được điều trị liên tục trên 3 tháng, làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hoặc giao tiếp |
|
|
6.3 | Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về rối loạn phổ tự kỷ hoặc các loại bệnh hiếm |
|
|
IV. Xác định mức độ khuyết tật
STT | Các dấu hiệu | Có | Không |
1 | Khuyết tật đặc biệt nặng |
|
|
1.1 | Mềm nhẽo hoặc co cứng toàn thân hoặc liệt toàn thân |
|
|
1.2 | Thiếu hai tay |
|
|
1.3 | Thiếu hai chân hoặc liệt hoàn toàn hai chân |
|
|
1.4 | Thiếu một tay và thiếu một chân |
|
|
1.5 | Mù hai mắt hoặc thiếu hai mắt |
|
|
1.6 | Liệt hoàn toàn hai tay hoặc liệt nửa người |
|
|
1.7 | Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên mắc một hoặc nhiều loại bệnh: bệnh bại não, não úng thủy, tâm thần phân liệt |
|
|
2 | Khuyết tật nặng |
|
|
2.1 | Không cử động được một tay hoặc không cử động được một chân |
|
|
2.2 | Thiếu một tay |
|
|
2.3 | Thiếu một chân |
|
|
2.4 | Mù một mắt |
|
|
2.5 | Thiếu một mắt |
|
|
2.6 | Câm và điếc hoàn toàn |
|
|
V. Đề xuất kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật:
1. Dạng khuyết tật (Ghi rõ dạng khuyết tật hoặc không khuyết tật):……
2. Mức độ khuyết tật: …
3. Không đưa ra được kết luận về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật:…..
Người ghi phiếu | …., ngày …tháng …năm … |
2. Hướng dẫn Phiếu xác định mức độ khuyết tật trẻ em dưới 6 tuổi mới nhất theo Mẫu số 02:
Đối với trường hợp được đánh giá là “có” ở 1 trong các dấu hiệu của dạng khuyết tật tại Mục III thì kết luận các dạng khuyết tật tương ứng theo quy định của Luật người khuyết tật: khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật khác.
Đối với trường hợp được đánh giá là “không” ở tất cả các dấu hiệu của dạng khuyết tật tại Mục III. Xác định dạng khuyết tật thì đề xuất kết luận ghi không khuyết tật.
– Đối với các trường hợp được đánh giá là “có” ở ít nhất một trong các dấu hiệu của mức độ khuyết tật tại Mục IV. Xác định mức độ khuyết tật thì ở phần đề xuất kết luận sẽ ghi mức độ khuyết tật tương ứng nặng nhất.
+ Trường hợp trẻ em đã xác định được dạng khuyết tật nhưng không thuộc mức độ khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng tại Mục IV. Đề xuất kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật thì quý bạn đọc cần phải đề xuất kết luận ghi là mức độ khuyết tật nhẹ.
+ Trường hợp không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật, dạng khuyết tật nhưng có các dấu hiệu khiến cho sinh hoạt hàng ngày gặp khó khăn hoặc khiến cho việc đọc, viết, tính toán, kỹ năng học tập khác hoặc Hội đồng không thống nhất về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của trẻ em thì Hội đồng chuyển lên Hội đồng Giám định y khoa thực hiện xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật.
3. Phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật trẻ em dưới 16 tuổi mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH về xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi như sau:
Hội đồng căn cứ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật như sau:
– Sử dụng phương pháp xác định mức độ khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
Phương pháp xác định mức độ khuyết tật thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Người khuyết tật năm 2010, cụ thể:
Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện được thực hiện bằng phương pháp quan sát trực tiếp người khuyết tật, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày và các phương pháp đơn giản khác để kết luận mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết.
– Phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ em;
– Sử dụng “Phiếu xác định mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi” theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH, thủ tục xác định mức độ khuyết tật được thực hiện như sau:
– Đối với các trường hợp mà có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật thì người đại diện hợp pháp của người khuyết tật hoặc người khuyết tật phải tiến hành gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
– Kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật trong thời hạn 30 ngày, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, đồng thời tiến hành việc gửi
– Hội đồng xác định mức độ khuyết tật có trách nhiệm thực hiện việc tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, đồng thời lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.
– Kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật trong thời hạn 5 ngày làm việc thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật người khuyết tật 2010;
–