Khái niệm thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự? Quy định về các điều kiện áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn? Quy định về phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn?
Pháp luật tố tụng dân sự được ban hành đã đặt ra những quy định về phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự nhằm mục tiêu xét xử nhanh chóng, khách quan, công bằng, đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự. Hiện nay, trong thực tiễn việc giải quyết vụ việc dân sự cho thấy, có nhiều vụ án dân sự khá đơn giản, nhưng thời hạn giải quyết theo thủ tục chung lại kéo dài một cách không cần thiết. Chính vì thế, các pháp luật tố tụng dân sự đã đưa ra quy định về thủ tục rút gọn, góp phần giúp Thẩm phán có thể giải quyết vụ án nhanh hơn, thuận lợi hơn mà không phải thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục được quy định nhưng vẫn đảm bảo được các mục tiêu do pháp luật tố tụng đã đặt ra. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái niệm thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự:
Thủ tục rút gọn là một chế định mới được quy định lần đầu tiên trong
Điều 316
“Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng dân sự được
2. Quy định về các điều kiện áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn:
Thủ tục rút gọn không áp dụng để giải quyết việc dân sự chỉ áp dụng để giải quyết vụ án dân sự khi vụ án dân sự đó đáp ứng đầy đủ ba điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ Luật tố tụng dân sự với nội dung cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và
– Thứ hai: Các đương sự trong vụ án dân sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng.
– Thứ ba: Không có đương sự thuộc vụ án đang cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Như vậy, thủ tục rút gọn chỉ được tòa án áp dụng để giải quyết những vụ án dân sự đáp ứng các điều kiện nhất định do pháp luật quy định được nêu cụ thể bên trên. Để một vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì đó phải là những vụ án dân sự có tính chất đơn giản, rõ ràng về sự việc và áp dụng pháp luật, bị đơn thừa nhận nghĩa vụ, chứng cứ rõ ràng, đầy đủ và không có yếu tố nước ngoài.
3. Quy định về phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn:
Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định cụ thể tại điều 320 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 với nội dung cụ thể như sau:
“1. Các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.
2. Thẩm phán tiến hành thủ tục khai mạc phiên tòa theo quy định tại Điều 239 của Bộ luật này.
3. Sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành hòa giải, trừ trường hợp không được hòa giải theo quy định tại Điều 206 hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 của Bộ luật này. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này. Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử.
Việc trình bày, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương XIV của Bộ luật này.
4. Trường hợp tại phiên tòa mà phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 của Bộ luật này làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Thẩm phán xem xét, ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 317 của Bộ luật này.”
Theo quy định cụ thể nêu trên, ta hiểu phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn như sau:
Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại Điều 320 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Hiện nay, bởi vì thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là một loại thủ tục đơn giản hóa hơn so với thủ tục thông thường nên một số nguyên tắc hoặc trình tự, thủ tục có thể được lược bỏ hoặc thực hiện ở một mức độ nhất định để nhằm đảm bảo tính chất giản lược và nhanh chóng của việc áp dụng thủ tục rút gọn này.
Thông qua các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn ta nhận thấy, yêu cầu về đảm bảo quyền tham gia phiên tòa của đương sự trong vụ án dân sự đã được giảm nhẹ. Dù việc vắng mặt đương sự tham gia phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất, hay sự vắng mặt của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp, thì phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn vẫn được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Đối với trường hợp bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền triệu tập mà vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.
Tại Khoản 3 Điều 320 Bộ luật tố tụng dân năm 2015 cũng quy định Thẩm phán tiến hành hòa giải trong phiên tòa sơ thẩm dân sự chứ không bắt buộc phải hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm như thủ tục tố tụng thông thường theo quy định của pháp luật. Chính vị thế, sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải cho các đương sự, trừ trường hợp không được hòa giải theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trong trường hợp các đương sự trong vụ án dân sự thỏa thuận với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Đối với trường hợp khi các đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử theo thủ tục rút gọn.
Ngoài ra, cũng theo Khoản 3 Điều 317 và khoản 4 điều 320 Bộ luật tố tụng dân năm 2015 cũng quy định: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Các trường hợp chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường đó là:
– Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
– Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
– Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
– Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
– Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
– Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ một số trường hợp được quy định cụ thể trong pháp luật tố tụng thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Cần lưu ý rằng trong trường hợp Tòa án quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường theo quy định cụ thể tại khoản 4 điều 317 Bộ luật tố tụng dân năm 2015.
Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp phúc thẩm được quy định tại các điều từ 322 đến 324 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó:
– Thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là bảy ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với các đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo theo quy định của pháp luật sẽ được tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho họ hoặc bản án, quyết định được niêm yết.
– Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án.
– Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn là một tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án dân sự đó.
– Trong thời hạn mười năm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, Thẩm phán phải mở phiên tòa phúc thẩm theo đúng quy định pháp luật.
Cần lưu ý rằng, Thẩm phán đảm nhiệm việc áp dụng đối với thủ tục tố tụng dân sự rút gọn. Bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm rút gọn hoặc thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Việc áp dụng thủ tục rút gọn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự có những vai trò quan trọng đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, tạo cơ sở pháp lý để Tòa án có thể giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh trong xã hội mà vẫn bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Việc áp dụng thủ tục rút gọn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự đã giảm nhẹ thời gian, chi phí tố tụng của Tòa án và thời gian, chi phí của các đương sự cho việc tham gia tố tụng tại Tòa án. Không những thế, việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, bất đồng nảy sinh trong xã hội sẽ góp phần ngăn chặn, hạn chế những tác động tiêu cực của vụ việc đó, góp phần ổn định xã hội và cuộc sống của người dân.