Phiên họp Quốc hội là gì? Quốc hội họp bất thường khi nào? Những lưu ý về phiên họp Quốc hội để đảm bảo công tác họp Quốc hội thành công và tốt đẹp.
Mục lục bài viết
1. Phiên họp Quốc hội là gì?
Phiên họp Quốc hội là hội thảo luật dân chủ và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước cũng như của nhân dân. Cùng với đó, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với các hoạt động của các ban ngành, cơ quan nhà nước.
Phiên họp Quốc hội bình thường được tổ chức hai lần trong một năm do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập. Việc triệu tập các phiên họp thường lệ này phải được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và thông báo chậm nhất 30 ngày trước khai mạc kỳ họp. Trong trường hợp họp bất thường thì thông báo trước 7 ngày. Dự kiến chương trình làm việc của các phiên họp phải được gửi đến đại biểu Quốc hội cùng với quyết định triệu tập kỳ họp chậm nhất là 15 ngày trước khi Quốc hội họp. Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng, những dự kiến chương trình này sẽ phải được công bố công khai trên các phương tiện đại chúng.
Đối với phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới phải được triệu tập chậm nhất là hai tháng kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội. Đặc biệt, phiên họp này sẽ được Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc và làm chủ tọa cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu được Chủ tịch Quốc hội khóa mới.
Phiên họp Quốc hội chính là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng của Quốc hội. Đây là nơi để biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực nhà nước của cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Quốc hội là đơn vị tập trung quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền lập hiến và lập pháp. Tại các phiên họp này, Quốc hội sẽ thảo luận về các vấn đề quan trọng của đất nước và nhân dân, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.
2. Lịch họp Quốc hội thường niên:
Quốc hội là đơn vị cơ quan nhà nước nắm quyền lực cao nhất trong lĩnh vực lập pháp và lập hiến. Là một trong những cơ quan đầu não quan trọng, lịch họp thường niên của Quốc hội cũng được chú ý và quan tâm.
2.1. Lịch họp Quốc hội thường niêm theo quy định pháp luật:
Theo khoản 2 Điều 83, Luật
Lịch họp Quốc hội thường niên diễn ra 2 lần một năm do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập.
Và trong trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp Quốc hộ
Như vậy, có thể khẳng định rằng, đối với các trường hợp thông thường, phiên họp Quốc hội sẽ chỉ có 2 lần trong năm.
2.2. Chuẩn bị và triệu tập phiên họp Quốc hội:
Nhằm đảm bảo chất lượng các phiên họp Quốc hội, đương nhiên việc chuẩn bị cho kỳ họp là không thể thiếu. Bước chuẩn bị này đóng một vai trò rất quan trọng cho sự thành công của cả phiên họp.
Chuẩn bị phiên họp Quốc hội sẽ có nhiều hoạt động khác nhau, do nhiều cơ quan đảm nhiệm. Từ khâu xây dựng các dự án trình Quốc hội, điều tra, nghiên cứu, thu thập tình hình thực tế và ý kiến đóng góp của nhân dân về các vấn đề liên quan đến kì họp Quốc hội đều được chuẩn bị một cách chỉn chu và cẩn trọng nhất.
Về việc triệu tập phiên họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội phải dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp trước khi triệu tập. Cùng với đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng phải xem xét kỹ lưỡng đảm bảo công tác chuẩn bị đem lại kết quả tốt nhất, rà soát lại nhằm hạn chế rủi ro tối ưu.
Dự kiến chương trình phiên họp cũng phải được gửi đến các đại biểu Quốc hội theo đúng thời hạn quy định (chậm nhất 30 ngày với họp thường và 7 ngày với họp bất thường)
Cũng tại Điều 83, Luật Hiến pháp 2013 quy định kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới được triệu tập chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa mới.
Tại phiên họp này Quốc hội khóa mới phải bầu ra Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu để tiến hành thẩm tra tư cách của các đại biểu Quốc hội khóa mới. Cùng với đó, Quốc hội khóa mới trong phiên họp đầu tiên cũng sẽ bầu ra các chức danh lãnh đạo cao cấp của Nhà nước bao gồm: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Chánh án
Tại các phiên họp, Quốc hội cũng làm công tác xem xét và thông qua các dự án kế hoạch, dự toán ngân sách, các báo cáo, dự án luật,… rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh của một Nhà nước, một quốc gia.
Trong phiên họp này, Quốc hội sẽ tuân thủ theo một trình tự cụ thể sau đây:
Thứ nhất, thực hiện trình bày các dự án trước Quốc hội. Nêu rõ được các yêu cầu xây dựng dự án, nội dung cơ bản của dự án, các bước chuẩn bị đã tiến hành, tài liệu tham khảo, việc chỉnh lý dự thảo và toàn văn dự án.
Thứ hai, thực hiện thuyết trình việc thẩm tra các dự án, báo cáo ý kiến của Hội đồng dân tộc hay Ủy ban của Quốc hội (đơn vị được giao quyền thẩm tra dự án). Tại bài thuyết trình phải đưa ra được những điểm lợi và hạn chế, những thiếu sót cần khắc phục và phát biểu ý kiến có thể chấp nhận dự án này hay không. Các hạn chế nào được đưa ra thì cần phải nói rõ và những phương án khắc phục đáng thuyết phục.
Thứ ba, Quốc hội xem xét và thảo luận các dự án đảm bảo đưa ra được những ý kiến đại diện cho tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Các đề án cần được xem xét kỹ lưỡng và toàn diện, từ đó lựa chọn được các phương án tối ưu nhất để đi đến biểu quyết.
Thứ tư, sau khi đã bàn bạc, thảo luật về các dự án, Quốc hội đưa ra biểu quyết để thông qua các dự án.
Vấn đề cần biểu quyết và cách biểu quyết do Quốc hội quy định.
Các luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành; trường hợp làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kì của Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (Điều 85 Hiến pháp năm 2013).
3. Quốc hội họp bất thường khi nào?
Căn cứ theo Điều 90
– Quốc hội họp công khai.
Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
– Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.
– Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại kỳ họp Quốc hội theo thủ tục quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/3/2023) cũng quy định về kỳ họp Quốc hội như sau:
– Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật.
– Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức kỳ họp bất thường.
Như vậy, khi được ít nhất một phần ba đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.