Bộ luật hình sự đã quy định về các hành vi, các tội danh liên quan đến hình sự. Để xác định được tội danh thì cần xác định vấn đề khác như việc cấu thành tội phạm gồm có yếu tố khách thể, chủ thể của người gây tội, các lỗi cố ý, vô ý và hành vi thực hiện. Cùng bài viết hiểu về hành vi phi tang là gì? Hành vi phi tang xác nạn nhân cấu thành tội gì?
Mục lục bài viết
1. Phi tang là gì?
Phi tang là làm biến đổi sự vật cho khác biệt với hình thức ban đầu để lẩn tránh việc làm sáng tỏ sự thật. Phi tang là hành vi của người vi phạm pháp luật thủ tiêu tang vật nhằm tránh nguy cơ bị phát giác. Chúng ta có thể thấy hành vi này trong nhiều tính huống ngoài đời sống thực tế thông qua các vụ án đã được giải quyết như cướp tài sản sau đó phi tang xác, phẫu thuật thẩm mỹ nhưng trong quá trình làm khách hàng chết sau đó phi tang trong vụ việc xảy ra ở Thẩm mỹ viện Cát Tường,…. .
2. Hành vi phi tang xác nạn nhân cấu thành tội gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi sau khi gây thương tích làm nạn nhân chết mà không đầu thú mà phi tang xác nạn nhân đi thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Ở đây, hành vi phi tang có thể được thực hiện khi nạn nhân chưa chết hoặc nạn nhân đã chết thì đối tượng thực hiện mới phi tang. Chính vì vậy chúng ta sẽ chia thành 02 trường hợp:
Thứ nhất, nạn nhân được xác định là đã chết trước khi bị phi tang xác.
Hành vi phi tang xác sẽ cấu thành tội danh xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (theo Điều 319
“1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.
Như vậy, căn cứ theo nội dung Điều này có thể thấy, trong những vụ án đã được giải quyết thì đối với hành động phi tang nạn nhân đã chết được thực hiện dưới rất nhiều hình thức như chặt xác phạm nhân ra rồi phi tang thành nhiều nơi khác nhau để làm ảnh hưởng đến việc điều tra. Theo đó, đối với thi thể nạn nhân đã xác định là chết mà người thực hiện còn có các hành vi xâm phạm như vậy sẽ bị xử phạt tùy vào hành vi, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để kết án với mức phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Thứ hai, nếu xét thấy có đầy đủ chứng cứ để khẳng định nạn nhân chưa chết khi bị phi tang thì bạn có thể bị khởi tố theo Tội Giết người theo Điều 123
Theo đó, hành vi phi tang được thực hiện dưới các hình thức được quy định từ nội dung Điều 123 là thực hiện tội phạm một cách man rợ quy định theo điểm i, khoản 1 Điều 123hực hiện tội phạm một cách man rợ.
Về việc thực hiện tội phạm một cách man rợ có thể thấy từ những trường hợp giết người làm cho nạn nhân đau đớn, quằn quại trước khi chết như việc mổ bụng để lấy các nội tạng, nhiều trường hợp do không kiểm chế, làm chủ được hành dộng nhưng cũng có những trường hợp là do cố ý thực hiện như việc moi gan, khoét mắt, chặt chân tay, xẻo thịt, lột da, tra tấn cho tới chết… Các hành vi này khi đưa ra xét xử thì xét căn cứ thấy người phạm tội thực hiện trước khi tội phạm hoàn thành, tức là trước khi nạn nhân bị chết.
Ví dụ: Đối với vụ án đã được pháp luật xử phạt là phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Cát Tường sau khi nạn nhân chết đã vứt xác xuống sông để phi tang hoặc có những vụ án mà người phạm tội sau khi đã giết người, người phạm tội cắt xác nạn nhân ra nhiều phần đem vứt mỗi nơi một ít để phi tang. Tuy nhiên nếu coi cả những hành vi có tính chất man rợ nhằm che giấu Tội giết người cũng là thực hiện tội phạm một cách man rợ thì việc pháp luật quy định trường hợp phạm tội này là phạm tội một cách man rợ là có căn cứ, vì phạm tội bao hàm cả hành vi che giấu tội phạm, còn thực hiện tội phạm mới chỉ mô tả hành vi khách quan và ý thức chủ quan của người phạm tội trong cấu thành tội phạm giết người.
Như vậy, có thể thấy việc giết người phi tang xác và thời điểm phi tang xác là nạn nhân đã chết thì sẽ bị cấu thành tội xâm phạm thi thể còn đối với việc phi tang mà xét thấy nạn nhân chưa chết khi bị phi tang thì sẽ cấu thành tội Giết người. Khi tiến hành giải quyết vụ án thì cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào tình tiết trong vụ án để xem xét áp dụng tăng nặng hay giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội. Trường hợp của bạn không nói rõ hành vi phi tang xác được thực hiện như thế nào thì ngoài trường hợp chúng tôi nêu trên bạn có thể căn cứ hành vi theo các hình thức thực hiện khác được quy định trong tội giết người.
3. Hình phạt đối với tội giết người:
Từ những nội dung ở mục 2 về cấu thành tội giết người thì trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định về hình phạt đối với tội giết người như sau:
Thứ nhất là hình phạt chính đối với Tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Tại khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 quy định những trường hợp giết người bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Tuy nhiên trong xét xử cho thấy, có bị cáo phạm tội giết người chỉ thuộc một trong các trường hợp /quy định tại khoản 1 Điều 123 nhưng vẫn có thể bị phạt tử hình do có 01 tình tiết định khung tăng nặng. Trong khi đó, có bị cáo phạm tội giết người thuộc nhiều trường hợp quy định ở khoản 1 Điều 123 nhưng chỉ bị xử phạt dưới 20 năm tù và cũng có nhiều tình tiết định khung tăng nặng.
Vì vậy, việc xác định mức phạt không nên căn cứ vào số lượng các trường hợp phạm tội mà phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt đối với người phạm Tội giết người.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm Tội giết người theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015,
Đối với Tội giết người theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015
Khoản 2 Điều 123 BLHS quy định: Người nào giết người không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Đây là trường hợp giết người thông thường, không có các tình tiết định khung tăng nặng. Theo đó*, trường hợp phạm tội giết người này chính là cấu thành tội phạm cơ bản của Tội giết người, nhưng do quy định về lập pháp của nước ta về Tội giết người nên nhà làm luật đã xây dựng cấu thành tội phạm tăng nặng trước cấu thành tội phạm cơ bản. Vì vậy, không được coi khoản 2 Điều 123 Bộ luật hình sự là cấu thành tội phạm giảm nhẹ của Tội giết người như trong một số tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.
Nếu người phạm Tội giết người có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì
Nếu người phạm Tội giết người có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 15 năm tù.
Đối với Tội giết người theo quy định tại khoản 3 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: Người chuẩn bị phạm tội giết người, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Chuẩn bị phạm tội giết người ở đây được hiểu là việc tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm giết người.
Thứ hai, đối với hình phạt bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 123 Bộ luật hình sự quy định: Người phạm tội giết người, ngoài các hình phạt chính như đã nêu trên, còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Đây là những hình phạt bổ sung có thể được áp dụng kèm theo hình phạt chính trong những trường hợp cần thiết bởi lẽ với Tội giết người, nếu Toà án áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội thì không thể áp dụng hình phạt bổ sung vì các hình phạt bổ sung là hình phạt phải thi hành sau khi chấp hành xong hình phạt tù, một người đã bị kết án tử hình thì không thể xảy ra trường hợp chấp hành xong hình phạt tù, nếu áp dụng hình phạt bổ sung đối với người bị án tử hình sẽ trở thành vô nghĩa.