Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng ô tô? Mức phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng ô tô?
Pháp luật hiện hành quy định một số trường hợp chuyển nhượng thì cần phải làm thủ tục công chứng như: hợp đồng chuyển nhượng xe ô tô, xe máy, hợp đồng chuyển nhượng tài sản… Theo đó, khi có yêu cầu công chứng thì những người yêu cầu công chứng phải gửi hồ sơ cũng nhưng giấy tờ tài liệu liên quan đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành những trình tự, thủ tục về công chứng theo quy định của pháp luật. Vậy trình tự, thủ tục và mức phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng ô tô được quy định như thế nào?
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 257/2016/TT- BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
– Thông tư 111/2017/TT- BTC ngày 20 tháng 10 năm 2017 quy định về sửa đồi Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
1. Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng ô tô
– Pháp luật quy định về hợp đồng chuyển nhượng xe ô tô là hợp đồng chuyển nhượng tài sản, do đó việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng xe ô tô là bắt buộc và cần thiết, căn cứ tại Điều 40, 41 Luật công chứng 2014 thì có thể thấy được trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng xe ô tô bao gồm những bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người yêu cầu chuẩn bị hồ sơ công chứng bao gồm những loại giấy tờ như sau:
+ Một là, phiếu yêu cầu công chứng( trong phiếu đó có nêu thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo, tên của tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ)
+ Hai là, bản dự thảo hợp đồng, giao dịch
+ Ba là, bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng.( giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu)
+ Bốn là, bản sao những giấy tờ như sau: bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó.
+ Năm là, bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ: Người yêu cầu nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền công chứng theo quy định của pháp luật.
Văn phòng công chứng nhận hồ sơ sẽ kiểm tra, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc chối từ tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định. Theo đó, công chứng viên có nhiệm vụ kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng.
Bước 3: Tiến hành công chứng
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của người yêu cầu thì :
+ Trường hợp 1: Trường hợp hợp đồng do 02 bên soạn sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, nếu thấy trong dự thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc đối tượng của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Đối với trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
+ Trường hợp 2: Trường hợp văn phòng công chứng soạn thảo hợp đồng thì ngay sau khi nhận đủ hồ sơ, công chứng viên sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng theo quy định của pháp luật. Sau đó, người yêu cầu công chứng có nhiệm vụ tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Bước 4: Nộp lệ phí và nhận hợp đồng công chứng
Người đề nghị công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận hợp đồng đã công chứng theo quy định của pháp luật.
2. Mức phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng ô tô
Căn cứ Điều 4 Thông tư 257/2016/TT- BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về mức thu phí, lệ phí. Theo đó, mức thu phí, lệ phí được được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Đối với trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí theo quy định của Thông tư 257/2016/TT- BTC đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối với mỗi hợp đồng, giao dịch khác nhau thì sẽ có những mức thu phí công chứng khác nhau được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị của hợp đồng, giao dịch. Pháp luật định về các mức như sau:
+ Mức thu phí đối với công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất được tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
+ Mức thu phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất được tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
+ Mức thu phí công chứng
+ Mức thu phí công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản được tính dựa trên giá trị di sản.
+ Mức thu phí công chứng hợp đồng vay tiền được tính dựa trên giá trị khoản vay.
+ Mức thu phí công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản được tính dựa trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.
+ Mức thu phí công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh được tính dựa trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT- BTC quy định về mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch, theo đó:
+ Đối với Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch là dưới 50 triệu đồng thì mức thu là 50 nghìn đồng/ trường hợp
+ Đối với Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì mức thu là 100 nghìn đồng/ trường hợp
+ Đối với Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch từ trên 100 triệu đồng đến 0,1 tỷ đồng thì mức thu là 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
+ Đối với Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch từ trên trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng thì mức thu là 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
+ Đối với Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch từ trên trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng thì mức thu là 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng.
+ Đối với Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch từ trên trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì mức thu là 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
+ Đối với Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch từ trên trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng thì mức thu là 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
+ Đối với Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch từ trên trên 100 tỷ đồng thì mức thu là 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).
Qua những phân tích ở trên thì có thể thấy, tuỳ vào giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì sẽ áp dụng những mức thu phí công chứng khác nhau theo quy định của pháp luật. Mức thu phí phụ thuộc vào giá trị tài sả, giá trị hợp đồng và được tính dựa trên những căn cứ đã được quy định. Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch tỉ lệ thuận với mức thu phí công chứng .Nếu giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (chuyển nhượng ô tô) càng lớn thì mức phí công chứng càng lớn, và ngược lại theo quy định của pháp luật.