Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Quy định pháp luật hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Quy định pháp luật hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
1.Đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp:
Đối tượng chịu phí được quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT.
Bao gồm nhóm 15 ngành nghề sau: Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: nông sản, lâm sản, thủy sản; cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá; cơ sở chăn nuôi, giết mổ: gia súc, gia cầm tập trung; cơ sở nuôi trồng thuỷ sản; cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề; cơ sở: thuộc da, tái chế da; ….
2.Mức phí BVMT đối với nước thải công nghiệp:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 25/2013/NĐ-CP:
Đối với nước thải không chứa kim loại nặng tính theo công thức sau:
F = f + C, trong đó:
– F là số phí phải nộp;
– f là mức phí cố định theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng tối đa không quá 2.500.000 đồng/năm;
– C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra; hàm lượng 02 (hai) chất gây ô nhiễm là nhu cầu ô xy hoá học (COD) và chất rắn lơ lửng (TSS).
Đối với nước thải chứa kim loại nặng tính theo công thức:
F = (f x K) + C, trong đó:
– F, f và C như quy định tại Điểm a Khoản 2 đối với nước thải không chứa kim loại nặng.
– K là hệ số tính phí theo khối lượng nước thải chứa kim loại nặng của các cơ sở sản xuất, chế biến theo Danh mục lĩnh vực, ngành sản xuất có nước thải chứa kim loại nặng do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
3.Xác định số phí phải nộp:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT:
Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến không thuộc Danh mục:
– Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 30m3/ngày đêm, chỉ phải nộp phí theo mức cố định f = 1.500.000 đồng/năm;
– Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 30m3/ngày đêm trở lên, ngoài việc phải nộp phí cố định f = 1.500.000 đồng/năm, hàng quý phải nộp phí biến đổi (Cq)
Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc Danh mục:
– Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 30m3/ngày đêm, số phí phải nộp bằng mức phí cố định nhân với hệ số K bằng 2 là: 3.000.000 đồng/năm;
– Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 30m3/ngày đêm trở lên, số phí phải nộp hàng quý được tính theo công thức sau:
Fq = (f x K)/4 + Cq trong đó:
+ Fq là số phí phải nộp trong quý (đồng);
+ f = 1.500.000 đồng;
+ K được xác định theo lượng nước thải trung bình ngày đêm trong quý tính phí;
+ Cq được tính theo công thức quy định tại Điểm a Khoản này.
Xác định lượng nước thải ra:
– Đối với các cơ sở có đồng hồ đo lượng nước thải, lượng nước thải ra được xác định căn cứ vào số đo trên đồng hồ;
– Đối với các cơ sở không có đồng hồ đo lượng nước thải thì lượng nước thải được xác định dựa trên kết quả đo đạc thực tế của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hoặc được tính bằng 80% lượng nước sử dụng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4.Quy định về quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 7 Nghị định 25/2013/NĐ-CP như sau:
– Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí; chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc thẩm định phí, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Phần phí thu được còn lại sau khi trừ (-) đi phần để lại quy định tại Khoản 1 Điều này, đơn vị thu phí có trách nhiệm nộp toàn bộ vào ngân sách địa phương để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương để sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường từ nước thải; tổ chức các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường nước.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Trường hợp xin phép phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường
– Kinh doanh gara ô tô có phải cam kết bảo vệ môi trường?
– Vấn đề bảo vệ môi trường đối với cơ sở bảo dưỡng và rửa xe ô tô
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
–Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí