Bảo hiểm tiền gửi là một hoạt động quan trong trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, đây là một trong các biện pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng và hệ thống ngân hàng hiện nay. Cùng tìm hiểu Phí bảo hiểm tiền gửi là gì? Công thức tính bảo hiểm tiền gửi?
Mục lục bài viết
1. Phí bảo hiểm tiền gửi là gì?
Căn cứ theo quy định
1.1. Phí bảo hiểm tiền gửi là Khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ phải nộp cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để được bảo hiểm cho tiền gửi của khách hàng. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
Theo đó chúng ta có thể hiểu bảo hiểm tiền gửi là một sự bảo đảm cho quyền lợi của người có tiền gửi tiết kiệm theo hợp đồng bảo hiểm. Nếu có rủi ro với đơn vị gửi tiền tiết kiệm như ngân hàng hay tổ chức tài chính thì bên bảo hiểm tiền gửi sẽ tiến hành chi trả theo quy định khi ký kết. Mức chi trả tối đa hiện nay được thực hiện khi có rủi ro xảy ra với sô tiền bảo hiểm theo hợp đồng. Theo đó thì các loại hình bảo hiểm này khác hẳn với các loại bảo hiểm bạn từng nghe thấy như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm du lịch nhằm bảo vệ cho chúng ta trước các rủi ro liên quan đến sức khỏe.
2. Công thức tính phí bảo hiểm tiền gửi:
Phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho mỗi quý (mỗi kỳ) được tính theo công thức sau:
P=((S0 + S3 )/2+ S1 + S2 )/3 x (0,15/100×4)
Trong đó:
– P là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp trong quý thu phí (quý hiện hành);
– S0 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm tiền gửi;
– S1 , S2 , S3 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm ở cuối các tháng thứ nhất, thứ hai, thứ ba của quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm tiền gửi;
– (0,15/100×4) là tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho một quý trong năm.
Theo đó khi tính phí bảo hiểm cần lưu ý thực hiện đúng quy định và căn cứ và cơ sở tính phí bảo hiểm để xác định phí bảo hiểm và căn cứ dựa trên hợ đồng bảo hiểm để tính các loại phí này.
3. Cơ sở tính bảo hiểm tiền gửi:
Tiền gửi được bảo hiểm bao gồm:
– Tiền gửi bằng đồng Việt Nam có trên tài Khoản tiền gửi của khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài Khoản tiền gửi tại Tổ chức tín dụng bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi vốn chuyên dùng;
– Tiền gửi Tiết kiệm bằng đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: tiền gửi Tiết kiệm không kỳ hạn; tiền gửi Tiết kiệm có kỳ hạn; tiền gửi Tiết kiệm khác;
– Tiền mua các giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu …) bằng đồng Việt Nam do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Như vậy chúng ta có thể thấy bảo hiểm tiền gửi có nhiều loại khác nhau trong đó các loại bảo hiểm tiền gửi được bảo hiểm là cơ sở để tính bảo hiểm tiền gưi trong những trường hợp cụ thể sẽ có loại bảo hiểm tiền gửi khác nhau. Như vậy chúng ta thấy vai trò nổi bật của hoạt động bảo hiểm tiền gửi là tác động thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng hướng tới thu hút tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong cộng đồng xã hội trên cơ sở các bên cùng có lợi. Đối với người gửi tiền, hoạt động của bảo hiểm tiền gửi góp phần củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hàng chục triệu người gửi tiền.
Tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền sau đây không được bảo hiểm:
– Tiền gửi của người gửi tiền là cổ đông sở hữu trên 10% vốn Điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
– Tiền gửi của người gửi tiền là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó;
– Tiền gửi dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền thể hiện trên tài Khoản tiền ký qũy bằng đồng Việt Nam bao gồm: Tiền gửi để đảm bảo thanh toán Séc; Tiền gửi để mở Thư tín dụng (L/C); Tiền gửi để bảo đảm thanh toán Thẻ; Ký quý bảo lãnh; Ký quỹ đảm bảo thuê tài chính; Ký quỹ bảo đảm các Khoản thanh toán khác;
– Tiền mua giấy tờ có giá vô danh được tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Như vậy bên cạnh những trường hợp tiền gửi được bảo hiểm cũng có những trường hợp tiền gửi không được bảo hiểm trong các trường hợp chúng tôi nêu như trên sẽ không được bảo hiểm. Nhà nước ban hành chính sách tiền gửi tiết kiệm nhằm mục đích để bảo vệ người gửi tiền tại các ngân hàng và tổ chức tài chính. và đảm bảo cho hệ thống tài chính quốc gia ổn định không bị ảnh hưởng từ đó có thể xây dựng củng cố thị trường tài chính an toàn có tính cạnh tranh công bằng. Quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của mỗi đối tượng tham gia hạng mục tiết kiệm bao gồm: người gửi tiết kiệm, đơn vị nhận gửi tiền tiết kiệm, đơn vị bảo hiểm tiền tiết kiệm.
4. Gửi tiết kiệm online có được bảo hiểm không?
Gửi tiết kiệm online cũng như gửi tiết kiệm truyền thống đều được mặc định có bảo hiểm tiền gửi theo chính sách của nhà nước. Như vậy dù bạn có gửi bằng hình thức nào, số tiền bao nhiêu thì đều được bảo hiểm tiền gửi. Điển hình như tiền gửi ở ngân hàng Timo sẽ được giữ tại ngân hàng Bản Việt và được hưởng bảo hiểm tiền gửi như quy định của pháp luật.
Đó là về ngành ngân hàng, còn với những tổ chức tài chính khác thì chưa chắc chắn. Như vậy, khách hàng cũng có thêm một tiêu chí quan trọng khi quyết định gửi tiết kiệm truyền thống hay gửi tiết kiệm online là cần xem xét xem ngân hàng định gửi tiết kiệm có thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi hay không? Bảo hiểm tiền gửi mang tính xã hội cao vì vậy nó được xếp vào hạng mục hàng hóa công không thuần túy. Người được thụ hưởng lợi ích cao nhất là toàn xã hội.
Tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tiền gửi, không phân biệt hình thức gửi tiền trực tuyến hay gửi tiền trực tiếp, đều được bảo hiểm. Hạn mức, hay số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (bao gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (không phân biệt hình thức gửi tiền) tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm được Thủ tướng Chính phủ quy định tại từng thời kỳ.
Trong đó, theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Luật bảo hiểm tiền gửi , Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi sau đây:
– Tiền gửi tại tổ chức tín dung của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
– Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên hội đồng thành viên, thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
– Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.”
Ngoài ra, như chúng ta biết thì việc bảo hiểm tiền gửi không phải bằng Đồng Việt Nam như trường hợp chúng tôi đã đề cập trong mục Tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền không được bảo hiểm ở trên, theo đó nên tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô, tiền gửi không phải của cá nhân thì không được bảo hiểm.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: