Liên kết là sự nối kết các câu, các đoạn trong văn bản một cách tự nhiên, hợp lí, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu. Để hiểu rõ hơn mời bạn đọc cùng xem bài viết phép liên kết là gì? Các phép liên kết? Ví dụ phép liên kết?
Mục lục bài viết
1. Phép liên kết là gì?
Phép liên kết là sử dụng các từ hoặc tổ hợp từ khác nhau nhưng đều chỉ một đối tượng người, sự vật, hiện tượng cụ thể nhằm bổ sung lẫn nhau ở các câu khác nhau, từ đó tạo ra sự liên kết câu giữa chúng. Liên kết chính là sự sắp xếp các câu và các đoạn trong đoạn văn một cách tự nhiên hợp lý để làm cho văn bản trở nên có ý nghĩa và dễ đọc hơn. Liên kết có ý nghĩa rất lớn, nếu muốn có một đoạn văn hay mà mạch lạc thì người viết cần đảm bảo được sự thống nhất của từng câu từng đoạn trong bài văn đó thì khi ấy mới có thể tạo ra cảm xúc cho bài văn. Phép liên kết giúp cho chúng ta có thể hướng đẫn người phát âm chuyển từ nội dung này sang nội dung kia một cách hợp lí.
2. Các phép liên kết:
2.1. Liên kết nội dung:
Liên kết nội dung hiện nay thì bao gồm liên kết chủ đề và liên kết logic.
– Liên kết chủ đề tức là các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của các văn bản, các câu trong đoạn cũng phải nói về chủ đề chung của đoạn văn
– Liên kết logic: Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
2.1. Liên kết hình thức:
Phép lặp: Phép lặp là việc sử dụng một từ hoặc cụm từ xuất hiện lặp lại ở các câu trong đoạn thơ, đoạn văn. Đây là một trong những kết hợp chính thức của liên kết câu, liên kết đoạn văn. Từ đó thể hiện sự nhấn mạnh về đối tượng, chủ thể hay các đặc điểm được nhắc đến trong câu. Phép lặp hay thường được gọi là lặp từ vựng.
Nó được lặp lại ở câu sau từ trong câu trước để tạo sự liên kết, dùng để liên kết giữa các câu trong văn bản. Trong đó, không bắt buộc các từ ngữ lặp phải xuất hiện ở đầu, giữa hay cuối câu. Nó có thể đứng ở bất kỳ vị trí nào trong câu.
Bạn có thể sử dụng lặp lại cụm từ, lặp lại từ hoặc lặp lại cú pháp. Nội dung này cũng giúp xác định về các dạng phép lặp trên thực tế. Mỗi dạng lại nhấn mạnh về từ ngữ, cụm từ hay cú pháp của câu. Nhờ vậy mà các nội dung được truyền tải gây chú ý hơn đối với người đọc, người nghe.
Phép lặp từ ngữ: Các từ ngữ được sử dụng để lặp lại ở các câu tiếp theo. Sử dụng các từ được lặp lại từ câu này sang câu khác, từ câu trước sang câu sau để tạo sự liên kết giữa các đoạn văn. Như vậy giữa các câu có sự kết nối về mặt nội dung, chủ thể hay đối tượng.
– Ví dụ 1:
“Học tập là một thói quen tốt. Nếu bạn chăm chỉ học tập thì thành công trong tương lai.”
Chúng ta thấy từ “học tập” được lặp lại hai lần. Lần đầu tiên xác định đối tượng, lần thứ hai xác định cách thức và kết quả điều chỉnh của đối tượng đó. Nó giúp người đọc hiểu được tác dụng của việc học tập chăm chỉ và kết quả nhận được.
– Ví dụ 2:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”.
“Trường học của chúng ta” là cụm từ được lặp lại trong đoạn trên. Đây là đoạn văn trích lại lời nói của Bác hồ khi nhận định về vai trò, giá trị của học tập, của các ngôi trường.
Cụm từ trong câu 1: Mang ý nghĩa liệt kê các nhu cầu, định hướng của giáo dục, tham gia học tập.
Dựa trên các thế mạnh đó mà cụm từ được xuất hiện ở câu thứ 2 khẳng định trách nhiệm của trường học trong thời đại của chúng ta. Bởi chúng ta có thế mạnh, chúng ta được may mắn hơn. Các ý nghĩa cũng như giá trị của học tập trong thời đại của chúng ta được nhìn nhận tốt hơn hết.
Phép lặp ngữ âm: Đó là hiện tượng ngắt vần, ngắt nhịp trong các câu văn. Kiểu lặp lại ngữ âm này thường thấy trong các bài thơ và các bài hát nổi tiếng. Các yếu tố lặp lại như vần, nhịp,…
Ví dụ:
“Bánh chưng có lá
Con cá có vây
Ông thầy có sách.”
Ở đây, lặp âm được sử dụng bên cạnh lặp từ “có”. Ý thơ được nói dễ thuộc, dễ nhớ hơn hẳn. Từ đó mà phép lặp giúp chúng ta tiếp cận, hiểu nhanh và nhớ lâu hơn trong nội dung kiến thức cần tiếp thu.
Các cặp điệp âm được ký hiệu giống nhau trong nội dung của đoạn thơ. Trong đó, từ cuối cùng của câu trước được lặp lại ở giữa câu thứ hai. Từ cuối cùng của câu thứ hai lại được lặp lại ở từ giữa câu thứ ba. Do đó mà ta thấy được nét đặc trưng, độc đáo của việc lặp âm, lặp từ.
Phép lặp cú pháp: Các cú pháp được sử dụng trong nội dung các câu giúp mang đến sự đa dạng, độc đáo của việc sử dụng từ.
Bạn tiếp tục sử dụng một loại cấu trúc câu nhất định trong các câu văn, câu thơ tiếp theo. Các cấu trúc có thể sử dụng như Vì… nên….; Không những…… mà còn ……; Tuy …. nhưng…..;
Phép lặp được thực hiện nếu các cấu trúc này xuất hiện ở các câu văn, câu thơ một cách phổ biến. Nó có thể được lặp lại toàn bộ hoặc có thể thay đổi một số câu để tạo sự liên kết giữa các câu hoặc đoạn văn có chứa sự lặp lại đó. Nên chú ý để việc sử dụng phép lặp đảm bảo mục đích, ý nghĩa sử dụng. Tránh việc lạm dụng phép lặp khiến ngữ nghĩa không đảm bảo, câu cú lủng củng, rời rạc.
Ví dụ:
“Bạn có thể không thông minh, nhưng bạn luôn làm việc chăm chỉ và đẩy giới hạn của mình ngày này qua ngày khác. Bạn không thể hát hay, nhưng bạn vẫn chưa muộn.”
Cấu trúc của sự lặp lại là: Có thể không … nhưng …
“Có thể không” chỉ các khả năng khó được thực hiện và thành công trên thực tế. Ở đây, bạn ấy có thể không có được cơ hội hay đặc điểm, khả năng nhất định. Nhưng bạn ấy “có thể” nhìn nhận trên phương diện tích cực hơn về các khả năng đặc biệt khác. Từ đó cũng mang đến các giá trị chứng minh năng lực phù hợp với sức mạnh, những gì mà bạn có.
Phép nối: Phép nối hay phép liên kết nối là phép sử dụng hai nhiều câu nhờ quan hệ từ hay cụm từ có tác dụng chuyển tiếp để liên kết với nhau, thì các liên kết đó được gọi là phép nối hay phép nối để liên kết. Phép nối thường sử dụng một số phương tiện liên kết như sử dụng các quan hệ từ, từ nối, các trợ từ, phụ từ, tính từ, kết ngữ hoặc quan hệ về chức năng cú pháp trong câu. Tóm tắt lại là phép nối để liên kết câu.
3. Ví dụ về liên kết:
Ví dụ 1: Xác định phép liên kết trong các đoạn văn sau:
a. Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước.
(Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)
b. Muốn có được cuộc sống thoải mái, sung sướng là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng của con người. Nhưng chúng ta lại thường không biết dừng lại đúng lúc vì lòng tham của con người là vô đáy, sẽ mang đến những hậu quả khôn lường.
c. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước.
(Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách)
Trả lời:
Phép liên kết trong các đoạn văn.
a. Phép lặp từ ngữ: “vui”, “ta”
b.
– Phép lặp từ ngữ: “con người”
– Phép thế: “chúng ta” thay thế cho “con người”
– Phép nối: “nhưng
c.
– Phép thế: “thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ” thay thế cho “di sản tinh thần của nhân loại”
– Phép lặp từ ngữ: “thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ”.
Ví dụ 2 :Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng để liên kết hai đoạn văn sau:
Thất bại là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống, quan trọng là ta phải biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, đối diện với sự thật và rút ra những bài học kinh nghiệm. Do vậy, đừng vì thất bại mà nản chí, mất niềm tin vào bản thân mình và cuộc sống, hãy biến thất bại thành bàn đạp vươn đến thành công.
Lu-y Pát-xơ-tơ (Louise Pasteur) – nhà khoa học nổi tiếng thế giới, người có công lao vĩ đại trong việc tìm ra vắc – xin (vaccine) phòng dại đã từng chỉ là sinh viên bình thường trong số những sinh viên chưa tốt nghiệp, từng xếp hạng 15/22 ở môn Hóa. Ông cũng phải nếm mùi thất bại và khó khăn khi công bố phát minh của mình về sự tiệt trùng. Người đương thời không công nhận ông. Nhưng điều kì diệu là ông luôn có niềm tin mãnh liệt vào bản thân mình và sự đúng đắn của khoa học, luôn rút ra kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại. Sự kiên nhẫn và niềm tin ấy đã làm cho tên tuổi của ông tỏa sáng mãi trong lịch sử văn minh nhân loại.
(Kim Thị Mùa Đông, Đừng sợ thất bại)
Đoạn văn sử dụng phép lặp từ ngữ: “thất bại”, “kinh nghiệm”, “niềm tin vào bản thân”.