Phenol là hóa chất màu trắng, dạng tinh thể rắn dễ bay hơi. Hơn nữa, khi sử dụng phenol phải cẩn thận vì nó có tính axit khi tiếp xúc với da có thể bị bỏng. Để hiểu rõ hơn về chất này, mời các bạn tham khảo bài viết Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
Câu hỏi: Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaCl
B. HCl
C. NaHCO3
D. KOH
Đáp án cần chọn là: D
Lời giải: Phenol có tính axit yếu nên có thể phản ứng với bazo mạnh là KOH.
2. Tính hóa học của Phenol:
* Tính chất của nhóm OH
– Phenol tác dụng với kim loại kiềm (Phenol + Na):
C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2
→ Phản ứng này dùng để phân biệt phenol với anilin.
– Phenol tác dụng với dung dịch kiềm (phenol + NaOH):
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
– Ancol không có phản ứng này chứng tỏ H của phenol linh động hơn H của Ancol và chứng minh ảnh hưởng của gốc phenyl đến nhóm OH. Phenol thể hiện tính axit nhưng là axit rất yếu không làm đổi màu quỳ tím, yếu hơn cả axit cacbonic.
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3
→ Phản ứng này dùng để tách phenol khỏi hỗn hợp anilin và phenol sau đó thu hồi lại phenol nhờ phản ứng với các axit mạnh hơn (Phenol + HCl):
C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl
– Phenol bị CO2 đẩy ra khỏi muối → phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic → phenol không làm đổi màu quỳ tím. (dùng axit mạnh đẩy axit yếu ra khỏi muối để chứng minh trật tự tính axit của các chất). Phản ứng này cũng chứng minh được ion C6H5O– có tính bazơ.
* Phản ứng thế vào vòng benzen
– Thế Brom: phenol tác dụng với dung dịch brom tạo 2,4,6 – tribromphenol kết tủa trắng (phenol+Br2):
→ Phản ứng này dùng để nhận biết phenol khi không có mặt của anilin và chứng minh ảnh hưởng của nhóm OH đến khả năng phản ứng của vòng benzen.
– Thế Nitro: phenol tác dụng với HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo 2,4,6 – trinitrophenol (axit picric):
C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O
Chú ý: Ngoài phenol, tất cả những chất thuộc loại phenol mà còn nguyên tử H ở vị trí o, p so với nhóm OH đều có thể tham gia vào 2 phản ứng thế brom và thế nitro.
* Phản ứng tạo nhựa phenolfomanđehit
– Phenol + HCHO trong môi trường axit tạo sản phẩm là nhựa phenolfomandehit.
nC6H5OH + nHCHO → nH2O + (HOC6H2CH2)n
– Chuỗi phản ứng tạo nhựa novolac
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1: Phenol không phản ứng với chất nào sau đây ?
A. Na
B. NaOH.
C. NaHCO3
D. Br2.
Đáp án: C
Câu 2: Cho các phát biểu sau về phenol:
(a) Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.
(b) phenol tan được trong dung dịch KOH.
(c) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.
(d) phenol phản ứng được với dung dịch KHCO3 tạo CO2.
(e) Phenol là một ancol thơm.
Trong các trường hợp trên, số phát biểu đúng là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4.
Đáp án: C
Câu 3: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen, có công thức phân tử C7H8O, phản ứng được với dung dịch NaOH. Số chất thỏa mãn tính chất trên là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2.
Đáp án: A
Câu 4: Hợp chất hữu cơ X( phân tử chứa vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2. Khi X tác dụng với Na dư, số mol H2 thu được bằng số mol X tham gia phản ứng. Mặt khác, X tác dụng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ số mol 1 : 1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C6H5CH(OH)2
B. HOC6H4CH2OH
C. CH3C6H3(OH)2
D. CH3OC6H4OH.
Đáp án: B
Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng với natri (dư) thu được 3,36 lít khí hi đro (đktc). Nếu hỗn hợp X trên tác dụng với nước brom vừa đủ, thu được 19,86 gam kết tủa trắng 2,4,6-tribromphenol. Thành phần phần trăm theo khối lượng của phenol trong hỗn hợp làD. 53,06
A. 66,2%
B. 46,94%
C. 33,8%
D. 53,06 %
Đáp án: C
nC2H5OH + nC6H5OH = 0,3 mol
nC6H5OH = nC6H2Br3OH = 0,06 mol
%mC6H5OH = 33,8%
Câu 6: Hai chất X, Y là đồng phân của nhau, đều có chứa vòng bennzen và có công thức phân tử là C7H8O. Cả X, Y đều tác dụng với Na giải phóng H2, Y không tác dụng với dung dịch Br2. X phản ứng với nước brom theo tỉ lệ mol 1 : 3 tạo kết tủa X1 (C2H5OBr3). Các chất X và Y lần lượt là
A. m-crezol và metyl pheny ete.
B. m-crezol và ancol benzylic
C. p-crezol và ancol benzylic.
D. o-crezol và ancol benzylic.
Đáp án: B
Câu 7: Một hỗn hợp gồm 25 gam phenol và benzen khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là
A. 9,4 gam
B. 0,625 gam
C. 24,375 gam
D. 15,6 gam
Đáp án: A
mphenol = 25 – 0,8.19,5 = 9,4 (gam)
Câu 8: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khí X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđro bằng số mol của X đã phản ứng. Số đồng phân của X (chưa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên là
A. 7
B. 9
C. 3
D. 10
Đáp án: B
Câu 9: Dung dịch A gồm phenol và xiclohexanol trong hexan (làm dung môi). Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau:
– Phần một cho tác dụng với Na (dư) thu được 3,808 lít khí H2 (đktc).
– Phần hai phản ứng với nước brom (dư) thu được 59,58 gam kết tủa trắng.
Khối lượng của phenol và xiclohexanol trong dung dịch A lần lượt là:
A. 25,38g và 15g
B. 16g và 16,92g
C. 33,84g và 32g
D. 16,92g và 16g
Đáp án: C
Gọi số mol trong 1/2 dd A là: nC6H5OH = x mol; nC6H11OH = y mol
nH2 = 1/2. nC6H5OH + 1/2. nC6H11OH = 0,17 mol ⇒ x + y = 0,34 mol
n↓ = nC6H2OHBr3 = nC6H5OH = 0,18 mol ⇒ x = 0,18 ⇒ y = 0,16
⇒ mphenol = 0,18.94.2 = 33,84g; mxiclohexanol = 0,16.100.2 = 32g
Câu 10: Để nhận biết ba lọ mất nhãn: phenol, stiren, ancol benzylic, người ta dùng một thuốc thử duy nhất là:
A. Na
B. Dung dịch NaOH
C. Nước brom
D. Ca(OH)2
Đáp án: C
Dùng nước brom, chất nào làm mất màu dung dịch brom ⇒ stiren; chất nào tạo kết tủa trắng với nước brom ⇒ phenol; còn lại không hiện tượng gì là ancol benzylic
Câu 11: Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ rằng
A. Phenol có nguyên tử hiđro linh động.
B. Phenol có tính axit.
C. ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc –C6H5 trong phân tử phenol
D. ảnh hưởng của gốc –C6H5 đến nhóm –OH trong phân tử phenol
Đáp án: C
Câu 12: Một dd X chứa 5,4 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dd X phản ứng với nước brom (dư), thu được 17,25 gam hợp chất chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử chất đồng đẳng của phenol là
A. C7H7OH
B. C8H9OH
C. C9H11OH
D. C10H13OH
Đáp án: A
X + 3Br2 → Y + 3HBr
Ta có 1 mol X → 1mol Y tăng 237g
5,4g X → 17,25g Y tăng 11,85g ⇒ nX = 11.85 : 237 = 0,05
⇒ MX = 5,4 : 0,05 = 108 ⇒ X là C7H7OH
Câu 13: Khi thổi khí CO2 dư vào dd C6H5ONa muối vô cơ thu được phải là NaHCO3 vì:
A. phênol là chất kết tinh, ít tan trong nước lạnh.
B. tính axit của H2CO3 > C6H5OH > HCO3–.
C. CO2 là một chất khí.
D. Nếu tạo ra Na2CO3 thì nó sẽ bị CO2 dư tác dụng tiếp theo phản ứng: Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3.
Đáp án: B
Ta có H2CO3 có Ka 1 = 4,2 x 10-7; Ka 2 = 4,8 x 10-11; C6H5OH có Ka = 1,047 x 10-10
→ tính axit của H2CO3 > C6H5OH > HCO3–
Câu 14: Hãy chọn các phát biểu đúng về phenol (C6H5OH):
(1). phenol có tính axit nhưng yếu hơn axit cacbonic;
(2). phenol làm đổi màu quỳ tím thành đỏ;
(3). hiđro trong nhóm –OH của phenol linh động hơn hiđro trong nhóm –OH của etanol,như vậy phenol có tính axit mạnh hơn etanol;
(4). phenol tan trong nước (lạnh ) vô hạn vì nó tạo được liên kết hiđro với nước;
(5). axit picric có tính axit mạnh hơn phenol rất nhiều;
(6). phenol không tan trong nước nhưng tan tốt trong dd NaOH.
A. (1), (2), (3), (6).
B. (1), (2), (4), (6).
C. (1), (3), (5), (6).
D. (1), (2), (5), (6).
Đáp án: C
(2) sai vì phenol có tính axit rất yếu nên không làm đổi màu quỳ tím.
(4) sai vì phenol tan ít trong nước lạnh, tan vô hạn ở 66oC, tan tốt trong etanol, ete và axeton,…
Có 4 phát biểu đúng là (1), (3), (5), (6)
Câu 15: Cho các chất: phenol, p-metylphenol, p-nitrophenol và axit picric. Tính axit giảm dần theo thứ tự nào sau đây:
A. axit picric > phenol > p – nitrophenol > p – metylphenol
B. axit picric > p – nitrophenol > phenol > p – metylphenol
C. p – metylphenol > phenol > p – nitrophenol > axit picric
D. p – metylphenol > p – nitrophenol > phenol > axit picric
Đáp án: B
axit picric có 3 nhóm NO2 hút e mạnh nên làm tăng tính axit nhiều nhất. Tiếp theo là p-nitrophenol với 1 nhóm hút e.
p-metylphenol có nhóm CH3 đẩy e làm giảm tính axit nên yếu nhất
Vậy axit picric > p-nitrophenol > phenol > p-metylphenol
THAM KHẢO THÊM: