Hiện nay có thể thấy vấn đề liên tục xuất hiện đó là sự biến đổi của khí hậu gây ra những hậu quả cho thấy sự biến đổi khí hậu diễn biến bất thường để có thể hạn chế mức thấp nhất và sự ảnh hưởng tới môi trường cần có những giải pháp thiết thực một trong số đó chính là giảm phát thải khí nhà kính.
Mục lục bài viết
1. Phát thải khí nhà kính là gì?
Ở Việt nam hiện nay hiện tượng biến đổi khí hậu đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng, có thể nói đây là một thách thức lớn đối với toàn nhân loại. Nguyên nhân chính được ghi nhận là do lượng phát thải khí nhà kính không có xu hướng giảm trong những năm qua. Theo đó nếu trường hợp tình trạng này còn gia tăng, nó sẽ làm nặng nề thêm những thay đổi của khí hậu toàn cầu cũng như gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với tự nhiên và con người theo đó chúng ta nên có các giải pháp để giảm phát thải nhà kính.
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ
2. Các lĩnh vực phát thải khí nhà kính:
Năng lượng là một trong những nguồn phát thải khi nhà kính lớn nhất hiện nay. Lĩnh vực này thường đóng góp đến trên 90% lượng CO2 và 75% lượng khí nhà kính khác, phát thải ở các nước đang phát triển. 95% các khí từ ngành năng lượng là CO2, còn lại là CH4 và NO với mức tương đương. Phát thải trong lĩnh vực năng lượng chia thành 3 nhóm: Phát thải do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (trong các ngành công nghiệp năng lượng, hoạt động giao thông vận tải,…; Phát thải tức thời (tức là lượng khí, hơi thải ra từ các thiết bị nén do rò rỉ, không mong muốn hoặc không thường xuyên từ quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển nhiên liệu,…; Hoạt động thu hồi và lưu trữ các bon. Trong đó, phát thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch đóng góp đến 70% tổng lượng phát thải, tiêu biểu là từ các nhà máy điện và nhà máy lọc dầu.
Quy trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm: Phát thải từ lĩnh vực IPPU phát sinh trong các quy trình xử lý công nghiệp. Việc sử dụng khí nhà kính trong các sản phẩm và sử dụng các bon trong các nhiên liệu hóa thạch không nhằm mục đích sản xuất năng lượng. Trong đó, nguồn phát thải chính là các quy trình công nghiệp xử lý nguyên liệu về mặt hóa học hoặc vật lý. Bởi ở các quy trình này, nhiều loại khí nhà kính đã được tạo ra, bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs và PFCs.
Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất: Các nguồn chủ yếu gây phát thải bao gồm: Phát thải CH4 và N2O từ chăn nuôi, trồng lúa nước, đất canh tác nông nghiệp, hoạt động đốt trong sản xuất nông nghiệp; Phát thải/hấp thụ CO2 trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất. Nói chung, lĩnh vực AFOLU đóng góp khoảng 30% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, chủ yếu là do CO2 phát thải từ những thay đổi trong sử dụng đất (phần lớn là do phá rừng nhiệt đới) và CH4, N2O từ trồng trọt và chăn nuôi gia súc.
Chất thải: Các loại khí nhà kính có thể phát sinh trong lĩnh vực chất thải bao gồm: CO2, CH4 và N2O. Các nguồn phát sinh chính được ghi nhận là: chôn lấp chất thải rắn; xử lý sinh học chất thải rắn; thiêu hủy và đốt mở chất thải, xử lý và xả nước thải. Thông thường, CH4 phát thải từ các bãi chôn lấp chất thải rắn, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng lượng khí nhà kính của lĩnh vực này. CH4 trong xả và xử lý nước thải cũng đóng một vai trò tương đối quan trọng. Bên cạnh đó, xả thải, xử lý chất thải rắn và nước thải cũng đồng thời tạo ra các hợp chất hữu cơ, dễ bay hơi không metan, NOx, CO và NH3. NOx chủ yếu sinh ra khi đốt chất thải, còn NH3 sinh ra trong quá trình compost. Hai hợp chất này có thể gián tiếp tạo ra N2O. Tuy nhiên, lượng N2O chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, không đáng kể.
3. Giải pháp giảm phát thải nhà kính?
– Để giảm phát thải nhà kính cần thực hiện đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính. Theo đó, cùng với đề xuất các nhóm giải pháp trong hoạt động chôn, đốt rác thải, nước thải công nghiệp, sinh hoạt, hoạt động chăn nuôi, thành phố còn khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Cùng với đó, triển khai các dự án hạn chế phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực: Quy hoạch đô thị, năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, y tế, nông nghiệp, du lịch…
– Việc chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền và đẩy mạnh tập huấn, phổ biến thông tin về áp dụng sản xuất sạch hơn và hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho 50 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố. Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn đã tiết kiệm 8-10% mức tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng trên đơn vị sản phẩm. Bên cạnh đó thì trong khuôn khổ chương trình hành động còn góp phần làm tăng thêm 20% các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Theo đó có thể thấy một trong những giải pháp được đánh giá cao đó là cần phải thực hiện công tác chỉ đạo, tại các tòa nhà, các khu đô thị mới, ngay khi thiết kế quy hoạch kiến trúc phải thiết kế lắp đặt hệ thống đèn led tiết kiệm điện, thiết kế kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường. Còn trong công tác tác quan trắc, giám sát chất lượng môi trường và kiểm soát nguồn chất thải ô nhiễm môi trường, trên địa bàn thành phố đã đưa vào vận hành 10 trạm quan trắc không khí tự động; tổ chức quản lý, vận hành 06 trạm quan trắc nước mặt tự động. Cần phải có các phương án của cơ quan có thẩm quyền như Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban nhân dân thành phố cũng đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường là chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư hệ thống mạng quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố. Trên thực tế hiện nay cho thấy sở đang triển khai, bảo đảm tiến độ đưa vào khai thác trong năm 2020 gồm có mạng lưới 33 quan trắc môi trường không khí, 12 trạm quan trắc môi trường nước. Bên cạnh đó có thể thấy vấn đề, cải tạo, nâng cấp trạm quan trắc không khí cố định tại Minh Khai; xây dựng trung tâm điều hành và quản lý dữ liệu tài nguyên và môi trường tại Chi cục Bảo vệ môi trường …
Giải pháp cho các ngành công nghiệp để có thể giảm phát thải khí nhà kính trong hoạt động sản xuất công nghiệp của các nhà máy, làng nghề, các ngành chức năng đã yêu cầu, hỗ trợ các cơ sở sử dụng lò hơi đốt than phải đầu tư hệ thống xử lý khí thải đảm bảo đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường và quan trắc khí thải định kỳ theo quy định của pháp luật, theo đó thì các cơ sở có nguồn khí thải lưu lượng lớn bắt buộc phải đầu tư hệ thống quan trắc tự động, liên tục để đảm bảo các yếu tố bảo vệ môi trường tốt nhất. Bên cạnh đó thì trong hoạt động của ngành Nông nghiệp cân thực hiện hướng dẫn và hỗ trợ các trang trại chăn nuôi đầu tư hệ thống hầm biogas xử lý chất thải của gia súc, gia cầm tận dụng khí để phục vụ sinh hoạt, vì chất thải cũng là vấn đề quan trọng nếu không được xử lý đúng cách, thực hiện hướng dẫn bà con nông dân tiến hành cày lật ngay tại ruộng giúp giảm tình trạng đốt rơm rạ sau các vụ thu hoạch. Để giảm khí CH4, CO, CO2… trong hoạt động chôn lấp hợp vệ sinh và đốt rác thải, Sở Tài nguyên và Môi trường cần ra các yêu cầu các địa phương, đơn vị đầu tư hệ thống xử lý khí thải tạo các khu xử lý rác theo quy định.
Kết luận: Hiện nay có thể thấy được thực trạng phát thải khí nhà kính đang ảnh hưởng tới Việt nam, theo đó thì việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác giảm lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu cũng như hiểu rõ mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia, Việt Nam đã ủng hộ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và chủ động tham gia các thỏa thuận pháp lý liên quan đến giảm nhẹ biến đổi khí hậu.