Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc áp dụng chế tài xử phạt đối với vi phạm hành chính không thể được áp dụng tùy tiện mà phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.
Mục lục bài viết
1. Phạt là gì?
Phạt là chế tài mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật. Hình thức của phạt rất đa dạng, có thể kể đến như phạt tiền, phạt cảnh cáo, các hình phạt,… Khi một người phạm lỗi (cụ thể ở đây là vi phạm pháp luật) thì việc áp dụng các chế tài xử lý đối với họ nhằm mục đích răn đe, giáo dục để người này có thể sửa chữa, khắc phục những lỗi lầm do họ gây ra và có ý thức về lối sống tuân thủ pháp luật tốt hơn.
2. Xử phạt là gì?
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Ví dụ: A có hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép cũng không có tín hiệu báo trước nên bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt 500.000 đồng.
– Phạt tiếng anh là “Funish“.
– Xử phạt tiếng Anh là “Penalize“.
3. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính:
Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốt đòi hỏi phải tuân theo. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính là hệ thống các quan điểm mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo trong quá trình tham gia vào hoạt động hành chính nhà nước mà cụ thể là xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, tại khoản 1 Điều 3
Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống, thiết lập trật tự xã hội thông qua hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Vi phạm hành chính tức là sự phá vỡ trật tự xã hội do nhà nước thiết lập đồng thời xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Chính vì vậy, việc phát hiện vi phạm hành chính để ngăn chặn kịp thời giúp tái thiết lập lại trật tự xã hội đó cũng như ngăn ngừa, hạn chế những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Vi phạm hành chính cũng cần phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời bởi lẽ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính làm cho hành vi này rất dễ chuyển hóa thành tội phạm. Ví dụ trong trường hợp hành vi vượt đèn gây ra tai nạn chết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ.
Bên cạnh việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời, vi phạm hành chính còn phải bị xử lý nghiêm minh, áp dụng cho mọi người, không phân biệt đối xử, ai cùng như ai và trong mọi trường hợp. Xuất phát từ tính chất tương xứng của chế tài với hành vi vi phạm mà việc xử phạt một cách công bằng, không quá nặng cũng chẳng quá nhẹ, đảm bảo giá trị trừng trị người vi phạm, đồng thời cũng mang tính giáo dục chung đối với tất cả mọi người. Trường hợp xử lý quá nhẹ có thể dẫn đến sự coi thường pháp luật, không mang tính răn đe, dẫn đến người bị xử phạt có xu hướng tái phạm. Còn ngược lại nếu xử lý quá nặng sẽ gây bức xúc cho người bị xử phạt, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Vi phạm hành chính trong một số trường hợp có thể gây ra những hậu quả nhất định và việc khắc phục hậu quả này là hết sức cần thiết nhưng cần phải tuân theo những quy định của pháp luật. Khoản 1 Điều 28
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
Vi phạm hành chính là hành vi có tính nguy hiểm thấp hơn tội phạm nên chế tài xử phạt cũng ít nghiêm khắc hơn và quy trình giải quyết cũng vì thế mà được tiến hành một cách nhanh chóng, không phải trải qua những giai đoạn tố tụng trải dài phức tạp.
Bên cạnh đó, việc xử phạt vi phạm hành chính cũng cần được thực hiện công khai. Có như thế thì việc phát hiện, kiểm soát các vi phạm mới được thực hiện một cách dễ dàng, hạn chế những sai phạm xảy ra trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính. Việc xử phạt vi phạm hành chính còn được thực hiện khách quan, đảm bảo xử phạt chính xác, đúng người, đúng vi phạm.
Vi phạm hành chính do người có thẩm quyền xử phạt. Tùy từng loại vi phạm, mức phạt khác nhau mà thẩm quyền xử phạt cũng khác nhau, thể hiện cụ thể ai được quyền xử phạt và được xử phạt những hành vi vi phạm nào. Việc xử phạt cũng phải đảm bảo công bằng, không phân biệt đối xử, ai vi phạm cũng đều phải bị xử phạt, vi phạm giống nhau thì bị xử phạt giống nhau nhưng có tính đến các yếu tố đặc thù về người vi phạm, điều kiện hoàn cảnh,…
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
Theo đó, nguyên tắc này đòi hỏi trước khi ra quyết định xử phạt, những người có thẩm quyền cần phải xem xét đầy đủ các yếu tố như tính chất của vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, mức độ cũng như hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Trường hợp vi phạm do nhiều người gây ra thì người có thẩm quyền cần phải đánh giá đúng mức độ lỗi của từng người tham gia thực hiện hành vi để từ đó có thể đưa các biện pháp cũng như mức phạt hợp lý. Nguyên tắc này bảo đảm hình thức, mức xử phạt hoàn toàn tương xứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm.
Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định; một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần; nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Việc đánh giá một hành vi có phải là vi phạm hành chính hay không thì không thể dựa vào ý chí chủ quan của người có thẩm quyền áp dụng quyết định mà phải do pháp luật trong mỗi lĩnh vực cụ thể quy định.
Ví dụ: Nghị định 100/NĐ-CP quy định chung về hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông với mức phạt là như nhau, cụ thể:
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6).
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 ).
Đối máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Để xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt phải chứng minh được cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện hành vi vi phạm trên thực tế. Nếu không chứng minh được thì không thể xử phạt và muốn xử phạt về hành vi vi phạm nào thì phải chứng minh có hành vi đó. Có như vậy, người có thẩm quyền mới có thể biết được cần xử phạt ai và xử phạt như thế nào để tránh sai sót.
Quyền chứng minh mình không có lỗi, không vi phạm là một trong những quyền cơ bản của mỗi người. Theo đó, khi bị xử phạt hành chính thì người bị áp dụng có quyền tự mình hoặc có thể thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính bằng cách đưa ra những căn cứ xác đáng.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đây được xem là một trong những quy định mới của Luật xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, đối với cùng một hành vi vi phạm về cùng lĩnh vực với mức độ vi phạm như nhau, trong điều kiện hoàn cảnh giống nhau thì tổ chức bị áp dụng mức phạt tiền gấp đôi so với cá nhân.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;