Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Phát hành trái phiếu là gì? Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp?

Tư vấn pháp luật

Phát hành trái phiếu là gì? Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp?

  • 06/08/202206/08/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    06/08/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Phát hành trái phiếu là gì? Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp?

    Thị trường trái phiếu đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu huy động vốn của Chính phủ, chính quyền địa phương, các ngân hàng chính sách và doanh nghiệp thông qua hoạt động phát hành trái phiếu. Vậy phát hành trái phiếu là gì? Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra sao? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề này.

    Cơ sở pháp lý:

    – Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp;

    – Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung.

    Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Phát hành trái phiếu là gì?
    • 2 2. Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp:
      • 2.1 2.1. Điều kiện phát hành trái phiếu:
      • 2.2 2.2. Điều kiện phát hành trái phiếu thành nhiều đợt phát hành:
      • 2.3 2.3. Quy trình phát hành trái phiếu:
      • 2.4 2.4. Hồ sơ phát hành trái phiếu:
      • 2.5 2.5. Phương án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành:
      • 2.6 2.6. Phương thức phát hành trái phiếu:
      • 2.7 2.7. Đăng ký, lưu ký trái phiếu:
      • 2.8 2.8. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu:

    1. Phát hành trái phiếu là gì?

    “Trái phiếu” là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một Khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.

    “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

    “Phát hành trái phiếu” được hiểu là cung ứng chứng chỉ hoặc bút toán ghi số xác nhận nghĩa vụ trả nợ của người cung ứng (tổ chức phát hành) và quyền sở hữu một Khoản tiền kèm theo thu nhập được hưởng của người sở hữu.

    Phát hành trái phiếu trong Tiếng Anh là “Release stock“.

    2. Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp:

    2.1. Điều kiện phát hành trái phiếu:

    Điều kiện phát hành trái phiếu quy định tại Điều 10 Nghị định 163/2018/NĐ-CP và Khoản 3, 4 Điều 1 Nghị định 81/2020 như sau:

    Xem thêm: Quy định về thời gian và địa điểm phát hành hồ sơ mời thầu

    – Đối với trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền:

    a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

    b) Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 01 năm kể từ ngày được cấp lần đầu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc chuyển đổi, thời gian hoạt động được tính là thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị chia (trong trường hợp chia doanh nghiệp), thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị tách (trong trường hợp tách doanh nghiệp), thời gian hoạt động dài nhất trong số các doanh nghiệp bị hợp nhất (trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp), thời gian hoạt động của doanh nghiệp nhận sáp nhập (trong trường hợp sáp nhập công ty), thời gian hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi (trong trường hợp chuyển đổi công ty).

    c) Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Nghị định này.

    d) Ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.

    đ) Đảm bảo tuân thủ giới hạn về số lượng nhà đầu tư khi phát hành, giao dịch trái phiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 và Khoản 8 Điều 6 Nghị định này.

    e) Có phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

    g) Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có).

    Xem thêm: Xử phạt hành vi khai thác đất trái phép, vận chuyển đất trái phép

    h) Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

    i) Đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời Điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không vượt quá 05 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời Điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    k) Mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành; đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 06 tháng, trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều Khoản.

    l) Tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu không phải đáp ứng quy định tại Điểm i và Điểm k Khoản này.”

    – Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:

    a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần;

    b) Đáp ứng các điều kiện phát hành quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1 Điều này;

    c) Đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật trong trường hợp thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc thực hiện quyền mua của chứng quyền;

    Xem thêm: Xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm vỉa hè

    d) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng;

    đ) Trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không được chuyển nhượng trong tối thiểu 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

    Doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng ngoài việc đáp ứng điều kiện phát hành theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng theo quy định tại Điều 10a của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.

    2.2. Điều kiện phát hành trái phiếu thành nhiều đợt phát hành:

    Trái phiếu có thể phát hành thành nhiều đợt nhưng phải tuân theo những điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định 163/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu thành nhiều đợt phát hành phải đáp ứng các điều kiện sau:

    a) Các điều kiện phát hành quy định tại Điều 10 Nghị định này;

    b) Có nhu cầu huy động vốn làm nhiều đợt phù hợp với mục đích phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    c) Có phương án phát hành trái phiếu trong đó nêu rõ số lượng đợt phát hành; dự kiến khối lượng, thời Điểm phát hành và kế hoạch sử dụng vốn của từng đợt phát hành. Đảm bảo thời gian phát hành của từng đợt không được kéo dài quá 90 ngày;

    Xem thêm: Xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy

    d) Thực hiện công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này.

    2. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này được phát hành trái phiếu làm nhiều đợt, nhưng tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày phát hành đầu tiên của đợt phát hành đầu tiên.

    2.3. Quy trình phát hành trái phiếu:

    – Doanh nghiệp phát hành chuẩn bị hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

    – Doanh nghiệp phát hành công bố thông tin trước đợt phát hành theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.

    – Doanh nghiệp phát hành tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

    – Doanh nghiệp phát hành công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu và báo cáo kết quả phát hành theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.

    – Doanh nghiệp phát hành thực hiện lưu ký trái phiếu theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

    – Doanh nghiệp phát hành thực hiện thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

    Xem thêm: Quy định các trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản

    – Doanh nghiệp phát hành thực hiện công bố thông tin và báo cáo định kỳ kể từ khi hoàn thành đợt phát hành trái phiếu cho đến khi đáo hạn trái phiếu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

    2.4. Hồ sơ phát hành trái phiếu:

    1. Hồ sơ phát hành trái phiếu do doanh nghiệp phát hành chuẩn bị, bao gồm:

    a) Phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

    b) Bản công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

    c) Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hành trái phiếu (nếu có);

    d) Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán;

    đ) Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có).

    2. Hồ sơ phát hành trái phiếu thành nhiều đợt ngoài các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:

    Xem thêm: Công ty TNHH có được phát hành trái phiếu không?

    a) Dự án hoặc kế hoạch sử dụng vốn làm nhiều đợt;

    b) Cập nhật về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, tình hình sử dụng số tiền thu được từ các đợt phát hành trước nếu đợt phát hành sau cách đợt phát hành trước từ 06 tháng trở lên.

    3. Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành trong hồ sơ phát hành trái phiếu quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Nghị định này. Báo cáo tài chính được kiểm toán là báo cáo chấp thuận toàn phần hoặc có ý kiến ngoại trừ. Trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến ngoại trừ, doanh nghiệp phải giải thích về yếu tố ngoại trừ và ảnh hưởng của yếu tố này đến khả năng trả nợ gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp.

    a) Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính mà chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán năm trước liền kề của năm phát hành, hoặc chưa có báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán năm trước liền kề của năm phát hành, doanh nghiệp sử dụng báo cáo tài chính bán niên hoặc báo cáo tài chánh 09 tháng của năm tài chính trước liền kề được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc công ty kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Nghị định này. Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu;

    b) Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty mẹ, báo cáo tài chính được kiểm toán gồm báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán của năm trước liền kề năm phát hành và báo cáo tài chính được kiểm toán của công ty mẹ năm trước liền kề năm phát hành.

    2.5. Phương án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành:

    1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xây dựng phương án phát hành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận theo quy định tại Khoản 2 Điều này và làm căn cứ để công bố thông tin. Phương án phát hành trái phiếu bao gồm các nội dung cơ bản sau:

    a) Thông tin về doanh nghiệp phát hành (tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, trụ sở, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật);

    b) Mục đích phát hành trái phiếu;

    Xem thêm: Xử phạt hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

    c) Các tài liệu và văn bản pháp lý chứng minh doanh nghiệp đáp ứng từng điều kiện phát hành trái phiếu quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định này;

    d) Điều kiện, điều Khoản của trái phiếu dự kiến phát hành; địa Điểm tổ chức đợt phát hành; số lượng đợt phát hành và dự kiến thời Điểm phát hành của từng đợt;

    đ) Điều kiện, điều Khoản về việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu đối với trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi;

    e) Điều kiện, điều Khoản về việc thực hiện quyền mua cổ phiếu đối với trường hợp phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền;

    g) Điều kiện, điều Khoản về việc mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu (nếu có);

    h) Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm liền kề trước năm phát hành (nếu có) và sự thay đổi sau khi phát hành, bao gồm:

    – Vốn chủ sở hữu;

    – Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu;

    Xem thêm: Trình tự, thủ tục xử phạt hành vi vi phạm hành chính

    – Lợi nhuận sau thuế;

    – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE);

    i) Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có);

    k) Ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính;

    l) Phương thức phát hành trái phiếu;

    m) Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

    n) Kế hoạch sử dụng nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu

    o) Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

    Xem thêm: Phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

    p) Cam kết công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành;

    q) Các cam kết khác đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu (nếu có);

    r) Điều Khoản về đăng ký, lưu ký;

    s) Điều Khoản về giao dịch trái phiếu theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Nghị định này

    t) Quyền lợi và trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu;

    u) Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành;

    v) Trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ liên quan đến việc phát hành trái phiếu.

    2. Thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận phương án phát hành trái phiếu:

    Xem thêm: Xử phạt hành chính đối với người chưa thành niên

    a) Đối với công ty cổ phần, cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu thực hiện theo Điều lệ của công ty. Trường hợp Điều lệ của công ty không quy định khác, Hội đồng quản trị có quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu nhưng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất theo quy định tại Khoản 4 Điều 127 Luật doanh nghiệp. Riêng đối với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi, phương án phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền phải được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt;

    b) Đối với công ty đại chúng phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền, sau khi phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điểm a Khoản này, doanh nghiệp phát hành phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và chỉ được phát hành trái phiếu khi có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

    c) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo Điều lệ của công ty;

    d) Đối với doanh nghiệp nhà nước, ngoài thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điểm c Khoản này, doanh nghiệp còn phải tuân thủ quy định về giới hạn huy động vốn và thẩm quyền quyết định huy động vốn của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

    2.6. Phương thức phát hành trái phiếu:

    1. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo các phương thức sau:

    a) Đấu thầu phát hành trái phiếu;

    b) Bảo lãnh phát hành trái phiếu;

    c) Đại lý phát hành trái phiếu;

    Xem thêm: Xử phạt hành vi vận chuyển hành khách không có hợp đồng vận chuyển?

    d) Bán trực tiếp cho nhà đầu tư.

    2. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu quyết định phương thức phát hành và công bố cho đối tượng mua trái phiếu.

    3. Tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu là công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật. Khi cung cấp dịch vụ, tổ chức tư vấn phát hành có trách nhiệm rà soát việc đáp ứng quy định về điều kiện phát hành và hồ sơ phát hành trái phiếu quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 13 của Nghị định này.

    4. Tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính được phép cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành theo quy định của pháp luật. Khi cung cấp dịch vụ, các tổ chức tư vấn, bảo lãnh và đại lý phát hành phải tuân thủ giới hạn số lượng nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 và Khoản 8 Điều 6 Nghị định này.

    2.7. Đăng ký, lưu ký trái phiếu:

    1. Trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt phát hành, trái phiếu doanh nghiệp phải được đăng ký, lưu ký tại tổ chức lưu ký được phép để quản lý số lượng nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Nghị định này. Mỗi loại trái phiếu doanh nghiệp chỉ được đăng ký tại một tổ chức lưu ký được phép.

    2. Tổ chức lưu ký chỉ xác nhận quyền sở hữu trái phiếu khi giao dịch đáp ứng quy định tại Khoản 8 Điều 6 Nghị định.

    3. Tổ chức lưu ký có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình đăng ký, lưu ký trái phiếu cho Sở Giao dịch chứng khoán theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này.

    2.8. Thanh toán gốc, lãi trái phiếu:

    1. Doanh nghiệp phát hành bố trí nguồn trả nợ gốc, lãi trái phiếu từ các nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho nhà đầu tư theo phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Xem thêm: Xử phạt hành vi không khai báo lưu trú của khách sạn, nhà nghỉ

    2. Đối với trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản, khi doanh nghiệp phát hành không cân đối được nguồn trả nợ gốc, lãi trái phiếu thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý để thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm của trái phiếu theo quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm.

    3. Đối với trái phiếu được bảo lãnh thanh toán, khi doanh nghiệp phát hành không cân đối được nguồn trả nợ gốc, lãi thì tổ chức bảo lãnh thanh toán có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán cho doanh nghiệp phát hành theo cam kết bảo lãnh giữa tổ chức bảo lãnh thanh toán và doanh nghiệp phát hành.

    Xem thêm: Xử phạt hành vi lái xe ô tô không chính chủ

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.216 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Phát hành

    Phát hành trái phiếu

    Quy định về phát hành trái phiếu

    Trái phiếu

    Trái phiếu doanh nghiệp


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Mẫu công văn hủy/rút lại thông báo phát hành hóa đơn điện tử

    Mẫu công văn hủy/rút lại thông báo phát hành hóa đơn điện tử là gì? Mẫu công văn hủy/rút lại thông báo phát hành hóa đơn điện tử để làm gì? Mẫu công văn hủy/rút lại thông báo phát hành hóa đơn điện tử mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo mẫu công văn hủy/rút lại thông báo phát hành hóa đơn điện tử?

    Trái phiếu địa phương là gì? Trái phiếu chính quyền địa phương

    Trái phiếu địa phương là gì? Trái phiếu địa phương tiếng Anh là gì? Đặc điểm? Phương thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương?

    Điều kiện, trình tự thủ tục phát hành cổ phiếu ra công chúng

    Phát hành cổ phiếu ra công chúng là gì? Phát hành cổ phiếu ra công chúng có tên trong tiếng Anh là gì? Điều kiện phát hành cổ phiếu ra công chúng? Trình tự thủ tục phát hành cổ phiếu ra công chúng?

    Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là gì? Quy định chi tiết?

    Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là gì? Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tiếng Anh là gì? Quy định chi tiết về trái phiếu.

    Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam là gì? Tổ chức và hoạt động?

    Tổ chức và hoạt động của hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam? Nhiệm vụ của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt nam? Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp?

    Thông báo phát hành hóa đơn điện tử bao lâu thì được dùng?

    Vì sao doanh nghiệp phải làm phát hành hóa đơn? Thông báo phát hành hóa đơn điện tử tiếng Anh là gì? Quy định về thời gian?

    Trái phiếu có thể mua lại là gì? Đặc điểm của trái phiếu có thể mua lại

    Trái phiếu có thể mua lại là gì? Đặc điểm của trái phiếu có thể mua lại?

    Trái phiếu Chính phủ là gì? Cách tính lãi suất trái phiếu Chính phủ?

    Trái phiếu Chính phủ là gì? Mua trái phiếu Chính phủ ở đâu? Cách tính lãi suất trái phiếu Chính phủ? Ưu nhược điểm của trái phiếu Chính phủ? Đặc điểm của trái phiếu Chính phủ?

    Trái phiếu V-Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu V-Bond và D-Bond?

    Trái phiếu V-Bond là gì? Các nhà đầu tư có thể lựa chọn những trái phiếu nào trong V-Bond? Mua trái phiếu V-Bond như thế nào? Tìm hiểu về trái phiếu DBond và VBond?

    Trái phiếu ghi danh là gì? Tìm hiểu về trái phiếu ghi danh?

    Trái phiếu ghi danh là gì? Một số vấn đề liên quan về trái phiếu ghi danh?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Mẫu bản tự kiểm điểm Đoàn viên và hướng dẫn cách viết

    Khái niệm Bản kiểm điểm Đoàn viên? Tiêu chí đánh giá đoàn viên? Bản kiểm điểm đoàn viên?

    Thâm niên công tác được tính thế nào? Cách tính thâm niên?

    Khái niệm thâm niên công tác? Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên? Cách tính phụ cấp thâm niên? Phụ cấp thâm niên có được tính đóng BHXH bắt buộc không?

    Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở tỉnh khác được không?

    Khái quát về thẻ căn cước công dân gắn chíp? Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở tỉnh khác được không?

    Công ty chứng khoán là gì? Đặc điểm của công ty chứng khoán?

    Công ty chứng khoán là gì? Đặc điểm của công ty chứng khoán? Vai trò của công ty chứng khoán?

    Mất khả năng thanh toán là gì? Thế nào là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?

    Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là gì? Các chủ thể có thẩm quyền nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản? Trình tự, thủ tục giải quyết phá sản?

    Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì? Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?

    Hợp đồng mua bán hàng hóa? Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?

    Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Đặc điểm và phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

    Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?

    Hợp đồng đại lý là gì? Đặc điểm và quy định về hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

    Hợp đồng đại lý là gì? Đặc điểm pháp lý của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa? ? Hình thức và nội dung của hợp đồng đại lý thương mại? Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý? Điều kiện có hiệu lực về chủ thể của hợp đồng đại lý? Hợp đồng đại lý có sử dụng biện pháp bảo đảm là ký quỹ?

    Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao đối với các loại tác phẩm

    Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao cho các tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu, nhiếp ảnh? Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao? Nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn? Quy định của pháp luật về tiền nhuận bút? Viết bài đăng báo có được trả nhuận bút không? Viết bài cho công ty để tuyên truyền thì có được hưởng nhuận bút không?

    Thỏa thuận trọng tài là gì? Trọng tài thương mại quốc tế và thỏa thuận trọng tài

    Trọng tài thương mại quốc tế là gì? Thỏa thuận trọng tài là gì? Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài? Bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận trọng tài? Sự hỗ trợ của tòa án đối với thỏa thuận trọng tài? Nội dung của thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế? Thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế vô hiệu? Quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài thương mại

    Xe kinh doanh vận tải là gì? Những loại xe buộc phải đăng ký?

    Xe kinh doanh vận tải là gì? Xe kinh doanh vận tải tiếng Anh là gì? Những loại xe buộc phải đăng ký?

    Tổ chức tín dụng là gì? Đặc điểm và hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

    Tổ chức tín dụng là gì? Đặc điểm và hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam? Điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng? Phân loại tổ chức tín dụng? Ý nghĩa của việc phân loại tổ chức tín dụng? Một số tổ chức tín dụng điển hình?

    Quảng cáo là gì? Đặc điểm của quảng cáo thương mại?

    Quảng cáo thương mại là gì? Đặc điểm của quảng cáo thương mại? Sản phẩm quảng cáo thương mại? Phương tiện quảng cáo thương mại? Sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại?

    Cổ phần là gì? Các loại cổ phần của công ty cổ phần?

    Cổ phần là gì? Các loại cổ phần của công ty cổ phần?

    Hợp đồng kinh doanh là gì? Quy định về hợp đồng trong kinh doanh?

    Hợp đồng kinh doanh là gì? Đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh? Phân loại hợp đồng trong kinh doanh? Nội dung pháp luật về giao kết hợp đồng trong kinh doanh? Hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh thương mại? Khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại?

    Vi phạm hợp đồng là gì? Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại?

    Quy định về Vi phạm hợp đồng thương mại? Xử lý Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại? Mức phạt vi phạm đối với thực hiện sai hợp đồng thương Mại? Một số thông tin pháp lý khác về hợp đồng thương mại?

    Logistics là gì? Phân tích các đặc điểm của dịch vụ Logistics?

    Logistics là gì? Dịch vụ logistics là gì? Đặc điểm về chủ thể của dịch vụ logistics? Đặc điểm về nội dung dịch vụ logistics? Đặc điểm về tính chất dịch vụ logistics?

    Nhóm công ty là gì? Đặc điểm pháp lý của nhóm công ty

    Khái niệm nhóm công ty? Đặc điểm pháp lý cơ bản của nhóm công ty? Các hình thức nhóm công ty? Ưu nhược điểm của mô hình nhóm công ty? Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty?

    Tự do hóa đầu tư là gì? Các biện pháp tự do hóa đầu tư?

    Quy định chung của pháp luật Việt Nam về đầu tư ra Nước Ngoài? Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài? Tự do hóa đầu tư là gì? Các biện pháp tự do hóa đầu tư?

    Nội dung Nghị quyết 29 NQ/TW đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

    Tìm hiểu về Nghị quyết 29 NQ/TW đổi mới căn bản toàn diện giáo dục? Tìm hiểu về nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW? Vai trò của chính sách giáo dục và đào tạo?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá