Phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Một số nội dung cơ bản về hoạt động hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Hiện nay việc phát hành giấy tờ có giá là một hình thức huy động vốn phổ biến của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện như thế nào? Bài biết dưới đây sẽ trình bày rõ về vấn đề này
Căn cứ pháp lý
Luật các tổ chức tín dụng 2010
Thông tư 33/2019/TT-NHNN
Nghị định 163/2018/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Mục lục bài viết
1. Khái niệm giấy tờ có giá
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 6
Và theo quy định tại
Tại khoản 1, 2, 3 Điều 2 Thông tư này cũng ghi rõ:
“Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu (sau đây gọi là giấy tờ có giá) là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu.
Giấy tờ có giá vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá”.
Thông tư số 34/2013/TT-NHNN Quy định chi tiết về Hoạt động phát hành giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành.
2. Đối tượng mua giấy tờ có giá
Các cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài. Đối tượng mua giấy giờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng là cổ đông hiện hữu của tổ chức tín dụng phát hành thì được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của tổ chức tín dụng đó trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật về góp vốn, mua cổ phần.
3. Hình thức phát hành giấy tờ có giá
Theo Thông tư số 34/2013/TT-NHNN gồm có:
Phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh, giấy tờ có giá vô danh do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành. Trong đó: Đối với người mua giấy tờ có giá là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh..
Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
Về mệnh giá Thông tư quy định mệnh giá tổi thiểu của một giấy tờ có giá là 100.000 đồng. Mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu.
Về lãi suất: Lãi suất do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành, và phải phù hợp với lãi suất thị trường, quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Lãi suất trong thời hạn phát hành giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động điều chỉnh sao cho phù hợp với quy định về điều chỉnh lãi suất của ngân hàng nhà nước trong thời kỳ.
Luật sư
4. Quá trình thực hiện phát hành giấy tờ có giá
a) Đối với các loại giấy tờ có giá là kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi thì việc phát hành các loại giấy tờ có giá này tuân theo quy định về tỉ lệ bảo đảm an toàn tại khoản 1 Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các quy định khác của Ngân hàng Nhà nước
Theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:
– Tỷ lệ khả năng chi trả
– Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng nhà nước qua các thời kỳ
– Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn
– Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có
– Tỉ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
– Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
b) Đối với việc phát hành trái phiếu
Thứ nhất, việc phát hành trái phiếu phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam
– Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành
– Đáp ứng về thời gian hoạt động đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nước
– Đáp ứng các điều kiện khác theo quy của pháp luật
Thứ hai, phương án phát hành trái phiếu
a) Phương án phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải lập phương án phát hành để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận và làm căn cứ để công bố thông tin. Phương án phát hành trái phiếu bao gồm các nội dung sau:
– Thông tin doanh nghiệp phát hành
– Mục đích phát hành trái phiếu
– Các tài liệu và văn bản pháp lý chứng minh doanh nghiệp đáp ứng từng điều kiện phát hành trái phiếu: có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; đảm bảo tuân thủ giới hạn về số lượng nhà đầu tư khi phát hành, giao dịch trái phiếu theo quy định; thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có);
– Điều kiện, điều khoản về việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu đối với trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi và điều kiện, điều khoản việc thực hiện quyền mua cổ phiếu đối với trường hợp phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền
– Điều kiện, điều khoản về việc mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu (nếu có);
– Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm liền kề trước năm phát hành (nếu có) và sự thay đổi sau khi phát hành, bao gồm:Vốn chủ sở hữu; Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu; Lợi nhuận sau thuế; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE);
– Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có);
– Ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính
– Phương thức phát hành trái phiếu;
– Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;
– Kế hoạch sử dụng nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu
– Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;
– Cam kết công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành;
– Các cam kết khác đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu (nếu có);
– Điều khoản về đăng ký, lưu ký;
– Điều khoản về giao dịch trái phiếu theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Nghị định 163/2018/NĐ-CP
– Quyền lợi và trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu;
– Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành;
– Trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ liên quan đến việc phát hành trái phiếu.
b) Phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế
Đối với trường hợp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thì căn cứ dựa trên Điều lệ của công ty. Và việc phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch của công ty theo điều lệ của công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, là Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi, phương án phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền đối với Công ty cổ phần.
Thứ ba, hồ sơ phát hành trái phiếu
-Văn bản đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng do người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng ký, trong đó đánh giá các nội dung về việc đáp ứng điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng, tối thiểu gồm: Kết quả hoạt động kinh doanh (lợi nhuận sau thuế) của năm liền kề trước năm phát hành; vốn điều lệ đã góp tại thời điểm phát hành; lãi hoặc lỗ lũy kế tính đến năm phát hành, nợ phải trả quá hạn trên một năm tại thời điểm gần nhất; kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn của năm phát hành.
– Phương án phát hành trái phiếu ra công chúng được cấp có thẩm quyền của tổ chức tín dụng thông qua bao gồm tối thiểu các nội dung sau:Tổng mệnh giá phát hành;Tên gọi của trái phiếu, thời hạn, lãi suất trái phiếu, đối tượng mua trái phiếu; Địa điểm phát hành, hình thức phát hành, phương thức phát hành; Đối với trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền, Phương án phát hành trái phiếu phải có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này.
– Phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ nguồn phát hành trái phiếu ra công chúng được cấp có thẩm quyền của tổ chức tín dụng thông qua. Cấp có thẩm quyền thông qua Phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ nguồn phát hành trái phiếu ra công chúng là cấp có thẩm quyền của tổ chức tín dụng thông qua Phương án phát hành trái phiếu ra công chúng.
– Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức tín dụng đối với người mua trái phiếu về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người mua trái phiếu và các điều kiện khác.
-Quyết định của cấp có thẩm quyền của tổ chức tín dụng thông qua Phương án phát hành trái phiếu ra công chúng, Phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ nguồn phát hành trái phiếu ra công chúng.
Thứ tư, phát hành giấy tờ có giá
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động tổ chức các đợt phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước
Tổ chức tín dụng tổ chức phát hành trái phiếu riêng lẻ theo Phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Tổ chức tín dụng tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng theo Phương án phát hành trái phiếu đã được thông qua, chấp thuận và phù hợp với quy định tại Luật Chứng khoán.
5. Về việc thanh toán giấy tờ có giá
Người mua giấy tờ có giá được thanh toán tiền gốc khi giấy tờ có giá đến hành than toán, việc trả lãi được thực hiện theo phương thức trả lãi trước, hoặc trả lãi một lần khi đến hạn than toán hoặc trả lãi theo định kỳ. Việc thanh toán trước hạn giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định trên cơ sở đề nghị của người mua giấy tờ có giá, phù hợp với các quy định về tổ chức và hoạt động, bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.