Việt Nam là một quốc gia có tốc độ đô thị hóa khá nhanh. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ở nước ta còn nhiều hạn chế, sự đô thị hóa không đồng đều giữa các khu vực, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta còn thấp hơn tỷ lệ trung bình trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Bài viết sau đây khái quát 1 số vấn đề về đô thị hóa ở nước ta, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Phát biểu nào sau đây không đúng về đô thị hóa ở nước ta?
A. Tỉ lệ dân đô thị có xu hướng tăng.
B. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.
C. Trình độ đô thị hóa chưa cao.
D. Phân bố đô thị đồng đều cả nước.
Đáp án D
2. Đô thị hóa nước ta hiện nay:
– Quá trình đô thị hóa chậm và mức độ đô thị hóa thấp:
Đô thị hóa ở Việt Nam phát triển chậm và mức độ đô thị hóa thấp. Thành Cổ Loa, vào thế kỉ thứ 3 TCN, được coi là đô thị đầu tiên tại Việt Nam. Thời kỳ phong kiến, một số đô thị xuất hiện ở những vị trí thuận lợi về hành chính, thương mại và quân sự như Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng và Phố Hiến. Dưới thời Pháp thuộc, các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định đã hình thành.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), quá trình đô thị hóa tiếp tục diễn ra chậm và các đô thị bị tàn phá.
Trong giai đoạn chống Mỹ (1954-1975), đô thị phát triển theo hai hướng: miền Bắc phát triển đô thị gắn với công nghiệp hóa, còn miền Nam sử dụng “đô thị hóa” để tập trung dân cư phục vụ chiến tranh.
Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa đã tăng cường, nhưng cơ sở hạ tầng đô thị vẫn còn phải phát triển.
– Tỉ lệ dân số đô thị tăng lên:
Số lượng dân thành thị tăng nhanh và liên tục từ 12,9 triệu người vào năm 1990 lên 22,3 triệu người vào năm 2005. Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng nhanh và liên tục từ 19,5% vào năm 1990 lên 26,9% vào năm 2005. Tuy nhiên, tỉ lệ dân thành thị vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực.
– Phân bố đô thị không đều giữa các vùng:
Số lượng đô thị và dân số đô thị không phân bố đều giữa các vùng. Trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất (167 đô thị), nhưng chúng thường là đô thị nhỏ như thị trấn và thị xã, và số lượng dân thành thị thấp. Đông Nam Bộ có ít đô thị nhất (50 đô thị), nhưng chúng tập trung nhiều đô thị có quy mô lớn nhất và có số lượng dân thành thị cao nhất. Vùng có số lượng dân thành thị cao nhất là Đông Nam Bộ (6.928.000 người), gấp 5 lần so với vùng có số lượng dân thành thị thấp nhất là Tây Nguyên (1.368.000 người). Số lượng thành phố còn ít so với tổng số đô thị (chỉ có 38 thành phố trong tổng số 689 đô thị).
– Tình hình đô thị hóa ở nước ta hiện nay
Việt Nam là một quốc gia có tốc độ đô thị hóa khá nhanh. Quá trình đô thị hóa không chỉ diễn ra tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng mà còn diễn ra tại nhiều tỉnh thành khác.
Theo các nghiên cứu, tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta đã tăng từ 30,5% đến 40% chỉ trong vòng 10 năm từ 2010 đến 2020. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nước ta trong sự phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ở nước ta còn nhiều hạn chế, sự đô thị hóa không đồng đều giữa các khu vực, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta còn thấp hơn tỷ lệ trung bình trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Mặc dù việc nâng cao trình độ đô thị hóa ở Việt Nam còn nhiều thách thức, nhưng với sự nỗ lực của chính quyền và các đơn vị liên quan, hy vọng trong tương lai, Việt Nam sẽ phát triển được các đô thị thông minh, bền vững và đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Đô thị hóa tạo ra sự tập trung của dân cư tại các thành thị, tăng mật độ dân cư và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các khu vực này. Đô thị hóa đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nhanh hơn ở các khu vực đô thị. Nó cũng thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của các khu vực công nghệ cao và sự phân hóa trong các ngành công nghiệp yêu cầu nguồn lao động có trình độ cao hơn.
3. Câu hỏi về đô thị hóa nước ta và đáp án:
Câu 1: So với các nước trong khu vực và thế giới, nhìn chung cơ sở hạ tầng của các đô thị nước ta ở vào
A. Cao
B. Khá cao
C. Trung bình
D. Thấp
Đáp án: D
Câu 2: Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là
A. Phát triển và mở rộng hệ mạng lưới đô thị
B. Giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn
C. Kiểm soát việc nhập hộ khẩu của dân nông thôn về thành phố
D. Xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn
Đáp án: D
Giải thích : Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị tìm việc làm thì giải pháp chủ yếu và lâu dài nhất là xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn, điều đó sẽ tạo nhiều việc làm ở các khu vực nông thôn.
Câu 3: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua có đặc điểm nào dưới đây?
A. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng
B. Số dân thành thi tăng nhưng tỉ lệ dân thành thị giảm
C. Số dân thành thi giảm nhưng tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng
D. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều giảm
Đáp án: A
Câu 4: Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long’
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ
D. Bắc Trung Bộ
Đáp án: C
Câu 5: Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đông Nam Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Đáp án: B
Câu 6: Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là:
A. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng , Đà nẵng
B. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ
C. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
D. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương
Đáp án: C
Câu 7: Đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay
A. Hà Nội
B. TP Hồ Chí Minh
C. Hải Phòng
D. Đà Nẵng
Đáp án: A
Giải thích: Hà Nội là đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay và không ngừng được mở rộng ra vùng ngoài thành.
Câu 8: Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do
A. Nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất
B. Điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị
C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm
D. Có sự di dân từ thành thị vè nông thôn
Đáp án: C
Giải thích: Quá trình đô thị hóa của nước ta diễn ra chậm với hàng nghìn năm mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn ở mức thấp. Vì vậy, phần lớn dân cư ở nước ta vẫn chủ yếu sống ở các vùng nông thôn (chiếm khoảng 70% dân số).
Câu 9: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị cần
A. Hạn chế dòng di dân từ nông thôn vào đô thị
B. Ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị
C. Giảm bớt tốc độ đô thị hóa
D. Tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa
Đáp án: D
Giải thích: Độ thị hóa phát triển nhanh không gắn liền với quá trình công nghiệp hóa sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế – xã hội, môi trường,… Chính vì vậy, để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa thì cần tiến hành đô thị hóa xuất phát hay gắn liền với quá trình công nghiệp hóa
THAM KHẢO THÊM: