Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến đáng kể trong ba thập kỷ qua, từ một quốc gia với nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp đã chuyển mình mạnh mẽ sang công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Vậy đô thị hóa đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của nước ta như thế nào? Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết sau.
Mục lục bài viết
1. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội của nước ta:
A. Sử dụng không nhiều lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
B. Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động
C. Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta
D. Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương
Đáp án: A. Sử dụng không nhiều lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
Đô thị hóa là một quá trình phức tạp có nhiều ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. Một trong những ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là việc tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt là trong các ngành nghề yêu cầu trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao. Đô thị hóa cũng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, góp phần vào sự phát triển của các địa phương và cả nước.
Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa, cần rất nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật có trình độ và thích ứng được với sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh. Như vậy, sử dụng không nhiều lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là phát biểu không đúng khi nói về ảnh hưởng của đô thị hóa để phát triển kinh tế – xã hội nước ta.
Do đó, phát biểu A “Sử dụng không nhiều lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật” không chính xác.
Đáp án đúng cho câu hỏi này là A.
2. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta:
- Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, từ thời kỳ đầu tiên của lịch sử với thành Cổ Loa trong thế kỷ thứ 3 TCN cho đến sự hình thành các đô thị dưới thời phong kiến tại các vị trí có lợi thế về hành chính, thương mại, quân sự như Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.
- Dưới thời kỳ Pháp thuộc, một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đã được hình thành.
- Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm lại và các đô thị bị tàn phá, nhưng sau đó đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
- Từ năm 1975 đến nay, đô thị hóa đã diễn ra tích cực hơn, dù cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế.
- Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã chứng kiến sự chuyển đổi kinh tế đáng chú ý từ một quốc gia nghèo nhất thế giới thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
- Tỷ lệ dân số thành thị đã tăng lên nhanh chóng, từ 12,9 triệu người năm 1990 lên 22,3 triệu người năm 2005, và tỷ lệ dân thành thị tăng từ 19,5% năm 1990 lên 26,9% năm 2005. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.
- Sự phân bố đô thị không đều giữa các vùng với sự chênh lệch lớn về số lượng đô thị và số dân đô thị giữa các vùng.
- Đến năm 2021, Việt Nam có 868 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV và 674 đô thị loại V.
- Đô thị hóa cũng đã góp phần vào việc cân bằng sự phân bố dân cư giữa các vùng, đáp ứng nhu cầu việc làm và thu nhập của người dân, tạo ra thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và thu hút lao động chất lượng cao.
- Cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp để phục vụ cho quá trình đô thị hóa, tăng tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.
3. Các câu hỏi vận dụng liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với các thành phố thị xã ở nước ta?
A. Là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng
B. Nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật
C. Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, không có sức hút đối với đầu tư nước ngoài
D. Đóng góp 1 tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của các địa phương các vùng
Đáp án: C. Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, không có sức hút đối với đầu tư nước ngoài
Giải thích:
Phát biểu không đúng với các thành phố thị xã ở nước ta là Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, không có sức hút đối với đầu tư nước ngoài.
Câu 2: Đặc điểm của quá trình đô thị hoá nước ta từ năm 1975 đến nay là
A. Chuyển biến khá tích cực nhưng cơ sở hạ tầng còn ở mức độ thấp
B. Cơ sở hạ tầng còn ở mức độ thấp nhưng nếp sống đô thị đã rất tốt
C. Nếp sống đô thị đã rất tốt nhưng số lao động tự do còn nhiều
D. Số lao động tự do tuy còn nhiều nhưng môi trường đô thị tốt
Đáp án: A. Chuyển biến khá tích cực nhưng cơ sở hạ tầng còn ở mức độ thấp
Giải thích:
Đặc điểm của quá trình đô thị hoá nước ta từ năm 1975 đến nay là chuyển biến khá tích cực nhưng cơ sở hạ tầng còn ở mức độ thấp.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đô thị thời Pháp thuộc ở nước ta?
A. Hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng
B. Các tỉnh huyện lỵ thường có quy mô nhỏ
C. Chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự
D. Đến cuối thế kỷ XX mới có một số đô thị lớn
Đáp án: D. Đến cuối thế kỷ XX mới có một số đô thị lớn
Giải thích:
Đặc điểm không đúng với đô thị thời Pháp thuộc ở nước ta là đến cuối thế kỷ XX mới có một số đô thị lớn.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình đô thị hoá của nước ta?
A. Thời kỳ phong kiến, đô thị Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí thuận lợi với các chức năng hành chính, thương mại, quân sự
B. Thời kỳ Pháp thuộc, hệ thống đô thị được mở rộng, các đô thị lớn tập trung phát triển mạnh
C. Từ năm 1954 đến năm 1975, ở miền Bắc, đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị có từ trước
D. Từ năm 1975 đến nay, đô thị hóa phát triển mạnh, các đô thị được mở rộng nhanh hơn, đặc biệt phát triển các đô thị lớn
Đáp án: B. Thời kỳ Pháp thuộc, hệ thống đô thị được mở rộng, các đô thị lớn tập trung phát triển mạnh
Giải thích:
Đặc điểm không đúng với quá trình đô thị hoá của nước ta là: Thời kỳ Pháp thuộc, hệ thống đô thị được mở rộng, các đô thị lớn tập trung phát triển mạnh.
Câu 5: So với các nước trong khu vực, tỉ lệ dân thành thị của nước ta ở mức
A. Rất thấp
B. Thấp
C. Trung bình
D. Cao
Đáp án: B. Thấp
Giải thích:
So với các nước trong khu vực, tỉ lệ dân thành thị của nước ta ở mức thấp.
Câu 6: Theo thống kê năm 2005, tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước là gần (%)
A. 25
B. 26
C. 27
D. 28
Đáp án: C. 27
Giải thích:
Theo thống kê năm 2005, tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước là gần 27%.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đô thị hoá nói chung và ở Việt Nam nói riêng?
A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp
B. Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị
C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
D. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi
Đáp án: A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp
Giải thích:
Đặc điểm đây không đúng với đô thị hoá nói chung và ở Việt Nam nói riêng là: Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: