Thương lượng tập thể thuộc hình thức đối thoại xã hội trong quan hệ lao động nhằm xác lập các điều kiện làm việc, điều hòa lợi ích của người lao động. Vậy khi thương lượng tập thể không thành thì xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử lý khi thương lượng tập thể không thành như thế nào?
Cá nhân khi tham gia vào bất kỳ lĩnh vực nào đều có thể đối diện với những rủi ro và có mâu thuẫn về quyền lợi ích của mình với bất kỳ cá nhân, tổ chức khác. Trong lĩnh vực lao động cũng vậy, những sự bất động, không cùng quan điểm giải quyết tranh chấp vẫn diễn ra phổ biến, đặt ra vấn đề là đẩy mạnh quá trình thương lượng tập thể. Đây được coi là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng, vận hành của doanh nghiệp. Thương lượng tập thể được nêu cụ thể tại Điều 65 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Thương lượng tập thể là quá trình mà cá nhân là người lao động tiến hành các hoạt động đàm phán, có sự thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Có thể thấy được mục đích của việc thương lượng tập thể nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Do đó cũng khó tránh khỏi việc các bên bảo vệ quyền, lợi ích của mình mà dẫn đến thương lượng không thành.
Vấn đề thương lượng thì sẽ có thể đạt được mục đích hoặc là không, nên vấn đề đặt ra việc thương lượng không thành thì giải quyết ra sao. Vấn đề thương lượng không thành đã được quy định tại Điều 71 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, Thương lượng tập thể không thành thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Xuất hiện tình trạng một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này;
+ Liên quan đến thời hạn thỏa thuận mà nhận thấy đã hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật này mà các bên không đạt được thỏa thuận;
+ Trong một số trường hợp thì chưa hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật này nhưng các bên cùng xác định và tuyên bố về việc thương lượng tập thể không đạt được thỏa thuận.
– Một khi thương lượng không thành, thì các bên thương lượng chỉ còn cách là tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này. Trong khi đang giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đại diện người lao động không được tổ chức đình công.
Như vậy, khi đã thực hiện thương lượng tập thể nhưng không tìm được hướng giải quyết chung thì các bên thương lượng tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này. Để bảo đảm được quyền lợi cho người sử dụng lao động, đề cao sự công bằng trong mối quan hệ lao động thì pháp luật có quy định rằng trong khi đang giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đại diện người lao động không được tổ chức đình công.
2. Trình tự, thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp lao động tập thể:
Có thể thấy tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm: Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể; Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, khi thương lượng tập thể không thành sẽ dẫn đến tranh chấp lao động tập thể về lợi ích nên sẽ có trình tự thủ tục giải quyết như sau:
– Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 188 của Bộ luật này. Dẫn chiếu đến khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 188 của Bộ luật này:
+ Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động;
+ Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Khi lập biên bản hòa giải thành phải đảm bảo rằng có đầy đủ chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động để xác định nội dung;
+ Còn trong trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Trong nội dung của biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động;
+ Đồng thời cũng cần chuẩn bị thêm bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời;
– Phiên hòa giải sẽ phải kết thúc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này,
– Hiện nay, nếu hai bên tranh chấp nhận thông báo là tham gia phiên họp hòa giải thì phải có mặt để tham gia, còn nêu không thể thực hiện trực tiếp quyền này thì các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải;
– Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
3. Công ty có bắt buộc phải thương lượng tập thể khi có yêu cầu không?
Hoạt động thượng lượng tập thể không được thực hiện một cách tự phát mà phải được thực hiện phải đúng trình tự thì mới có hiệu lực. Căn cứ khoản 1 Điều 70 Bộ luật Lao động 2019 quy định quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp, cụ thể như sau:
– Yêu cầu thương lượng tập thể: Tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở là bên có quyền yêu cầu thương lượng tập thể, quyền yêu cầu thương lượng tập thể theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này hoặc yêu cầu của người sử dụng lao động thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng;
Khi tiến hành các hoạt động thương lượng tập thể thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng;
– Sắp xếp, bố trí phiên họp thương lượng tập thể: Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể; Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể;
Với nội dung nêu trên thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Lao động 2019 hoặc có yêu cầu của người sử dụng lao động thực hiện hoạt động này thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng; Pháp luật hiện hành đã ghi nhận, công ty bắt buộc phải thương lượng tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.
– Trong trường hợp công ty từ chối thương lượng tập thể trong lao động thì đang thực hiện hành vi vi phạm nên nếu bị khiếu nại, tố cáo thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ Điều 16 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể. Có thể sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau:
+ Người sử dụng lao động khi nhận được yêu cầu thương lượng tập thể nhưng từ chối yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng thông qua bất kỳ hình thức nào;
+ Trên thực tế đã biết nội dung thỏa ước không được sử dụng nữa những vẫn thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu;
+ Thực hiện các hành động để gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;