Bộ luật tố tụng hình sự về xử lý vật chứng, quy định nhằm đảm bảo được sự phối hợp giữa tinh thần của luật hình sự, tố tụng hình sự và luật dân sự và cũng là cơ sở cho sự ra đời của "Quyết định trả lại tài sản" của chủ thể có thẩm quyền trong từng giai đoạn của tố tụng hình sự.
Mục lục bài viết
1. Quyết định trả lại tài sản là gì?
Khái niệm tài sản được quy định trong bộ luật dân sự khá rộng bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, tuy nhiên, trong bộ luật tố tụng hình sự ghi nhận “vật chứng” là “vật”, phải chăng tài sản ở đây chỉ có thể là “vật”, câu hỏi này sẽ được tác giả phân tích cụ thể như sau:
Vật chứng là vật cụ thể: Đó là cái có thật, tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Hình thức tồn tại trong thế giới khách quan (tồn tại trong không gian) của vật chứng là các vật thể- “vật cụ thể, có những thuộc tính vật lý nhất định”, con người có thể trông thấy, cầm, nắm, đo đếm được, có thể nhận thức được nó thông qua các giác quan. Vật thể này có thể là động sản, nhưng cũng có thể là bất động sản như nhà xưởng, kho tàng,…Tuy nhiên, thực tiến tố tụng cho thấy đa số vật chứng vụ án hình sự là động sản, một số ít trường hợp ở các vụ án về tham nhũng, ma túy,…vật chứng có thể là bất động sản.
Tự thân bật chứng tồn tại một cách đọc lập không phụ thuộc vào việc kẻ phạm tội hay bất kể một chủ thể nào khác có mong muốn nó tồn tại hay không. Đồng thời, từ khi xuất hiện trong thế giới khách quan, vật chứng đã mang trong mình giá trị chứng minh mà không phụ thuộc vào cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (chủ thể có trách nhiệm chứng min) có nhận thức được giá trị chứng minh của nó hay không và nhận thức đến mức độ nào.
Khái niệm vật chứng cũng được luật hóa tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.”
Như vật, từ sự phân tích thực tiễn cũng như căn cứ vào giải thích của pháp luật, có thể thấy tài sản ở đây bao gồm vật (theo đúng quy định của pháp luật dân sự), tiền, còn đối với quyền tài sản, bản chất của đối tượng này khó trở thành vật chứng.
Mặc dù không được pháp luật thực đình đề cập, nhưng khái niệm “xử lý vật chứng’ là là một khái niệm pháp lý khá quen thuộc trong khoa học Luật tố tụng hình sự. Theo Từ điển Luật học, “xử lý vật chứng là xem xét, giải quyết vật chứng đã thu thập được”. Xử lý vậy chứng xảy ra ở các giai đoạn tố tụng như điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, và mối giai đoạn sẽ do các chủ thể có thẩm quyền khác nhau quyết định, cụ thể: Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử.
Quyết định trả lại tài sản (153/HS) là kết quả trong quá trình xử lý vật chứng, là văn bản do Viện trưởng Viện kiểm sát ban hành nhằm trả lại tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng hoặc nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó khi vụ án bị đình chỉ ở giải đoạn truy tố.
Quyết định trả lại tài sản là căn cứ để hợp pháp hóa hoạt động của các chủ thể, cơ quan có liên quan, là căn cứ để phát sinh nghĩa vụ trả lại (trả lại quyền chiếm hữu) cho chủ sở hữu trong trường hợp tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng hoặc nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án. Quyết định trả lại tài sản là kết quả của quá trình xử lý vật chứng, dựa trên quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định đình chỉ vụ án hình sự, là quyết định khôi phục lại đầy đủ quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với tài sản.
Trả lại tài sản được ghi nhận là quyền của người có thẩm quyền trong Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử, được ghi nhận tại Khoản 3, Điều 106, cụ thể:
“Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:….
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;…..”
Về nguyên tắc: Quyết định xử lý đồ vật, tài sản tạm giữ được gửi ngay cho cơ quan quản lý vật chứng, tài sản tạm giữ, người có liên quan để thực hiện. Trường hợp tạm đình chỉ vụ án, vụ việc nhưng không xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật, tài sản tạm giữ thì cơ quan ra quyết định thông báo cho cơ quan quản lý vật chứng, tài sản tạm giữ để tiếp tục bảo quản. Trong quá trình quản lý, nếu phát hiện vật chứng, tài sản tạm giữ bị hư hỏng, biến chất hoặc có thể gây mất an toàn thì cơ quan, người quản lý vật chứng, tài sản tạm giữ kịp thời thông báo cho cơ quan ra quyết định tạm đình chỉ để có biện pháp xử lý.
Thực tế, quy định về việc trả lại tài sản không được quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, hoạt động này diễn ra khá đơn giản và được thực hiện dựa trên quyết định của chủ thể có thẩm quyền và sự phối hợp thực hiện của chủ thể có trách nhiệm bảo quản vật chứng. Điều quan trọng là khi ban hành quyết định, chủ thể có thẩm quyền phải thực sự cân nhắc và xác định tài sản đó không phải là vật chứng, hoặc việc trả lại tài sản không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, nếu không, việc trả lại sẽ làm mất đi hết tất cả bản chất hay khi xác định không đúng đối tượng tại sản được trả lại có thể được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
2. Mẫu quyết định trả lại tài sản (153/HS):
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VIỆN KIỂM SÁT[1] … [2]………..
Số:…../QĐ-VKS…-…[3]
…………, ngày…… tháng…… năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
TRẢ LẠI TÀI SẢN
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT………
Căn cứ Điều 41 và Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…. tháng….. năm… của[4]……… về tội…………… quy định tại khoản…… Điều……. Bộ luật Hình sự;
Căn cứ Quyết định đình chỉ vụ án hình sự số…… ngày…. tháng….. năm… của Viện kiểm sát……… (nếu có);
Xét thấy tài sản…………… đã thu giữ, tạm giữ không phải là vật chứng của vụ án, việc trả lại tài sản cho[5]………… không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trả lại cho5………………. những tài sản, vật chứng sau đây………
Điều 2. Yêu cầu[6]…………… thực hiện Quyết định này theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
– …………………………….;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG[7]
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu quyết định trả lại tài sản (153/HS):
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi tên Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án
[5] Ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu tài sản
[6] Ghi cụ thể cơ quan có thẩm quyền bảo quản, xử lý vật chứng
[7] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018 về Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành