Mẫu biên bản thanh lý âm thanh sân khấu là gì? Mẫu biên bản thanh lý âm thanh sân khấu để làm gì? Mẫu biên bản thanh lý âm thanh sân khấu 2021? Hướng dẫn soạn thảo?
Hiện nay, mẫu biên bản thanh lý hợp đồng được sử dụng rất phổ biến như: thanh lý hợp đồng thuê nhà, thanh lý cửa cuốn, thanh lý hợp đồng nghỉ việc… trong đó cũng không thể không kể đến hợp đồng thanh lý âm thanh sân khấu cũng được sử dụng rất nhiều. Vậy biên bản thanh lý âm thanh sân khấu là gì? Mẫu biên bản thanh lý âm thanh sân khấu bao gồm những nội dung gì và khi soạn thảo cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu biên bản thanh lý âm thanh sân khấu và hướng dẫn soạn thảo.
1. Mẫu biên bản thanh lý âm thanh sân khấu là gì?
Mẫu biên bản thanh lý âm thanh sân khấu là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành thanh lý âm thanh sân khấu.
Dàn âm thanh sân khấu trong nhà:
Đặc điểm của hệ thống âm thanh sân khấu trong nhà là ngoài việc phục vụ cho biểu diễn, sự kiện thì nó còn có thể thực hiện các chức năng khác như họp hành, hội thảo hoặc mục đích khác. Chính vì thế nên dàn âm thanh sân khấu trong nhà có những đặc điểm như:
– Có hệ thống loa vệ tinh đi kèm. Việc trang bị loa về tinh giúp tiếng treble của hệ thống âm thanh được đầy đủ hơn. Số lượng loa vệ tinh này phụ thuộc vào diện tích từng phòng, công suất của chúng nằm trong khoảng từ 40W đến 60W.
– Hệ thống âm thanh sân khấu trong nhà được trang bị các micro cổ ngỗng để phục vụ hội họp.
– Đặc trưng của hội trường là không gian rộng, rất dễ tạo tiếng vang nên các thiết bị xử lí tạo vang trong dàn âm thanh sân khấu trong nhà không quá quan trọng.
Dàn âm thanh sân khấu ngoài trời:
– Đặc điểm chính của hệ thống âm thanh này là sự chú trọng về các thiết bị xử lí tạo vang. Theo lí thuyết, sóng âm truyền thẳng, trong môi trường ngoài trời, khi không có vật cản, cường độ của sóng âm sẽ giảm dần tạo nên những hiệu ứng âm thanh kém. Do đó, tầm quan trọng của các thiết bị xử lí tạo vang là không thể xem nhẹ. Các đặc điểm của dàn âm thanh sân khấu ngoài trời là:
– Sử dụng hệ thống loa công suất lớn: Các loại loa như loa toàn dải, loa siêu trầm, loa kiểm tra,…là những loại loa thông dụng thường thấy trong hệ thống này.
2. Mẫu biên bản thanh lý âm thanh sân khấu để làm gì?
Mẫu biên bản thanh lý âm thanh sân khấu là mẫu biên bản được dùng để ghi chép về việc thanh lý âm thanh sân khấu
3. Mẫu biên bản thanh lý âm thanh sân khấu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ ÂM THANH SÂN KHẤU
(Về việc: Thanh lý âm thanh sân khấu)
Hôm nay, hồi… ngày… tháng… năm… tại…(1)
Chúng tôi gồm:
– Bên A: (2)
CCCD số… cấp ngày… tại…(3)
Chỗ ở hiện nay: (4)
– Bên B: (5)
Trụ sở:(6)
Mã số thuế: (7)
Nội dung làm việc: (8)
1. Bên A thanh lý … bộ âm thanh sân khấu cho bên B bao gồm:
-… Loa
-… Mic
-… Đèn chiếu
-…
- Bên B thanh toán cho bên A số tiền… qua hình thức…
Hai bên cam kết không hoàn trả, mua lại những gì đã nhận.
Biên bản này gồm… trang, có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản làm căn cứ thực hiện.
Người lập Bên A Bên B
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo
(1): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản
(2): Điền tên bên A
(3): Điền số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của bên A
(4): Điền chỗ ở hiện nay của bên A
(5): Điền tên của bên B
(6): Điền trụ sở của bên B
(7): Điền mã số thuế của bên B
(8): Điền nội dung làm việc
5. Các vấn đề pháp lý liên quan
– Về bản chất, biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận của hai bên đã được thể hiện trong hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Hợp đồng đã được hoàn thành;
– Theo thỏa thuận của các bên;
– Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
– Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
– Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
– Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản mà các bên không thể thỏa thuận được việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý;
Khi đó, hai bên phải xác định quyền, nghĩa vụ đã thực hiện, quyền và nghĩa vụ còn tồn tại.
– Căn cứ theo thỏa thuận, hai bên hoàn toàn có thể quyết định thời điểm thanh lý hợp đồng, kể cả khi nghĩa vụ chưa hoàn thành. Khi đó, bản chất của việc thanh lý hợp đồng có thể hiểu là sự ghi nhận lại tiến độ thực hiện hợp đồng của các bên. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực đặc thù, chỉ được thanh lý hợp đồng khi hủy bỏ hoặc khi hoàn thành hợp đồng.
– Vì thế, thông thường việc thanh lý hợp đồng chỉ thực hiện khi các bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với bên còn lại, nhưng trong một số trường hợp để đảm bảo cho những nghĩa vụ đã thực hiện trong khi còn một số nghĩa vụ chưa thực hiện thì hai bên vẫn có thể tiến hành thanh lý hợp đồng và ghi rõ nội dung những nghĩa vụ chưa thực hiện để tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ đó.
Những thiết bị có trong thiết bị âm thanh sân khấu bao gồm:
Loa trong dàn âm thanh sân khấu chia ra làm 3 loại chính là loa full, loa sub và loa monitor.
– Loa full
+ Là loa chính trong hệ thống âm thanh, đảm nhiệm vai trò truyền tải âm thanh đến tai người nghe.
+ Loa full cung cấp đủ các dải tần bass, mid, treble và đảm bảo chất lượng âm thanh trung thực nhất.
– Loa sub (subwoofer)
+ Đúng như tên gọi, loa sub không có tần số cao và trung, mà chỉ có phần tần số thấp
+ Loa sub có nhiệm vụ hỗ trợ phần âm trầm cho loa full. Nó giúp tăng hiệu ứng âm thanh, khiến âm thanh có độ chắc và hòa quyện tốt hơn.
– Loa monitor
+ Hay còn gọi là loa kiểm âm.
+ Đây là loa duy nhất không hướng về khán giả, mà ngược lại, chúng hướng về sân khấu.
+Loa monitor có tác dụng giúp những người đứng trên sân khấu có thể nghe được âm thanh của giọng hát, bài nhạc của mình… Từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp với màn biểu diễn nhất.
Cục đẩy công suất:
– Cục đẩy công suất có tác dụng giúp khuếch đại âm thanh, khiến âm thanh trở nên to, rõ hơn.
– Trong các dàn âm thanh nhỏ như dàn âm thanh karaoke gia đình thì cục đẩy công suất không được sử dụng mà thay vào đó là amply. Bởi cục đẩy công suất có công suất lớn hơn amply. Nó thích hợp dùng cho những dàn âm thanh lớn, với nhiều thiết bị và công suất lớn.
– Một dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp bao gồm rất nhiều thiết bị. Và chúng đều có công suất lớn nên cục đẩy công suất là thiết bị khuếch đại âm thanh phù hợp nhất.
Mixer:
– Đối với âm thanh sân khấu chuyên nghiệp thì mixer có thể ví như là trái tim của hệ thống âm thanh.
– Tất cả các thiết bị đều được kết nối với mixer và phải đi qua bàn mixer để xử lý tín hiệu. Có 2 loại mixer đó là analog mixer và digital mixer.
– Analog mixer: Là loại mixer được sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay. Analog mixer luôn phải có kĩ thuật viên đứng điều chỉnh trực tiếp mỗi khi cần.
– Digital mixer: Với digital mixer bạn có thể điều chỉnh từ xa thông qua phần mềm được cài đặt trên máy tính hoặc các thiết bị cầm tay khác như điện thoại, máy tính bảng… Khi đó bạn không cần phải đứng trực tiếp trước bàn mixer để điều chỉnh.
Thiết bị xử lý âm thanh:
Bên cạnh bàn mixer thì còn có những thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh khác đi kèm, bổ trợ cho mixer. Đó là các thiết bị: vang số, equalizer, crossover.
– Vang số: hay còn gọi là Echo, Effect, là thiết bị tạo hiệu ứng tiếng vang, giúp âm thanh vang vọng hơn.
– Equalizer: hay còn gọi là thiết bị lọc tần số. Equalizer có chức năng cân bằng tần số của dàn âm thanh. Nó giúp điều chỉnh âm thanh sao cho phù hợp với phòng nghe và thể loại nhạc đang nghe.
– Crossover: còn được biết đến là thiết bị phân tần. Crossover có nhiệm vụ phân chia các tín hiệu âm thanh làm ba nhóm là tần số cao, vừa và thấp. Sau đó truyền những tần số đã được phân đến những thiết bị âm thanh tương ứng.
Tùy vào tính chất và nội dung của từng sân khấu mà có thể có đầy đủ cả ba thiết bị trên hoặc chỉ một thiết bị trong số đó. Tuy nhiên, trong một dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp cần có đủ 3 thiết bị trên đề phòng trường hợp cần dùng đến.
Micro: sử dụng micro không dây trong hệ thống âm thanh sân khấu nhiều hơn. Bởi sự tiện lợi mà nó mang lại trong việc di chuyển, tạo điều kiện cho người biểu diễn phát huy hết khả năng vũ đạo của mình.
AKết nối các thiết bị âm thanh trong dàn âm thanh sân khấu bao gồm:
– Các thiết bị được kết nối với nhau theo hệ thống đầu vào, xử lý trung tâm và đầu ra.
– Đầu vào: micro, dàn guitar, piano,…
– Xử lý trung tâm: amply, mixer, compressor,…
+ Loa: Đối với hệ thống âm thanh sân khấu, ta nên lựa chọn loại loa bass âm – bass dương với công suất và cách lắp đặt phù hợp với cấu trúc sân khấu. Chú ý sắp xếp loa sao cho âm thanh tỏa đi được đều đặn các hướng.
+ Cục đẩy công suất hay ampli: Cục đẩy công suất là một thiết bị khuyếch đại các tần số, nhằm tạo sự vững mạnh cho tất cả các dải tần của loa. Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn ampli thì có thể không cần sử dụng cục đảy công suất nữa.
+ Mixer: Mixer là một thiết bị hiểu chỉnh tín hiệu đầu vào (ví dụ như các tần số sóng âm hay các dải tần), làm cho hệ thống âm thanh của bạn trở nên mới mẻ hơn. Có nhiều loại mixer khác nhau phục vụ được nhiều tính năng khác nhau do đó chúng ta cần cân nhắc những lựa chọn sao cho phù hợp.
+ Bộ xử lý tín hiệu: Hãy sử dụng những bộ xử lí tín hiệu như Crossover, Equalizer hay một số thiết bị tạo vang khác để dàn âm thanh có sự tự nhiên nhiều hơn nữa, hay hơn và thuyết phục người nghe hơn.
+ Micro không dây, micro cổ ngỗng và các thiết bị phụ kiện âm thanh khác: dây loa, dây tín hiệu, jack các loại,…