Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Pháp luật

Mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá

  • 09/06/202509/06/2025
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    09/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Trong quá trình thi công xây dựng, biên bản nghiệm thu có giá trị to lớn và được các bên tham gia sử dụng trong suốt quá trình nghiệm thu, ghi lại quá trình hoàn thành công trình. Vậy, biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá được quy định ra sao?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá là gì?
      • 2 2. Mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá:
      • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá:
      • 4 4. Rọ đá, thảm đá: 

      1. Biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá là gì?

      Với những bạn đã có kinh nghiệm trong việc nghiệm thu các công trình xây dựng khi thực hiện công tác nghiệm thu thi công rọ đá, thảm đá sẽ rất đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tham khảo trước mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá để nắm được các nội dung cần ghi chép để thực hiện cho đầy đủ, đảm bảo việc nghiệm thu đạt đúng yêu cầu. Mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá là biểu mẫu được lập ra trong quá trình xây dựng, thi công công trình và được nhiều người sử dụng.

      Mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại việc nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin hạng mục công trình, thành phần tham gia nghiệm thu, thời gian và nội dung nghiệm thu…

      Ngoài các thông tin cơ bản như tên công trình, hạng mục, thông tin về các thành phần tham gia, thời gian nghiệm thu thì phần nội dung nghiệm thu được xem là nội dung quan trọng nhất của mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá. Phần kết quả kiểm tra phải thể hiện các các số liệu về kích thước theo thiết kế và kích thước thực tế thi công. Qua đó các kỹ thuật nghiệm thu trực tiếp sẽ đưa ra các nhận xét chung về công tác lắp đặt.

      2. Mẫu biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá:

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      —————————

      BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG TÁC THI CÔNG RỌ ĐÁ, THẢM ĐÁ

      (Kèm theo biên bản hoàn thành bộ phận công trình xây dựng số…….. ngày………tháng………năm……..)

      Công trình: ……

      Hạng mục: ……

      1. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

      ● Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát).

      – Ông: …… Chức vụ: ……

      ● Đại diện Nhà thầu thi công: …….

      – Ông: ….. Chức vụ: …..

      2. Thời gian nghiệm thu:

      Bắt đầu: ……giờ…..ngày…..tháng……năm………

      Kết thúc: ……..giờ……ngày……tháng……năm……..

      Tại công trình: ……

      3. Nội dung nghiệm thu:

      a/ Kết quả kiểm tra:

      Số TTVị trí lắp đặt
      rọ đá, thảm đá
      Theo thiết kếThực tế thi công
      Фvỏ
      (mm)
      Фruột
      (mm)
      Kích thước
      mắt lưới
      (cm)
      Kích thước
      khối lát
      D x R x C
      (m)
      Фvỏ
      (mm)
      Фruột
      (mm)
      Kích thước
      mắt lưới
      (cm)
      Kích thước
      khối lát
      D x R x C
      (m)
      1
      2
      3

      b/ Nhận xét chung về công tác lắp đặt:

      * Kích thước viên đá xếp vào rọ, thảm: …….

      (Cần ghi rõ đường kính đá xếp rọ, thảm có phù hợp với qui định của bản vẽ thiết kế không)

      * Độ chặt của đá sau khi xếp vào rọ, thảm …….

      (Cần ghi rõ đá sau khi xếp vào rọ, thảm có đảm bảo độ chặt, ổn định không)

      * Độ phẳng của bề mặt thảm đá, rọ đá …….

      (Cần ghi rõ bề mặt thảm đá, rọ đá sau khi lắp đặt có đảm bảo độ bằng phẳng hay không)

      CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG

      (Ký, ghi rõ họ tên)

      KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP

      (Ký, ghi rõ họ tên)

      3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá:

      – Phần mở đầu:

      + Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

      + Tên biên bản cụ thể là biên bản nghiệm thu công tác thi công rọ đá, thảm đá.

      – Phần nội dung chính của biên bản:

      + Ghi đầy đủ các thông tin của công trình và hạng mục.

      + Thông tin thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu.

      + Thời gian bắt đầu và kết thúc nghiệm thu.

      + Nội dung nghiệm thu.

      – Phần cuối biên bản:

      + Ký và ghi rõ họ tên của cán bộ giám sát thi công.

      + Ký và ghi rõ họ tên của kỹ thuật thi công trực tiếp.

      4. Rọ đá, thảm đá: 

      – Định nghĩa, phân biệt thảm đá và rọ đá:

      Nhiều người thường phân vân không biết thảm đá khác gì so với rọ đựng đá, thực chất thì thảm đá cũng là rọ đựng đá, tuy nhiên thảm đá có kích thước dài hơn.

      Do có kích thước dài nên thảm đá thường được lắp thêm vách ngăn bên trong để ngăn sự dịch chuyển của các viên đá bọc bên trong, tăng khả năng chịu lực và độ cứng cũng như tránh sự xiên quẹo của rọ khi lắp đặt và thi công.

      Rọ đá: rọ đựng đá, được đan bằng dây thép mạ kẽm hoặc dây thép mạ kẽm bọc nhựa PVC, dùng để xử lí những nơi có dòng chảy mạnh, bảo vệ bờ biển, bờ sông và suối, sạt lở đất núi.

      Hiện nay trên thị trường rọ đựng đá được chia làm rất nhiều loại, nhưng chủ yếu nhất vẫn là rọ đá mạ kẽm và rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC. Ngoài ra còn rọ đá làm bằng nhựa PP hay PE. Cả hai loại rọ đá trên đều được sử dụng phổ biến trong các công trình thủy lợi như bảo vệ bờ kè, chống xói mòn, sạt lở cho các bờ sông – suối khi có dòng nước mạng đi qua,…

      – Tính vật lý của rọ đá:

      + Tính biến dạng cao: Lưới bện kép hình sáu cạnh cho phép kết cấu chịu được lún không đều khá lớn mà không bị gẫy đứt. Đặc điểm này đặc biệt quan trọng khi kết cấu được đặt trên nền đất không ổn định ở vùng có thể bị xói ngầm do sóng hoặc do dòng chảy tràn qua.

      + Độ bền cao: Kết cấu rọ đá có thể chịu được các áp lực do đất và sóng tác động.

      + Tính thấm nước: Do thoát nước dễ nên cột nước phía sau tường chắn chế tạo từ rọ đá không thể lớn được. Đặc điểm này rất quan trọng khi sử dụng rọ đá làm tường chắn sẽ không gây áp lực nước phía thượng lưu. Kết cấu rọ đá có thể làm chức năng của vật thoát nước cho mái dốc nghiêng giữ cho mái đất ổn định.

      + Tính bền vững: Rọ đá là một kết cấu trọng lực do chính khối lượng các viên đá tạo ra và được bao bọc bởi lớp lưới thép bền, dai có khả năng chịu được lực đẩy của đất, khả năng chắn giữ đất càng ngày càng tăng do bùn, đất, rễ cây cỏ dại mọc nhét kín các lỗ rỗng.

      + Khả năng chịu tác động của môi trường: Rọ đá có sức chống chịu trong môi trường sinh hoá, tia tử ngoại, dung dịch kiềm và môi trường chua, mặn.

      + Đặc tính về cơ học thủy lực: Độ bền cao khi lắp đặt, không biến dạng trong đất nén, kết cấu đa dạng. Trong xây dựng thủy lợi, rọ đá được sử dụng dưới dạng thảm đá, rồng đá để hàn khẩu, ngăn sông, xây kè, lát mái để chống sạt lở, chống xói mòn…

      – Công dụng của rọ đá:

      + Rọ đá và thảm đá cấu tạo từ những tấm lưới thép kết cấu hình lục giác, và đặc tính này giúp rọ và thảm đá chịu được những biến động lớn về thời tiết cũng như các yếu tố khác của môi trường xung quanh.
      + Rọ đá và thảm đá được sử dụng nhiều trên khu vực có nền đất yếu, nơi kết cấu đất cần được gia cố thêm và xử lý nền. Ngoài ra do kết cấu đá xếp bên trong tạo ra khả năng thoát nước nhanh làm giảm áp lực nước phía sau tường chắn hoặc áp lực nước từ dưới lên. Do đó độ dày theo yêu cầu thiết kế cũng giảm theo.

      + Bảo vệ mái – lòng kênh:

      Rọ đá có tác dụng điều phối và kiểm soát các dòng chảy qua khe suối, kênh với mục đích tránh hiện tượng sạt lở, xói bò. Rọ đá có tính thoát nước tốt và đàn hồi cao giúp cho nước ngầm chảy dễ dàng, qua thời gian đất bùn sẽ lấp khoảng trống rọ đá, tạo lên sự phát triển
      của hệ thực vật và cân bằng môi trường sinh thái

      + Bảo vệ đường ô tô: Rọ đá sử dụng trong xây dựng tường chắn cao đến 8m với mục đích chống sạt lở, gia cố đất nền. Xây đập chắn nước, đập lưu nước kiểm soát điều phối và cải tạo dòng chảy. Bảo vệ cửa xả, cống xả. Bảo vệ chân cầu, hố móng, cột điện, ..

      + Đối với công trình đê kè: Đá được xếp trong rọ đựng đá tạo thành các khe, rãnh làm tăng khả năng rút nước và phân tán lực khi các con sóng đánh vào bờ hoặc lực do dòng nước tạo lên thành rọ đá. Vì vậy, rọ đựng đá được xem là một trong những vật liệu tốt nhất trong các công trình đê kè.
      + Đối với những công trình có nền đất yếu, áp lực cát san lấp mặt bằng: Các lớp rọ đá trên đỉnh kè sẽ bị nghiêng, xô ra ngoài sông, các lớp vải địa kỹ thuật gia cường bị rách do nền mất ổn định. Để khắc phục những tồn tại này thì phương pháp được sử dụng hiệu quả  nhất là kết cấu kè mái nghiêng bằng rọ đựng đá trên nền cọc cừ tràm, kết hợp vải địa kỹ thuật gia cường.

      + Xây đập chắn nước: Một trong những ứng dụng khác của rọ đá là sử dụng trong xây dựng đập lưu nước, kiểm soát điều phối và cải tạo dòng chảy. Bảo vệ cửa xả, cống xả.

      + Bảo vệ chân cầu, hố móng, cột điện, làm cảnh quan.

      – Các loại rọ đá:

      Tùy theo mục đích sử dụng, kích thước, vật liệu làm đầy mà người ta gọi rọ đá với nhiều cái tên khác nhau. Thực tế thì các loại này không có sự khác nhau về vật liệu và công nghệ sản xuất. Hiện nay trên thị trường thường có các loại rọ đá như:

      + Rọ đá: Loại được sử dụng phổ biến nhất. Có thiết kế lưới thép theo khối lập phương, sử dụng trong các công trình dân dụng gần bờ sông.

      + Rọ đó hình trụ tròn: Thông thường có lèn đá bên trong trong và buộc 02 đầu lại với nhau.

      + Rọ thảm đá: Có diện tích không quá rộng, và thiết kế tương tự khối lập phương. Thích hợp trong các công trình kè gối đường cao tốc.

      + Thảm đá: Đây cũng là một loại thường được sử dụng trong các công trình kênh mương, có diện tích lớn. Kích thước: chiều cao tối đa 0,5m – bề rộng: 10x2m, hoặc 10x3m.

      + Rọ đá neo: Đây là loại cơ bản, kèm theo tấm lưới liền khối với thép giữ giúp cấu trúc công trình không bị sụt lún. Dùng loại rọ đá này, các kỹ sư sẽ chèn thêm một lớp vải địa kỹ thuật bên dưới để tiêu thoát nước, giữ lại đất cát không bị trôi đi tại chân công trình.

      + Rọ đá hộc: Quy cách thông thường của rọ đá hộc là dài x rộng x cao (VD: 2mx1mx0.5m), giống như rọ đá thông thường. Điểm khác biệt nằm ở phần đá được lèn lấp trong rọ, là đá tảng hay đá hộc có kích thước lớn. Vì vậy mắt lưới của rọ hộc cũng có kích thước D lớn hơn bình thường có thể từ 14cm – 20cm.

      Tải văn bản tại đây

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Quấy rối tình dục bằng lời nói, cử chỉ bị xử lý như thế nào?
      • Tụ tập sử dụng ma túy trong khách sạn bị xử lý thế nào?
      • Mức trợ cấp một lần khi suy giảm khả năng lao động
      • Có được cách ly người làm chứng với bị cáo tại phiên tòa?
      • Tù chung thân có được giảm thành tù có thời hạn không?
      • Tiền thu được từ vụ án đánh bạc được bảo quản thế nào?
      • Con phạm tội hành hạ cha mẹ được hưởng thừa kế không?
      • Mẫu đơn xin trích lục giấy ra trại, đơn xin cấp lại giấy ra tù
      • Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố
      • Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì? Ý nghĩa phân cấp?
      • Lệ phí trước bạ nhà đất là gì? Lệ phí trước bạ nhà đất ai trả?
      • Mẫu giấy biên nhận tiền bằng tiếng Anh, song ngữ Anh – Việt
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Quấy rối tình dục bằng lời nói, cử chỉ bị xử lý như thế nào?
      • Tụ tập sử dụng ma túy trong khách sạn bị xử lý thế nào?
      • Thủ tục kết nạp Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
      • Mức trợ cấp một lần khi suy giảm khả năng lao động
      • Danh sách công ty đấu giá, tổ chức đấu giá tại Bình Thuận
      • Có được cách ly người làm chứng với bị cáo tại phiên tòa?
      • Tù chung thân có được giảm thành tù có thời hạn không?
      • Tiền thu được từ vụ án đánh bạc được bảo quản thế nào?
      • Con phạm tội hành hạ cha mẹ được hưởng thừa kế không?
      • Mẫu đơn xin trích lục giấy ra trại, đơn xin cấp lại giấy ra tù
      • Danh sách 135 xã, phường của Gia Lai (mới) sau sáp nhập
      • 48 xã, 16 phường, 01 đặc khu của Khánh Hoà sau sáp nhập
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ