Nhà nước ta đã ban hanh nhiều biểu mẫu quy định cụ thể về việc xét thi đua, khen thưởng. Mẫu báo cáo thành tích đề nghị tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là một trong số đó.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu báo cáo thành tích đề nghị tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là gì?
- 2 2. Mẫu báo cáo thành tích đề nghị tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu báo cáo thành tích đề nghị tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ:
- 4 4. Một số quy định về khen thưởng:
1. Mẫu báo cáo thành tích đề nghị tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là gì?
Hoạt động thi đua, khen thưởng có vai trò khích lệ, động viên đối với những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, từ đó đã phát huy vai trò và nêu gương tốt cho các tổ chức, cá nhân khác phấn đấu, đồng thời cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các cá nhân, tổ chức khắc phục khuyết điểm, yếu kém, cố gắng vươn lên. Việc phát động các phong trào thi đua sẽ tạo động lực quan trọng để huy động, tập trung công sức, trí tuệ của mỗi cá nhân trong mỗi cơ quan, tổ chức. Mẫu báo cáo thành tích đề nghị tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ được Bộ trưởng Bộ Khoa học sử dụng và có những ý nghĩa quan trọng.
Mẫu báo cáo thành tích đề nghị tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là mẫu bản báo cáo được lập ra nhằm mục đích để báo cáo về thành tích đề nghị tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Mẫu nêu rõ thông tin cá nhân hoặc đơn vị/cơ quan/tổ chức, nội dung báo cáo, sơ lược đặc điểm tình hình, thành tích đạt được, thông tin các hình thức đã được khen thưởng,… Mẫu báo cáo thành tích đề nghị tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ được ban hành theo Thông tư 16/2019/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Mẫu báo cáo thành tích đề nghị tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ:
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày … tháng … năm …
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
Đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
(Đối với khen thưởng có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực KH&CN)
Tên cá nhân hoặc đơn vị/cơ quan/tổ chức: ……
Địa chỉ liên hệ: ………
Điện thoại: ……. Fax: …… E-mail: ………
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
– Đối với tập thể: Ghi sơ lược năm thành lập, cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Chức năng, nhiệm vụ được giao.
– Đối với cá nhân: Ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; quê quán; quốc tịch (đối với người nước ngoài); nơi thường trú; nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác…
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Báo cáo nêu rõ, cụ thể thành tích xuất sắc (được đề nghị khen thưởng) đã đạt được trong công tác quản lý, nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học và công nghệ; hoặc kết quả, hiệu quả trong công tác nghiên cứu ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ.
2. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG
Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã đạt được trong năm hoặc giai đoạn đề nghị khen thưởng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).
Xác nhận của Thủ trưởng cơ quan đề nghị khen thưởng hoặc cấp có thẩm quyền
(Ký tên, đóng dấu)
Người viết báo cáo
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Hoặc
Thủ trưởng đơn vị/cơ quan/tổ chức
(Ký, ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu báo cáo thành tích đề nghị tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ:
– Phần mở đầu:
+ Thông tin đơn vị cấp trên.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là báo cáo thành tích đề nghị tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cá nhân hoặc đơn vị/cơ quan/tổ chức.
+ Sơ lược đặc điểm tính hình.
+ Thành tích đạt được.
+ Các hình thức đã được khen thưởng.
– Phần cuối biên bản:
+ Xác nhận của Thủ trưởng cơ quan đề nghị khen thưởng hoặc cấp có thẩm quyền và ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đề nghị khen thưởng hoặc cấp có thẩm quyền.
+ Ký, ghi rõ họ tên của người viết báo cáo thành tích đề nghị tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
+ Ký, ghi rõ họ tên của thủ trưởng đơn vị/cơ quan/tổ chức.
4. Một số quy định về khen thưởng:
4.1. Khen thưởng là gì?
Về cơ bản, ta có thể hiểu khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4.2. Loại hình khen thưởng:
Có 6 loại hình khen thưởng cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đây là hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hoặc có công lao đóng góp vào sự phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân. Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập thể, cá nhân do cấp trình khen thưởng căn cứ theo quy định xem xét, đánh giá, công nhận.
– Thứ hai: Khen thưởng theo chuyên đề (hoặc theo đợt) đối với thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua chuyên đề (hoặc theo đợt).
Đây là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Nhà nước, Ngành hoặc cơ quan, đơn vị phát động.
– Thứ ba: Khen thưởng đột xuất đối với thành tích đột xuất trong lao động, sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, dũng cảm cứu người, tài sản của nhân dân hoặc của Nhà nước.
Đây là khen thưởng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất ngoài chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà tập thể, cá nhân đó phải đảm nhiệm.
Thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất là thành tích đột xuất đạt được ở mức độ đặc biệt xuất sắc khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của nhà nước hoặc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc trong lĩnh vực được khu vực hoặc thế giới ghi nhận.
– Thứ tư: Khen thưởng quá trình cống hiến đối với cá nhân có quá trình tham gia trong các giai đoạn cách mạng (giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội), có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
Đây là loại hình khen thưởng cho cá nhân giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong Ngành, có quá trình tham gia trong các giai đoạn cách mạng, có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và của Ngành.
– Thứ năm: Khen thưởng theo niên hạn cho cá nhân có thành tích và thời gian xây dựng lực lượng vũ trang.
– Thứ sáu: Khen thưởng đối ngoại cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích, có đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác.
4.3. Hình thức khen thưởng:
Hình thức khen thưởng bao gồm các loại sau đây:
– Huân, Huy chương bao gồm:
+ Huân chương Sao vàng.
+ Huân chương Hồ Chí Minh.
+ Huân chương Độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.
+ Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.
+ Huân chương Chiến công hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.
+ Huân chương Dũng cảm.
+ Huân chương Hữu nghị.
+ Huy chương Hữu nghị.
– Danh hiệu vinh dự nhà nước bao gồm:
+ Anh hùng Lao động.
+ Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
– Bằng khen, Giấy khen.
4.4. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng:
Nguyên tắc khen thưởng được quy định như sau:
– Việc khen thưởng phải được thực hiện chính xác, công khai, công bằng, kịp thời.
– Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được.
– Việc khen thưởng phải bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng, cụ thể:
+ Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn.
+ Cần chú trọng khen thưởng cá nhân lao động, công tác trực tiếp và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.
+ Khi xét khen thưởng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo.
+ Đối với nữ là lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có quá trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung.
+ Đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để khen thưởng.
+ Thời gian để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng từ lần trước.
– Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
Căn cứ khen thưởng được quy định như sau:
– Căn cứ khen thưởng được xác định dựa trên tiêu chuẩn khen thưởng.
– Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích.
– Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.
Ngày nay, công tác khen thưởng đã trở thành động lực của sự phát triển tích cực, là công cụ quản lý quan trọng để các chủ thể tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, xây dựng con người mới; lay động mạnh mẽ đến tình cảm, trách nhiệm, ý thức, ý trí tự lực tự cường, lòng tự hào của cộng đồng và sức sáng tạo của các tập thể, cá nhân.