Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Pháp luật

Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi? Cách tính lương hưu nghỉ trước tuổi?

  • 11/03/202111/03/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    11/03/2021
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi? Cách tính lương hưu nghỉ trước tuổi? Nam nữ bao nhiêu tuổi tối thiểu được xin nghỉ hưu trước tuổi năm 2021. Nghỉ hưu sớm năm 2021 thì bị trừ bao nhiêu phần trăm lương?

      Lợi ích thiết thực của việc tham gia bảo hiểm của nhiều lao động là có một khoản thu nhập khi về già, đây có lẽ là quyền lợi cũng như lợi ích lớn nhất của việc tham gia bảo hiểm xã hội trong quá trình người lao động tham gia lao động. Sang năm 2020, sẽ thay đổi nhiều chính sách bảo hiểm liên quan đến chế độ hưu trí, do đó cách tính lương hưu cũng có một số thay đổi. Vậy những thay đổi cụ thể là như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ giúp cho bạn đọc giải quyết vấn đề này.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Quy định pháp luật về người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu
      • 2 2. Quy định về người lao động nghỉ hưu trước tuổi
      • 3 3. Cách tính lương hưu theo quy định pháp luật năm 2020

      1. Quy định pháp luật về người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu

      Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nếu làm việc trong điều kiện bình thường thì khi nghỉ hưu, người lao động phải có ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ mới được hưởng lương hưu.

      Với những công việc đặc thù khác thì điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội vẫn không thay đổi (20 năm), tuy nhiên có sự ưu tiên về tuổi nghỉ hưu của người lao động, như:

      – Nam đủ 55 – 60 tuổi, nữ đủ 50 – 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

      – Nam/nữ đủ 50 – 55 tuổi và 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

      – Không giới hạn độ tuổi với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

      Trong những trường hợp này, người lao động sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng với mức:

      Lương hưu hàng tháng =Tỷ lệ hưởng (tối đa 75%)xMức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội

      Trong đó ta chia thành hai trường hợp đối với lao động nam và lao động nữ cụ thể như sau:

      Đối với lao động là lao động nam:

      – Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2020: Tỷ lệ hưởng 45% tương ứng với 18 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

      Ví dụ: Ông H làm việc trong điều kiện bình thường và đến năm 2020 đủ tuổi nghỉ hưu. Tính đến thời điểm nghỉ, ông có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội. Lương hưu hàng tháng của ông được tính: 18 năm đóng bảo hiểm xã hội= 45%; 10 năm đóng bảo hiểm xã hội còn lại = 10 x 2% = 20%.

      Vậy lương hưu hàng tháng của ông H sẽ bằng 65% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

      – Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021: Tỷ lệ hưởng 45% tương ứng với 19 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

      Ví dụ: Ông N là công nhân khoan nổ mìn (công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Năm 2021, ông nghỉ hưu khi đủ 58 tuổi và có đủ 15 làm công việc này với 35 năm đóng bảo hiểm xã hội.

      Mức lương hưu hàng tháng của ông được tính: 19 năm đóng bảo hiểm xã hội = 45%; 16 năm đóng bảo hiểm xã hội còn lại = 16 x 2% = 32%.

      Tổng tỷ lệ hưởng lương lưu theo số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông N là 77%, tuy nhiên theo quy định, tỷ lệ này tối đa chỉ 75%. Do đó, hàng tháng, ông N sẽ nhận được lương hưu bằng 75% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

      – Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi: Tỷ lệ 45% tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

      Ví dụ: Giả sử năm 2025, ông M nghỉ hưu do nhiễm HIV/AIDS trong quá trình làm việc. Lúc này, ông có 32 năm đóng bảo hiểm xã hội.

      Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông xác định như sau: 20 năm đóng bảo hiểm xã hội = 45%; 12 năm đóng bảo hiểm xã hội còn lại = 12 x 2% = 24%.

      Do vậy, khi nghỉ hưu, mỗi tháng ông M nhận được 69% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

      Đối với lao động là lao động nữ:

      Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2020 trở đi: Tỷ lệ 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

      Ví dụ: Bà D làm việc trong điều kiện bình thường. Năm 2020, bà nghỉ hưu khi vừa tròn 55 tuổi và có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội.

      Lương hưu hàng tháng của bà được tính dựa trên tỷ lệ hưởng: 15 năm đóng bảo hiểm xã hội  = 45%; 15 năm đóng bảo hiểm xã hội  còn lại = 15 x 2% = 30%.

      Tổng hợp lại, lương hưu của bà D sẽ bằng 75% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội .

      2. Quy định về người lao động nghỉ hưu trước tuổi

      Theo quy định của Luật lao động năm 2019 thì độ tuổi để được hưởng chế độ hưu trí đối với lao động nam và lao động nữ được thực hiện như sau:

      “2.Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

      Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

      3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

      4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

      Theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ, người lao động suy giảm khả năng lao động được hưởng lương hưu trước tuổi tiêu chuẩn (trường hợp 1) khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

      – Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2020 trở đi: nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

      – Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

      – Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

      Với quy định này có thể thấy, sự thay đổi của chính sách bảo hiểm chỉ tác động đến người lao động nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên làm việc trong điều kiện bình thường, mà không ảnh hưởng tới những lao động khác.

      Và như vậy, nếu người lao động nghỉ hưu từ năm 2020, người lao động phải có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, đồng thời đủ 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên.

      Tuy nhiên, cách tính lương hưu lại không có sự khác biệt so với trước đây, vẫn thấp hơn lương hưu khi nghỉ đúng tuổi, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm 2%.

      Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

      Ví dụ: Bà K bị suy giảm khả năng lao động 63%, nghỉ việc hưởng lương hưu vào tháng 01/2020 khi đủ 50 tuổi 01 tháng. Tính đến thời điểm nghỉ, bà có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội .

      Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà được xác định như sau: 15 năm đóng bảo hiểm xã hội = 45%; 13 năm đóng bảo hiểm xã hội còn lại = 13 x 2% = 26%.

      Tuy nhiên, bà K lại nghỉ hưu khi 50 tuổi 01 tháng (nghỉ trước tuổi 55 là 04 năm 11 tháng) nên tỷ lệ hưởng bị trừ = 4 x 2% + 1% = 9%.

      Vậy suy ra tổng tỷ lệ hưởng lương hưu của bà khi nghỉ hưu trước tuổi = 45% + 26% – 9% = 62% và bà sẽ được nhận lương hưu mỗi tháng bằng 62% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội .

      3. Cách tính lương hưu theo quy định pháp luật năm 2020

      Câu hỏi : Tôi cần tư vấn điều kiện nghỉ hưu trước tuổi và cách tính lương hưu năm 2020 cho ông nội với đặc điểm: ông tôi làm việc trong điều kiện bình thường, khả năng suy giảm lao động là 61%. Ông tôi nghỉ hưu trước tuổi và hưởng chế độ hưu chí năm 2020 khi 59 tuổi. Thời gian đóng bảo hiểm bắt buộc là 32 năm 6 tháng.

      Về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp của ông bạn

      Theo quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm năm 2014 thì điều kiện nghỉ hưu trước tuổi năm 2020 với nam là đủ 55 tuổi và bị suy giảm 61% khả năng lao động.

      Như vậy, ông bạn đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi. Vào năm 2020 ông bạn chỉ cần có giấy giám định sức khỏe còn giá trị (trong thời hạn 6 tháng) thì có thể xin nghỉ hưu trước tuổi.

      Sau đây là cách tính lương  hưu mới nhất theo quy định của pháp luật:

      Tại Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định cụ thể như sau:

      “1.Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

      2.Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau

      a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm

      b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

      Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%

      3.Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%”.

      Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

      Với đối với trường hợp cụ thể của bạn, năm 2020 ông bạn 61 tuổi, có 32 năm 6 tháng tham gia bảo hiểm xã hội. Do thời gian tham gia bảo hiểm lẻ 6 tháng nên làm tròn là nửa năm.

      – 18 năm đầu hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm

      – Mỗi năm tiếp theo được tính theo 2%: 14,5 năm x 2% = 29 %

      – Ông bạn nghỉ hưu trước tuổi, lẻ 4 tháng nên mức trừ 3%

      Tổng ông bạn được hưởng 71% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố
      • Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì? Ý nghĩa phân cấp?
      • Lệ phí trước bạ nhà đất là gì? Lệ phí trước bạ nhà đất ai trả?
      • Mẫu giấy biên nhận tiền bằng tiếng Anh, song ngữ Anh – Việt
      • Quy trình giám định pháp y tâm thần? Phải giám định ở đâu?
      • Thủ tục cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ tin học
      • Hệ thống pháp luật quốc tế là gì? Pháp luật quốc tế bao gồm?
      • Kinh nghiệm quản lý đất đai, bất động sản ở một số nước
      • Mục tiêu và nhiệm vụ của chính sách xây dựng pháp luật
      • Hệ thống pháp luật và hoạt động lập pháp của CHDCND Lào
      • Quân chủ chuyên chế là gì? Chính thể quân chủ chuyên chế?
      • So sánh án lệ Việt Nam và án lệ các nước Common law
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ