Hợp đồng thương mại cần tuân thủ các quy định pháp luật về các vấn đề như hiệu lực, chủ thể, các trường hợp xác định hợp đồng thương mại vô hiệu. Tuy nhiên, hiện nay các quy định về hợp đồng thương mại vô hiệu còn nhiều bất cập, vướng mắc.
Khi nền kinh tế thị trường đang trong bối cảnh toàn cầu hóa dẫn đến có rất nhiều các chủ thể tham gia đầu tư vào Việt Nam. Do đó, rất cần một hệ thống pháp luật minh bạch, công bằng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước giao kết hợp đồng. Hợp đồng nói chung và
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về hợp đồng thương mại:
Theo Bộ luật Dân sự định nghĩa “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Theo đó, Bộ luật dân sự xác định hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng về các vấn đề như xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Trong Luật Thương mại 2005 của Việt Nam không có định nghĩa khái niệm về hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, hợp đồng là hình thức pháp lý thể hiện bản chất của các quan hệ tài sản. Hợp đồng dân sự nói chung hay hợp đồng thương mại nói riêng thì điều thể hiện bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ về mặt pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng. Ngoài ra, nếu xét “hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng thì dân sự ở đây bao hàm tất cả các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Do đó, có thể hiểu hợp đồng thương mại cũng là một dạng hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, trong hợp đồng thương mại cũng có những đặc thù, đặc điểm riêng biệt để phân biệt với hợp đồng dân sự nói chung 3 Hợp đồng thương mại là các hợp đồng riêng trong lĩnh vực thương mại, đáp ứng được các tính chất thương mại như về chủ thể, mục đích, hình thức hợp đồng. Theo quy định của Luật thương mại, điều kiện về mặt chủ thể trong quan hệ hợp đồng thương mại là ít nhất một bên tham gia phải là thương nhân. Đồng thời, Luật thương mại cũng có định nghĩa về thương nhân, theo đó “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” khác biệt với quan hệ dân sự chỉ yêu cầu chủ thể là cá nhân, pháp nhân. Hơn nữa, hợp đồng thương mại gắn liền với hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi, còn trong lĩnh vực dân sự thì không nhất thiết phải gắn liền với mục đích này. Từ các lẽ trên, có thể rút ra định nghĩa về hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên và ít nhất một bên trong quan hệ phải là thương nhân nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.
2. Hợp đồng thương mại vô hiệu:
Về định nghĩa hợp đồng thương mại vô hiệu, hiện nay luật thương mại không có quy định cụ thể về khái niệm nay. Đối với lĩnh vực thương mại, thì luật thương mại không quy định về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Do đó, các vấn đề pháp lý liên quan đến xác định hợp đồng thương mại có hiệu lực hay không, sẽ căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Một là, năng lực chủ thể của các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng thương mại. Chủ thể của hợp đồng thương mại chủ yếu được thiết lập giữa các thương nhân với nhau. Ngoài thương nhân ra, còn có các tổ chức, cá nhân có thể tham gia vào quan hệ hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, để xác định đây là một hợp đồng thương mại thì điều kiện về chủ thể phải có ít nhất một bên là thương nhân. Luật Thương mại 2005 có định nghĩa về thương nhân như sau “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Theo đó, để là thương nhân thì các chủ thể phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, đối với thương nhân là tổ chức kinh tế, thì việc giao kết hợp đồng phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Như vậy, đối với yêu cầu về chủ thể để hợp đồng thương mại có hiệu lực thì phải có ít nhất một bên là thương nhân và chủ thể tham gia hợp đồng phải có thẩm quyền ký kết hợp đồng.
Hai là, hợp đồng phải được giao kết trên nguyên tắc tự nguyện. Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật trong giao kết hợp đồng, theo đó bản chất của hợp đồng đề cao sự tự do ý chí của các bên, trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng. Nguyên tắc cơ bản này cũng được quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015, từ đó cho thấy được tầm quan trọng của sự tự nguyện trong giao kết hợp đồng. Do đó, mọi trường hợp giao kết hợp đồng trên cơ sở giả tạo, lừa dối, đe dọa nhằm trục lợi đều xác định đây là hợp đồng vô hiệu.
Ba là, mục đích và nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Điều kiện này được quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 “Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu”. Ngoài ra, đối với khái niệm “Điều cấm của luật” và “Đạo đức xã hội đã được Bộ luật Dân sự định nghĩa cụ thể tại Điều 123.
Bốn là, hình thức của hợp đồng. Hình thức của hợp đồng là một trong những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực trong trường hợp pháp luật có quy định. Luật Thương mại 2005 có quy định về hình thức của hợp đồng mua bán có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Bên cạnh đó, đối với các loại
3. Quy định của pháp luật về các trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu:
Một hợp đồng thương mại nếu không thỏa đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng như đã phân tích ở trên thì hợp đồng thương mại vô hiệu. Bộ luật Dân sự có quy định cụ thể các trường hợp hợp đồng vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 130. Theo đó, có thể chia các trường hợp này thành 2 nhóm là hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối. Sự khác biệt giữa vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối là đối với vô hiệu tuyệt đối là khi hợp đồng thiếu các điều kiện Điều 117 Bộ luật Dân sự thì đương nhiên bị vô hiệu với mục đích nhằm bảo vệ lợi ích cộng đồng. Còn đối với vô hiệu tương đối không mặc nhiên bị vô hiệu mà cần phải có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và được Tòa án tuyên vô hiệu, đồng thời chỉ nhằm mục đích bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng.
Theo đó, hợp đồng vô hiệu tuyệt đối gồm: (i) Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015); (ii) hợp đồng vô hiệu do giả tạo (Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015); (iii) hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015). Còn hợp đồng vô hiệu tương đối gồm: (i) Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015); (ii) hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015); (iii) hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015); (iv) hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015).