Pháp luật TTHS có thể chia làm 03 giai đoạn: giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1988, từ năm 1989 đến năm 2003 và từ năm 2004 đến trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành.
Khi xem xét các qui định về địa vị pháp lý của người bào chữa (NBC) ở nước ta từ năm 1945 đến trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành, dựa trên hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của pháp luật TTHS có thể chia làm 03 giai đoạn: giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1988, từ năm 1989 đến năm 2003 và từ năm 2004 đến trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành.
Mục lục bài viết
1. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1945 đến năm 1988: Giai đoạn này, đất nước ta chưa ban hành BLTTHS
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, để bảo đảm cho việc xử lí tội phạm được kịp thời, Nhà nước đã ban hành sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 quy định việc thành lập toà án quân sự, trong đó có quy định: “Bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho” [Điều 1]. Theo đó, Sắc lệnh đã ghi nhận quyền bào chữa của bị cáo, bị cáo có thể tự mình bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho mình, tuy nhiên điều luật sử dụng cụm từ “một người khác bênh vực” chứ không phải NBC, đồng thời cũng không qui định cụ thể người bênh vực cho bị cáo có thể là những ai, có quyền và nghĩa vụ như thế nào.
Ngày 10/10/1945, Sắc lệnh số 46 về tổ chức đoàn thể luật sư được ban hành, quy định việc duy trì tổ chức luật sư, trong đó đã có sự vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật của chế độ cũ về luật sư nhưng không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà. Đến ngày 14/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh số 21 bổ sung sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945. Điều 5 của Sắc lệnh 21 qui định: “Bị cáo có quyền tự bênh vực lấy hay nhờ luật sư hoặc một người khác bênh vực cho”. Sắc lệnh 21 đã bổ sung thêm Luật sư là người có quyền bào chữa cho bị cáo, bên cạnh một người khác bênh vực như qui định của Sắc lệnh 33C, tuy nhiên Sắc lệnh cũng không làm rõ người khác bênh vực cho bị cáo có thể là những ai, có quyền và nghĩa vụ như thế nào.
Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm 1946 đã khẳng định quyền bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân tại Điều 67: “Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. Tuy nhiên do điều kiện lúc bấy giờ số lượng luật sư ở nước ta còn rất ít, mặt khác do hoàn cảnh kháng chiến, một số luật sư đã tham gia cách mạng, còn một số luật sư thì chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực khác. Vì vậy, vào thời kỳ này hầu như các
Giai đoạn này miền Bắc nước ta mới giành được độc lập và khởi đầu xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, hoàn cảnh về kinh tế và chính trị hết sức khó khăn, miền Nam vẫn còn trong điều kiện chiến tranh, tuy nhiên Nhà nước vẫn hết sức quan tâm đến quyền của NBBT, thể hiện ở việc đã ghi nhận cho họ có quyền tự bào chữa cũng như quyền mời NBC cho mình, đồng thời không ngừng sửa đổi, bổ sung thêm những qui định để đảm bảo hơn nữa cho quyền bào chữa của NBBT cũng như đảm bảo địa vị pháp lý của NBC khi tham gia vào TTHS.
2. Giai đoạn thứ hai từ năm 1989 năm 2003: BLTTHS đầu tiên năm 1988 được ban hành:
Để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời thống nhất trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án hình sự nhằm xử lí công minh, kịp thời tội phạm và người phạm tội, ngày 28/6/1988, tại kì họp thứ ba, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1989.
BLTTHS năm 1988 qui định việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS:
Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ [Điều 12].
Quyền bào chữa của bị can bị cáo còn được đảm bảo bởi nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án qui định tại Điều 20:
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu và tranh luận trước Toà án.
Địa vị pháp lý của NBC được qui định tại 3 Điều: Điều 35 – Người bào chữa, Điều 36 – Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa và Điều 37 – Lựa chọn và thay đổi người bào chữa.
NBC được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định để NBC tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra [Điều 36].
NBC có thể do bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn. Trong những trường hợp được qui định tại Khoản 2 Điều 37 BLTTHS năm 1988, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời NBC thì các CQTHTT phải yêu cầu Đoàn luật sư cử NBC cho họ, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối NBC được chỉ định này.
Lần đầu tiên, quyền và nghĩa vụ của NBC được ghi nhận cụ thể trong một văn bản pháp lý TTHS. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó tạo điều kiện cho NBC thực hiện chức năng của mình khi tham gia vào quá trình tố tụng. Mặc dù vậy, quyền của NBC khi tham gia vào TTHS vẫn còn hết sức hạn chế, chưa thể hiện hết được vị trí và vai trò của NBC khi thực hiện chức năng bào chữa của mình.
3. Giai đoạn thứ ba từ năm 2004 đến trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành: BLTTHS năm 2003 được ban hành:
Cũng giống như BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 cũng qui định ba điều về địa vị pháp lý của NBC: Điều 56 – Người bào chữa, Điều 57 – Lựa chọn và thay đổi người bào chữa và Điều 58 – Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.
Đối với qui định về NBC, so với BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 không có sự thay đổi về qui định những người có thể là NBC và những trường hợp không được bào chữa, tuy nhiên BLTTHS năm 2003 đã qui định cụ thể hơn về thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa cho NBC để tham gia tố tụng. Việc qui định như vậy đã tạo điều kiện cho NBC có thể thuận lợi tham gia vào quá trình tố tụng.
Về việc chỉ định NBC cho bị can, bị cáo, BLTTHS năm 2003 qui định thêm trường hợp nếu thuộc trường hợp qui định tại Khoản 2 Điều 57 thì CQTHTT ngoài việc yêu cầu Đoàn luật sư phân
Quyền của NBC cũng được mở rộng hơn so với BLTTHS năm 1988. Thời điểm NBC bắt đầu tham gia tố tụng là từ khi có quyết định tạm giữ trong trường hợp thân chủ của họ bị bắt theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 BLTTHS năm 2003, chứ không phải từ khi khởi tố bị can như qui định của BLTTHS năm 1988. Ngoài những quyền như qui định của BLTTHS năm 1988, NBC còn có thêm những quyền sau:
– Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ;
– Xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
– Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;
– Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;
– Gặp người bị tạm giữ
– Sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
Không chỉ bổ sung thêm quyền cho NBC, BLTTHS năm 2003 cũng qui định thêm những nghĩa vụ sau đối với NBC:
– Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
– Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
– Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
– Không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
BLTTHS năm 2003 cũng bổ sung qui định trường hợp NBC làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận NBC, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.