Tuy nhiên trong thời kì hội nhập, lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng. Không thể phủ nhận rằng đây đang là một lĩnh vực phát triển mạnh. Cùng tìm hiểu: Pháp luật thương mại điện tử là gì? Đặc điểm và vai trò của pháp luật Thương mại điện tử?
Mục lục bài viết
1. Pháp luật thương mại điện tử là gì?
Khái niệm về hoạt động Thương mại điện tử
Thương mại điện tử thực chất là hoạt động thương mại với nền tàn sử dụng các ứng dụng điện tử với đầy đủ các yếu tố sau:
– Là hoạt động mua bán hàng hoá;
– Được đăng ký theo quy định của pháp luật;
– Hoạt động này được diễn ra trên môi trường Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Khái niệm
Trong tiếng Anh, Pháp
-Theo quy định pháp luật: Pháp luật về thương mại điện tử là tổng thể các quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung. Hệ thống các quy tắc xử sự này có mối liên hệ nội tại mật thiết với nhau. Nội dung quy định và điều chỉnh được thể hiện trong các văn bản qui phạm pháp luật. Điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể, hệ thống quy phạm do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Hệ thống quy tắc này hướng đến mục đích điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hoạt động thương mại dịch vụ.
– Về bản chất: Pháp luật thương mại điện tử được hiểu là hệ thống các quy định pháp luật. Theo đó, có hoạt động thương mại diễn ra, bao gồm các hoạt động thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Với đối tượng là hàng hóa tham gia vào các giao dịch điện tử. Có thể hiểu đây là hoạt động trên các nền tảng mạng, không diễn ra các mua bán và trao đổi hàng hóa trực tiếp. Hoạt động này có sự tham gia của các bên có nhu cầu giao dịch và cả các bên trung gian.
Tính chất của hoạt động mua bán này cũng trở nên phức tạp và đặc thù hơn. Để đảm bảo quyền cũng như ràng buộc nghĩa vụ của các bên liên quan mà Pháp luật thương mại điện tử ra đời. Nhờ có hệ thống quy định này mà phát huy được lợi ích trong hoạt động thương mại điện tử nói riêng. Và quản lý môi trường không gian mạng nói chung. Vì lẽ đó, việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử cần đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.
Các nhóm đối tượng được điều chỉnh bao gồm:
– Quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thương mại điện tử
– Hoặc các quan hệ xã hội có liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử.
Hoạt động thương mại điện tử được hiểu là giao dịch thương mại sử dụng công nghệ web (web-commerce) và công nghệ mobile (mobile-commerce). Bởi đặc tính kỹ thuật của những loại hình công nghệ này phù hợp; có thể hỗ trợ một giao dịch thương mại điện tử hoàn chỉnh. Một giao dịch thương mại điện tử hoàn chỉnh bao gồm:
– Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ.
– Có hình thức thanh toán trực tuyến.
– Hoạt động hậu mãi, chăm sóc khách hàng trực tuyến.
2. Đặc điểm của pháp luật Thương mại điện tử:
Pháp luật Thương mại điện tử mang những đặc điểm chung của một hệ thống pháp luật. Đó một ngành luật là có tính quy phạm cụ thể, có tính quy phạm phổ biến, có tính cưỡng chế và chặt chẽ về nội dung, hình thức. Ngoài ra, còn có những đặc điểm riêng biệt. Đặc điểm này xuất phát từ đặc thù hoạt động thương mại điện tử như sau:
Thương mại điện tử có bản chất là hoạt động mua bán, nhưng được thực hiện theo phương thức mới. Như vậy, có sự kết hợp các yếu tố truyền thống và các yếu tố hiện đại. Yếu tố truyền thống thể hiện ở hoạt động thương mại truyền thống. Yếu tố hiện đại trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Do đó nhận thấy đặc điểm thứ nhất. Pháp luật về thương mại điện tử cũng có sự kết hợp các quy phạm truyền thống với quy phạm hiện đại.
Các quy định của Pháp luật thương mại điện tử được thiết kế, xây dựng, ban hành hướng đến điều chỉnh những mối quan hệ sau:
– Yếu tố thương mại, hành vi thương mại, hoạt động thương mại diễn ra trên môi trường mạng.
– Các hành vi ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao.
– Hành vi sử dụng các phương tiện điện tử, thiết bị số để thực hiện hoạt động thương mại.
Hai là, Pháp luật thương mại điện tử liên quan tới nhiều ngành luật khác. Cần xem xét lựa chọn áp dụng pháp luật phù hợp trong trường hợp cụ thể.
Thương mại điện tử là lĩnh vực mới, có sự giao thoa nhiều ngành nghề khác. Do đó, nội dung pháp luật sẽ bao gồm cả những quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực, ngành Luật khác. Kể đến như: thương mại, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, ngân hàng, quảng cáo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thuế… Trường hợp này có sự giao thoa của các quy phạm pháp luật. Như vậy trong trường hợp cụ thể, cần xem xét các ngành luật khác có liên quan. Bởi Thương mại điện tử cũng là một quy định đặc thù được ghi nhận trong các ngành luật đó. Ngoài ra cần xem xét áp dụng pháp luật phù hợp khi có nhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh.
Thứ ba, Pháp luật cần bao quát, cụ thể để kịp thời điều chỉnh so với tốc độ phát triển của công nghệ.
Trên thực tế, không gian mạng là nơi dễ diễn ra những biến đổi nhất. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tốc độ đổi mới công nghệ diễn ra nhanh chóng. Khi cái mới được áp dụng vào mục đích thương mại, cần đảm bảo nó vẫn thuộc trong phạm vi điều chỉnh pháp luật. Vì vậy pháp luật cần đi trước đón đầu, hoàn thiện nhanh chóng.
Thứ tư, có sự phức tạp hơn rất nhiều so với Pháp luật thương mại truyền thống.
Phải kể đến là dưới sự phong phú, đa dạng của hàng hóa, dịch vụ cần xác định đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật về thương mại điện tử được thực thi chủ yếu trên môi trường mạng. Cần quy định chặt chẽ tránh sơ hở để kẻ xấu lợi dụng. Bao gồm các quy định trong:
– Hành vi được xác định là hành vi giao kết, giao dịch điện tử.
– Quy định việc trưng bày, giới thiệu, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ trực tuyến nhằm mục đích quản lý.
– Quy định việc thanh toán, thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
– Thu thập chứng cứ điện tử, tạo thuận lợi trong công tác xử lý vi phạm…
3. Vai trò của pháp luật thương mại điện tử:
Không thể phủ nhận được vai trò và lợi ích của hoạt động Thương mại điên tử. Pháp luật ra đời là một tất yếu khách quan. Một số vai trò phải kể đến của Pháp luật Thương mại điện tử như:
Thứ nhất, nhằm phát triển hình thức thương mại có tiền năng. Nhà nước ban hành pháp luật tạo cơ sở pháp lý tiền đề.
Hình thức thương mại này đem đến tiện ích về thời gian, chi phí, lựa chọn cho người sử dụng. Đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi những năm gần đây. Tiềm năng được đánh giá với các triển vọng lớn hơn. Pháp luật thương mại điện tử là cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý nhà nước. Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của mình. Đồng thời là căn cứ để xử lý các hành vi vi phạm. Từ đó đưa ra các chế tài xử lý (bao gồm xử lý hành chính và xử lý hình sự).
Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoàn thiện pháp luật.
Là căn cứ xác định công tác quản lý nhà nước: Quản lý, giám sát; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử. Các hoạt động của cơ quan nhà nước hiện nay cũng được ưu tiên thực hiện trên môi trường mạng như: cấp phép điện tử; tiếp nhận hồ sơ điện tử; khai thuế và nộp thuế điện tử;… và các dịch vụ công khác. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 85/2021/NĐ-CP bổ sung một số điều của
Thứ ba, góp phần nâng cao sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, thúc đẩy hội nhập quốc tế.
Giúp các tổ chức, cá nhân có cơ sở trong đầu tư, kinh doanh. Việc tham gia vào một hình thức có tiềm năng phát triển, cần cho họ thấy được lợi ích, rủi ro để lập phương án dự phòng. Chủ động ứng dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia. Thương mại điện tử nói chung và pháp luật về thương mại điện tử của từng quốc gia sẽ giúp các quốc gia thêm nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Hệ thống pháp luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ nội tại, và chịu ràng buộc bởi các thỏa thuận khu vực hoặc quốc tế.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử;