Bí mật nhà nước là gì? Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước? Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức? Xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm bảo vệ bí mật nhà nước?
Có thể thấy, nếu là một công dân Việt Nam thì ít người có thể biết được đối với nhà nước có những quy định riêng về các loại tài liệu bí mật nếu như không tìm hiểu về pháp luật. Trong cuộc sống hằng ngày, nếu như công dan Việt Nam không tìm hiểu sâu vè pháp luật thì ít ai có thể biết và hiểu được sơ qua khái niệm bí mật nhà nước. Đối với bảo vệ bí mật nhà nước thì đã ban hành Bộ luật riêng để quy định về nguyên tắc và trách nhiệm của các cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ.
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Bí mật nhà nước là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật bải vệ bí mật nhà nước là : “Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.”
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
2. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
– Người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại Tờ trình, Phiếu trình duyệt ký văn bản hoặc văn bản xác định độ mật của vật, địa điểm, lời nói, hoạt động chứa bí mật nhà nước và có trách nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra.
– Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu. Trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu độ mật theo quy định.
– Người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức và chuyển đến đơn vị có chức năng xử lý.
– Người được giao xử lý phải có văn bản đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý.
– Bộ Công an quy định mẫu dấu chỉ độ mật, mẫu văn bản xác định độ mật của bí mật nhà nước.
Theo đó, khi xác định dược bí mật nhà nước thì cơ quan tiến hành việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
– Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao.
– Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.
– Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu sao; bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có văn bản ghi nhận việc chụp. Chỉ sao, chụp đúng số bản cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng. Bản sao, chụp được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính và phải được bảo vệ như bản gốc.
– Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
– Việc sao, chụp điện mật được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
– Bộ trưởng Bộ Công an quy định mẫu dấu sao, chụp bí mật nhà nước; mẫu văn bản ghi nhận việc chụp bí mật nhà nước; mẫu sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước.
3. Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức
– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước.
– Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng, đề xuất chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước theo phân công của Chính phủ;
+ Quy định mẫu dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật, hình thức khác chỉ độ mật và mẫu giấy tờ về bảo vệ bí mật nhà nước.
– Văn phòng Trung ương Đảng và ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng và đảng ủy trực thuộc trung ương; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản chuyên ngành liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý phù hợp với quy định của Luật này;
+ Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, địa phương;
+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc;
+ Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ.
– Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý và thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều này.
– Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Tham mưu giúp Chính phủ xây dựng và phát triển hệ thống thông tin mật mã quốc gia; quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, cung cấp và sử dụng sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước;
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trực tiếp quản lý bí mật nhà nước về việc: Ban hành nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức; Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định của pháp luật và quy chế, nội quy về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý; Chỉ đạo xử lý và kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý và tổ chức thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi người được phân công quản lý bí mật nhà nước thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu, từ trần hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước.
Người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm: Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức về bảo vệ bí mật nhà nước; Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước; Sử dụng bí mật nhà nước đúng mục đích; Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây: Đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp để bảo vệ bí mật nhà nước do mình trực tiếp quản lý; Trường hợp phát hiện vi phạm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước thì người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước phải có biện pháp xử lý và báo cáo người có trách nhiệm giải quyết, thông báo cho cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước biết để có biện pháp khắc phục;
Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước đã quản lý.
4. Xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm bảo vệ bí mật nhà nước
Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ bí mật theo quy định của
Điều 18. Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) In ấn, sao chụp tài liệu mật, tối mật, tuyệt mật không đúng quy định;
b) Phổ biến, nghiên cứu thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước không theo đúng quy định;
c) Không thực hiện đúng quy định về vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước;
d) Tiêu hủy các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không đúng quy định;
đ) Vào khu vực cấm, địa điểm cấm, nơi bảo quản, lưu giữ, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép;
e) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ ở khu vực cấm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, công dân ở trong nước và nước ngoài không đúng theo quy định;
b) Mang tài liệu, vật mang bí mật nhà nước ra nước ngoài mà không được phép của cơ quan và người có thẩm quyền;
c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ ở khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi tài liệu, thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, e Khoản 1; Khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
Như vậy, pháp luật đã ban hành về những loại tài liệu cần bảo mật của cơ quan nhà nước, trách nhiệm giữ bảo mật và nguyên tắc bảo mật tại Luật bảo vệ bí mật nhà nước. Theo đó, những cơ quan có trách nhiệm giữ bảo mật, sao chụp, in bảo mật mà để lộ ra ngoài sẽ bị xử phạt hành chính tướng ứng với việc vi phạm của mình.