Luật kinh tế ra đời nhằm mục đích để có thể giúp duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế. Cùng bài viết tìm hiểu rõ về pháp luật kinh tế.
Mục lục bài viết
1. Pháp luật kinh tế là gì?
Thực chất, ta nhận thấy rằng, pháp luật kinh tế không phải là ngành luật độc lập theo tiêu chuẩn phân loại của lí luận pháp luật hiện hành mà là khái niệm tổng hợp, bao gồm toàn bộ các văn bản thuộc nhiều ngành luật khác nhau như luật kinh tế, luật tài chính,
Những người theo trường phái luật kinh tế của GS.VS Laptev đã cho rằng luật kinh tế là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Xô viết, điều chỉnh các quan hệ giữa các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa và các bộ phận cấu thành của chúng trong lãnh đạo và thực hiện các hoạt động kinh tế. Những quan hệ này được gọi là các quan hệ kinh tế và phát sinh trong quá trình tái sản xuất xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên, đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế thực chất cũng không phải là tất cả các quan hệ phát sinh trong quá trình tái sản xuất xã hội chủ nghĩa mà chỉ một phần các quan hệ đó cụ thể đó là các quan hệ kinh tế, với đặc trưng quan trọng nhất của chúng là trong các quan hệ đó bao giờ cũng kết hợp hài hòa yếu tố tài sản và yếu tố tổ chức – kế hoạch. Ngoài ra, những người theo trường phái này còn khẳng định rằng, luật kinh tế không chỉ có đối tượng điều chỉnh riêng mà còn có phương pháp điều chỉnh và các nguyên tắc riêng.
Luật Kinh tế theo trường phái luật kinh tế của GS.VS Laptev được hiểu cơ bản chính là ngành luật điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội chủ yếu, đó là những quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh và những quan hệ trong quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh đó. Tương ứng với các quan hệ cụ thể đó, nội dung của luật kinh tế bao gồm hai bộ phận quy phạm pháp luật chính cụ thể đó chính là:
– Thứ nhất, những quy định về việc thực hiện hoạt động kinh doanh.
– Thứ hai, những quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Tùy thuộc vào bản chất của nền kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử mà Nhà nước chú trọng ưu tiên phát triển các quy định về thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc các quy định về quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.
2. Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế:
Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ kinh tế do luật kinh tế tác động vào bao gồm:
Thứ nhất: Nhóm quan hệ quản lý kinh tế:
– Nhóm quan hệ quản lý kinh tế được hiểu chính là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh.
– Đặc điểm của nhóm quan hệ quản lý kinh tế:
+ Quan hệ quản lý kinh tế phát sinh và tồn tại giữa các cơ quan quản lý và các cơ quan bị quản lý (các chủ thể kinh doanh) khi các cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý của mình
+ Các chủ thể tham gia quan hệ này ở vào vị trí bất đẳng (vì quan hệ này hình thành và được thực hiện dựa trên nguyên tắc quyền uy phục tùng).
+ Cơ sở pháp lý của nhóm quan hệ quản lý kinh tế chủ yếu thông qua các văn bản pháp lý do các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành.
Thứ hai: Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau:
– Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau thực chất chính là những quan hệ kinh tế thường phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất.
– Đặc điểm của quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau:
+ Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.
+ Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh phát sinh trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng kinh tế hoặc những thoả thuận.
+ Chủ thể của nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh này chủ yếu là các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quan hệ này trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
+ Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh này là nhóm quan hệ tài sản – quan hệ hàng hoá – tiền tệ.
Thứ ba: Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp:
Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp được hiểu cơ bản chính là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa tổng công ty, tập đoàn kinh doanh và các đơn vị thành viên cũng như giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ tổng công ty hoặc tập đoàn kinh doanh đó với nhau.
Cơ sở pháp lý của quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp thông qua nội quy, quy chế, điều lệ, cam kết.
3. Phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế:
Bởi vì thực chất pháp luật kinh tế vừa điều chỉnh quan hệ quản lý kinh tế giữa chủ thể không bình đẳng vừa điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các chủ thể bình đẳng với nhau phát sinh trong quá trình kinh doanh cho nên luật kinh tế sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp tác động khác nhau và các phương pháp này trong thực tiễn cũng có những vai trò cũng như ý nghĩa khác nhau.
Các phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế bao gồm:
– Phương pháp mệnh lệnh:
Phương pháp mệnh lệnh được sử dụng chủ yếu nhằm mục đícg để điều chỉnh nhóm quan hệ quản lý kinh tế giữa các chủ thể bất bình đẳng với nhau. Để có thể phù hợp với đặc trưng của nhóm quan hệ này luật kinh tế đã tác động vào chúng bằng cách quy định cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trong phạm vi chức năng của mình và sẽ có quyền ra quyết định chỉ thị bắt buộc đối với các chủ thể kinh doanh (bên bị quản lý). Còn bên bị quản lý có nghĩa vụ thực hiện các quyết định cụ thể đó.
– Phương pháp thoả thuận:
Phương pháp thoả thuận được sử dụng để nhằm mục đích có thể điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể bình đẳng với nhau.
Bản chất của phương pháp thoả thuận là thể hiện ở chỗ: Luật kinh tế quy định cho các bên tham quan hệ kinh tế có quyền bình đẳng với nhau, thoả thuận những vấn đề mà các bên quan tâm khi thiết lập hoặc chấm dứt quan hệ kinh tế mà không bị phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Điều này có nghĩa là pháp luật quy định quan hệ kinh tế chỉ được coi là hình thành trên cơ sở sự thống nhất ý chí của chủ thể là các bên và không trái với các quy định của nhà nước.
Các tìm kiếm của các chủ thể liên quan đến các phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế, ví dụ phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế, chủ thể của luật kinh tế, vai trò của luật kinh tế, nguyên tắc bình đẳng trong luật kinh tế, trình bày những nội dung mà luật kinh tế điều chỉnh, pháp luật kinh tế, tài liệu luật kinh tế.