Lĩnh vực cạnh tranh trong hoạt động thương mại quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO được pháp luật về cạnh tranh điều chỉnh như sau:
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, pháp luật điều chỉnh lĩnh vực cạnh tranh đã có sự thay đổi, nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề:
Thứ nhất: Các quy định trong pháp
Qua quá trình tiến hành rà soát gần đây cho thấy: mức độ của sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa
Ví dụ: Một trong những yếu tố có tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại quốc tế là những quy định về giá trên thị trường. Khoản 1, Điều 5, Luật giá quy định:”nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, cụm từ “tôn trọng quyền định giá”, “thỏa thuận giá” đã có sự xung đột đối với Luật cạnh tranh. Tôn trọng quyền thỏa thuận giá có nghĩa là các hành vi thỏa thuận, ấn định giá giữa các doanh nghiệp hoạt động trên cùng thị trường cũng sẽ được xem là hợp pháp. Trong khi đó dưới góc độ cạnh tranh, Khoản 1, Điều 8, Luật cạnh tranh quy định hành vi thỏa thuận ấn định giá là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Theo Khoản 2, Điều 9, Luật cạnh tranh, thỏa thuận này bị cấm khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chiếm từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Như vậy, quyền thỏa thuận giá luôn được đặt trong phạm vi giám sát của pháp luật cạnh tranh bằng các quy định cấm đoán và xử lý nếu có vi phạm.
Thứ hai: Pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh còn chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến áp dụng khó khăn.
Ví dụ: Luật cạnh tranh 2004 có đề cập đến khái niệm” thị trường liên quan”. Theo quy định thì việc xác định một doanh nghiệp có vi phạm các hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm: “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, tập trung kinh tế, thoả thuận hạn chế cạnh tranh được xác định trên cơ sở yếu tố thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan”( Điều 11 Luật cạnh tranh 2004). Do đó, vấn đề xác định thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan, thị trường địa lý liên quan là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, theo đánh giá, các yếu tố xác định thị trường liên quan (Điều 3 Luật cạnh tranh) không phù hợp thực tế, gây khó khăn khi thực hiện
Thứ ba: Một số quy định của pháp luật về cạnh tranh chưa phù hợp các cam kết gia nhập WTO.
Tuy pháp luật về cạnh tranh của Việt Nam hiện nay đã khá hoàn thiện, nhưng vẫn còn những điểm được đánh giá là chưa phù hợp với các quy định trong khuôn khổ WTO, chủ yếu là liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, pháp luật về cạnh tranh vẫn tồn tại những quy định thiên về bảo vệ quyền lợi của nhà nước, tạo ra sự phân biệt đối xử. Trong một số lĩnh vực, vẫn chưa có quy định nhằm ngăn cấm việc doanh nghiệp nhà nước thực hiện, duy trì hành vi hạn chế cạnh tranh, đồng thời cũng tạo ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực viễn thông: Theo Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường viễn thông cho các doanh nghiệp nước ngoài theo lộ trình và tuân thủ quy định theo Tài liệu tham chiếu. Tuy nhiên, quy định của Bộ Bưu chính – viễn thông (BCVT) về cước kết nối cuộc gọi quốc tế chiều về Việt Nam có thể đã vi phạm cam kết. Cụ thể theo Quyết định số 04/2006/QĐ-BBCVT, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế tự xác định và đăng ký với Bộ BCVT mức sàn giá cước kết nối cuộc gọi chiều về, nhưng nếu doanh nghiệp có tổng lưu lượng cuộc gọi quốc tế chiều về Việt Nam theo quí vượt 39% tổng lưu lượng của thị trường cuộc gọi quốc tế chiều về Việt Nam, doanh nghiệp phải đóng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phần cước bổ sung là 0,17 USD/phút đối với phần lưu lượng vượt mức.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ tư: Pháp luật về cạnh tranh còn thiếu những quy định mang tính cụ thể, chi tiết.
Điều này thể hiện qua các quy định điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu nước ngoài và đăng ký và sử dụng tên miền gây nhầm lẫn đã được quy định tại Luật SHTT.
Thứ năm: Pháp luật về cạnh tranh nói chung và trong hoạt động thương mại quốc tế nói riêng chưa thực sự được quan tâm bởi cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.