Pháp chế là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực pháp luật, chính vì vậy không phải ai cũng có thể hiểu nghĩa của nó. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cũng cấp cho các bạn nội dung về Pháp chế.
Mục lục bài viết
1. Pháp chế là gì?
Theo như hệ thống pháp luật và đời sống thực tiễn của pháp luật thì pháp chế được xác định bao gồm hệ thống pháp luật và việc thực hiện pháp luật trorg cuộc sống.
Do đó, một rật tự pháp luật hay một chế độ thì trong đó tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác thì được xác định là pháp chế. những biểu thì quá trình tạo lập nên pháp luật đucợ xem là pháp chế. Mặc dù pháp chế và pháp luật được nhận định là có mỗi quan hệ đồng nhất với nhau những giữ chúng lại không có sự đồng nhất. Tại vì đối với các chủ thể pháp luật thì pháp chế thể hiện sự đòi hỏi và những yêu cầu phải triệt để tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.
Pháp chế được biết đến là những thể chế pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội từ các thiết chế, quan hệ xã hội, hoạt động, sinh hoạt của mọi chủ thể pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đến các tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước theo như quy định.
Pháp chế có thể coi là tình trạng xã hội áp dụng các quy tắc đó trong thực tiễn. Theo như quy định của pháp luật thì người làm công tác pháp chế bao gồm:
– Thứ nhất, Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Thứ hai, cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.
– Thứ ba, là những viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ tư, là những nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ
Như vậy, có thê thấy những chủ thể là công chức, cán bộ, viên chức và công nhân được quy định ở trên thì đều là người công tác tư pháp theo như quy định của pháp luạt Việt Nam hiện hành.
2. Pháp chế có tên được dịch sang tiếng Anh là gì?
Pháp chế có tên được dịch sang tiếng Anh là: “Legislation”.
3. Nghề pháp chế và nhiệm vụ phòng pháp chế?
Trên cơ sở quy định tại Điều 12
“a) Công chức pháp chế quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.
Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.
b) Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm a và điểm b khoản này, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân”.
Như vậy, đối với công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định thì là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.
Đối với những viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập được quy định thì là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên thì mới thực sự đủ tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế theo như quy định của Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế này.
Bên cạnh việc hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế thì còn có quy định về nguyên tắc pháp chế được quy định tại Hiến pháp như sau:
Thứ nhất, đối với những cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước thì toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động theo như quy định của pháp luật thì cần phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch. Bộ máy nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện được các quy định của pháp luật đã đề ra. Do sự quan trọng của Bộ máy Nhà nước nên những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy nhà nước và người trực tiếp thực hiện nó pháp luật cũng cần phải quy định một cách rõ ràng và chi tiết nhất có thể.
Tại sao tác giả lại đặt ra vấn đề pháp luật cần quy định một cách rõ ràng và cụ thể về vấn đề này là bởi vì sẽ rất dễ gây ra tình trạng lạm quyền, nhũng nhiễu làm ảnh hưởng đến uy tín nhà nước và thực trạng thực hiện pháp luật nếu không có các quy định có nội dung rõ ràng và chặt chẽ.
Thứ hai, cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật. Trng công tác pháp chế thì việc tuân thủ cac quy định của pháp luật là điều rất quan trọng và đây cũng là một trong những quy định của pháp luật hiện hành. Những chủ thể là cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước đucợ xác định là người trực tiếp thực hiện các chức năng của nhà nước. Là đội ngũ đại diện cho nhà nước khi thực hiện các quy định của pháp luật. Để thực hiện được tốt nhất chức năng của nhà nước và thực hiện pháp luật trong đời sống thì đội ngũ này phải tuân thủ nguyên tắc kể trên.
Thứ ba, trong hoạt động pháp chế thì phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tùy tiện lạm quyền, tham nhũng xẩy ra khá nhiều.
Đấy là một trong các nội dung và nhiệm vụ của pháp chế thì phòng pháp chế cũng được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Phòng pháp chế được biết đến là một bộ phận thuộc tổ chức nhất định, bộ phận này có chức năng như sau:
Thứ nhất, phòng pháp chế thực hiện hoạt động tham mưu, tư vấn pháp lý cho ban quản lý của đơn vị trực thuộc về những vấn đề liên quan đến pháp luật trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Nhà nước quản lý chặt chẽ bằng các biện pháp nhất định đối với các hoạt động kinh doanh sản xuất. Và ban quản lý cần được sự tư vấn về pháp luật để tránh điều hành công ty vi phạm pháp luật, hoặc không thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của công ty, cá nhân đối với nhà nước.
Thứ hai, phòng pháp chế đại diện hoặc đề xuất ca nhân tham gia các hoạt động tố tụng, hành chính với cơ quan nhà nước khi được uỷ quyền.
Thứ ba, phòng pháp chế cần phải thứ hiện cập nhật, hệ thống và thể chế hoá các văn bản pháp lý. Khi quan hệ xã hội có sự phát triển và quy định không còn phù hợp với tình hình thực tế thì pháp luật có quy định phòng pháp chế cần phải thay đổi à điều chỉnh các văn bản pháp lý này. Chính vì vậy khi có sự thay đổi cần phải được cập nhật những điểm giống và khác nhau để xác định quyền và nghĩa vụ của đơn vị.
Bên cạnh đó, phòng pháp chế còn được quy định với những nhiệm vụ sau:
Một là, công tác xây dựng pháp luật.
Hai là, công tác kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật được xác định là việc tham mưu xây dựng Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Ba là, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Bốn là, công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Năm là, công tác bồi thường nhà nước.
Sáu là, công tác thẩm định.
Bảy là, công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng.
Tám là, công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp.
Chín là, công tác quản lý Hội và Hiệp hội ngành xây dựng.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế