Mục lục bài viết
1. Phản ứng hóa học Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + H2O + NaOH:
Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + H2O + NaOH
Phản ứng này thuộc loại phản ứng trao đổi.
– Hiện tượng của phản ứng: Khi cho NaHCO3 vào canxi hidroxit sinh ra kết tủa trắng canxi cacbonat.
– Cách viết phương tình ion thu gọn của phản ứng Ca(OH)2 tác dụng với NaHCO3
Bước 1: Viết phương trình phân tử: Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + H2O + NaOH
Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách: chuyển các chất vừa dễ tan vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử:
Ca2+ + 2 OH- + Na+ + HCO3- → CaCO3 + H2O + Na+ + OH-
Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi ion giống nhau ở cả hai vế:
Ca2+ + OH- + HCO3- → CaCO3 + H2O
2. Tính chất hóa học của các chất trong phản ứng:
Tính chất hóa học của NaHCO3 (Natri hidrocacbonat)
NaHCO3 là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước dễ bị nhiệt phân hủy tạo ra Na2CO3 và khí CO2
– Nhiệt phân tạo ra muối và giải phóng Co2: 2 NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
– Thủy phân tạo thành môi trường bazo yếu: NaHCO3 + H2O → NaOH + H2CO3
– Tác dụng với axit mạnh tạo tành muối và nước:
+ Tác dụng với axit sunfuric: 2 NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2 H2O + 2 CO2
+ Tác dụng với axit clohric: NaHCO3 + HCl → NaCL + H2O + CO2
– Tác dụng với bazo tạo thành muối mới và bazo mới:
+ Tác dụng với Ca(OH)2: NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O
Một trường hợp khác có thể tạo thành 2 muối mới với phương trình phản ứng:
2 NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2 H2O
+ Tác dụng với NaOH: NaHCO3 + NaOH → H2O + Na2CO3
– Ứng dụng của NaHCO3: Natri bicarbonat được biết đến rộng rãi với vai trò là chất phụ gia và có các tác dụng tốt đối với chế biến món ăn, làm bánh, làm mềm thịt… hoặc các tác dụng tẩy rửa tại chỗ. Trong y tế thì thuốc đóng vai trò chống toan hóa máu, chống accid dạ dày, kiềm hóa nước tiểu. Việc sử dụng dung dịch bicarbonate để chống toan hóa máu bắt buộc phải được xét nghiệm trước và chỉ định cẩn trọng. Chỉ định trước khi có kết quả xét nghiệm chỉ được cho khi ở trong tình huống đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.
Tính chất hóa học của Ca(OH)2: DUng dịch Ca(OH)2 có tính bazo mạnh. Mnag đầy đủ tính chất của bazo.
– Tác dụng với axit: Ca(OH)2 + 2 HCl → CaCL2 + 2 H2O
– Tác dụng với muối: Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2 NaOH
– Tác dụng với oxit axit: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Chú ý: Khi sục từ từ khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2 thì:
+ Ban đầu dung dịch vẩn đục: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
+ Sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trong suốt: CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2
3. Cách viết phương trình ion thu gọn của phản ứng Ca(OH)2 tác dụng với NaHCO3:
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 ↓ + H2O + NaOH
Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách: chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử:
Ca2+ + 2OH– + Na+ + HCO3– → CaCO3 ↓ + H2O + Na+ + OH–
Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở cả hai vế:
Ca2+ + OH– + HCO3– → CaCO3 ↓ + H2O
4. Bài tập vận dụng kèm đáp án:
Câu 1: Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là
A. H2S.
B. AgNO3.
C. NaOH.
D. NaCl.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
Câu 2. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3 hiện tượng quan sát được là
A. Dung dịch trong suốt
B. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ
C. Xuất hiện kết tủa trắng xanh
D. Xuất hiện kết tủa trắng
Hướng dẫn giải
Đáp án B
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3(↓ nâu đỏ) + 3NaCl
Câu 3: Phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O có phương trình ion rút gọn là:
A. H+ + OH– → H2O
B. Ba2+ + 2OH– + 2H+ + 2Cl– → BaCl2 + 2H2O
C. Ba2+ + 2Cl– → BaCl2
D. Cl– + H+ → HCl
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Phương trình phân tử:
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Phương trình ion đầy đủ:
Ba2+ + 2OH– + 2H+ + 2Cl– → Ba2+ + 2Cl– + 2H2O
Phương trình ion rút gọn:
H+ + OH– → H2O
Câu 4: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
B. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3
C. 2Fe(NO3)3 + 2KI → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3
D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
A, C, D là phản ứng oxi hóa khử
B là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
Câu 5. Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là:
A. dung dịch NaOH
B. dung dịch HCl
C. dung dịch AgNO3
D. dung dịch BaCl2
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là dung dịch NaOH:
Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaNO3
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
Câu 6: Cho phản ứng: Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O.
Phương trình ion thu gọn của phản ứng trên là
A. HCl + OH – → H2O + Cl–.
B. 2H+ + Mg(OH)2 → Mg2+ + 2H2O.
C. H+ + OH – → H2O.
D. 2HCl + Mg(OH)2 → Mg2+ + 2Cl– + 2H2O.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Ta có phản ứng: Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.
Phương trình ion đầy đủ là: Mg(OH)2 + 2H+ + 2Cl– → Mg2+ + 2Cl– + 2H2O.
→ Phương trình ion thu gọn là: Mg(OH)2 + 2H+ → Mg2+ + 2H2O.
Câu 7: Để điều chế Ca từ CaCO3 cần thực hiện ít nhất mấy phản ứng ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
phản ứng (1): CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Phản ứng (2): CaCl2 → Ca + Cl2 ↑
Câu 8: Điều nào sai khi nói về CaCO3
A. Là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.
B. Không bị nhiệt phân hủy.
C. Bị nhiệt phân hủy tạo ra CaO và CO2.
D. Tan trong nước có chứa khí cacbonic.
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Phương trình nhiệt phân: CaCO3 → CaO + CO2 ↑
Câu 9: Hợp chất Y của Canxi là thành phần chính của vỏ các loại ốc, sò… Ngoài ra Y được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh, chất phụ gia trong công nghiêp thực phẩm. Hợp chất Y là:
A. CaO. B. CaCO3. C. Ca(OH)2. D. Ca3(PO4)2
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Canxi cacbonat được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh, chất phụ gia trong công nghiêp thực phẩm
Câu 10: Nhỏ từ từ NaHCO3 vào ống nghiệm có chứa Ca(OH)2. Hiện tượng thu được là
A. xuất hiện kết tủa trắng.
B. có khí không màu thoát ra.
C. xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan.
D. không có hiện tượng gì.
Hướng dẫn giải
Ca(OH)2 + 2NaHCO3 → Na2CO3 + CaCO3↓ + 2H2O
CaCO3: kết tủa trắng.
Đáp án A.
câu 11: NaHCO3 không phản ứng với chất nào sau?
A. K2CO3.
B. KOH.
C. NaOH.
D. Ca(OH)2.
Hướng dẫn giải
K2CO3 không phản ứng với NaHCO3.
Đáp án A.
câu 12: Cho nước vôi trong phản ứng vừa đủ với 0,01 mol NaHCO3. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 1,58 gam.
B. 0,5 gam.
C. 0,78 gam.
D. 1,00 gam.
Hướng dẫn giải
Ca(OH)2 + 2NaHCO3 → Na2CO3 + CaCO3↓ + 2H2O
0,01 0,05
Khối lượng kết tủa = 0,005.100 = 0,5 gam.
Đáp án B.
8. Một số phương trình phản ứng hóa học khác của Natri và hợp chất:
Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → Na2CO3 + BaCO3↓ + 2H2O
2NaHCO3 -to→ Na2CO3 +CO2↑ + H2O
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O
NaHCO3 + HBr → NaBr + CO2↑ + H2O
NaHCO3 + HNO3 → NaNO3 + CO2↑ + H2O
2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O
NaHCO3 + NaHSO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O