Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân, sông Đà không chỉ được khắc họa với vẻ đẹp hung tàn như con thủy quái mà còn được miêu tả với dáng vẻ trữ tình đầy duyên dáng. Bài viết dưới đây về phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con Sông Đà mời bạn theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Hình ảnh dòng sông trong văn học Việt Nam:
Có thể nói hình ảnh những dòng sông là đề tài lớn trong văn học với ý nghĩa là một biểu tượng nghệ thuật đầy sức hút. Điều đó chắc chắn là bởi Việt Nam là một đất nước có hàng ngàn con sông lớn nhỏ cùng với địa hình phức tạp đã tạo nên bức tranh thiên nhiên khổng lồ khơi dậy bao trí tưởng tượng phong phú và tâm hồn nghệ sĩ của các nhà thơ, nhà văn. Những dòng sông ấy vừa là “người mẹ hiền” luôn che chở, dưỡng nuôi cuộc sống con người Việt Nam và cũng là bầu trời với bao kí ức tươi đẹp của mỗi cá nhân. Đôi khi, dòng sông cũng trở thành người bạn tâm tình.
Các tác phẩm văn học với chủ đề về con sông đầy ấn tượng có thể kể đến: Tống biệt hành của Thâm Tâm; Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường; Tràng giang của Huy Cận; Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính; Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh
2. Dàn ý bài phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con Sông Đà:
Tác phẩm văn học Người lái đò sông Đà là đoạn trích thuộc tùy bút Sông Đà, là sản phẩm kết quả của chuyến đi ngược dòng cùng bộ đội cách mạng về Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tuân. Tác phẩm vẽ nên được vẻ đẹp hùng vĩ của con sông Đà kỳ bí nơi rừng núi Tây Bắc nó đã để lại trong tâm hồn nghệ sĩ những ấn tượng rất sâu đậm. Điểm đặc trưng của Người lái đò sông Đà chính là Nguyễn Tuân đã thành công khi vừa khắc họa được vẻ đẹp của núi rừng và sông Đà vừa khắc họa chân thật vẻ đẹp của người lao động mang chất nghệ sĩ. Đồng thời cũng là tình yêu quê hương đất nước của Nguyễn Tuân.
Dưới đây là dàn ý phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con Sông Đà:
Mở bài:
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò sông Đà.
Giới thiệu vẻ đẹp trữ tình và thơ mộng của dòng sông Đà.
Thân bài:
Dáng vẻ của dòng sông
Dòng sông như người con gái với sắc đẹp đầy kiều diễm : “ Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân ”
Tất cả những cảnh vật thuộc sông Đà đều mang vẻ đẹp trữ tình và thơ mộng:
– Nước sông Đà đổi màu sắc theo mùa: “Mùa xuân…. xanh ngọc bích…Mùa thu …. lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”
– Hai bờ mang vẻ đẹp “hoang dại như một bờ tiền sử”
– Trên mặt sông Đà, những đàn cá vọt lên mặt dòng sông như đàn thoi đang rơi xuống.
Tâm hồn của dòng sông Đà:
Tác giả thấy sông Đà giống như một cố nhân mà ông đã thân quen.
Nhà văn cảm nhận được sự sâu sắc chất “đằm đằm ấm ấm” bên trong tâm hồn của con sông.
Ý nghĩa của hình ảnh sông Đà
Góp phần làm sắc nét hình tượng người lao động, người lái đò
Biểu lộ tình yêu thiên nhiên đất nước, sự tự hào, gắn bó tha thiết với cảnh vật thiên nhiên và lòng yêu nước đằm thấm của Nguyễn Tuân
Thể hiện phong cách nghệ thuật sắc sảo cùng quan điểm, tư tưởng của tác giả về nghệ thuật, cái đẹp.
Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa của hình tượng sông Đà.
3. Phân tích vẻ đẹp thơ mộng của con Sông Đà siêu hay:
Nếu như trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân để lại ấn tượng trong một chữ “ngông” trong nhân cách và tài năng đi khám phá tìm hiểu vẻ đẹp của thiên nhiên thời xưa còn sót lại thì sau cách mạng sáng tác của ông không còn là sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại mà mang vẻ vừa cổ kính, vừa hiện đại. “ Người lái đò sông Đà ” là bài bút kí biểu đạt rõ điều này nhất. Con sông Đà hiện lên với hai nét tính cách hung bạo nhưng đầy trữ tình tạo nên một bức tranh độc lạ về thiên nhiên rừng núi Tây Bắc. Đặc biệt độc giả vô cùng ấn tượng với dáng vẻ đầy thơ mộng và trữ tình của con sông Đà.
Trước hết, nhà văn Nguyễn Tuân cảm nhận dáng vẻ đầy trữ tình và thơ của sông Đà dưới nhiều góc nhìn khác nhau, lúc thì từ trên cao xuống với chi tiết đi máy bay, lúc lại nhìn từ bên trong ra khi cùng bộ đội ta vượt rừng ra với việc đi thuyền trên sông nước. Trừ trên cao xuống, nhà văn so sánh sông Đà “ như chiếc dây thừng ngoằn ngoèo ”, biện pháp tu từ so sánh đã cụ thể hóa hình dáng uyển chuyển và mượt mà của con sông Đà giống như những ca dao xưa ví con sông ấy như hình con long trên vùng núi Tây Bắc. Nguyễn Tuân liên tục sử dụng đến các hình ảnh trùng điệp đối sánh liên hoàn để tô đậm thêm cái vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của dòng sông Đà, “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai … ”. Với điệp ngữ “ tuôn dài ” được Nguyễn Tuân nhấn mạnh hai lần khi nhắc đến chiều dài của con sông Đà chảy dài suốt chiều dài biên giới Tổ quốc phía Tây. Thông qua phép so sánh đặc tả ấy sông Đà hiện lên như một áng tóc trữ tình mà óng ả, mềm mượt và mang vẻ duyên dáng yêu kiều của người con gái trong độ tuổi xinh đẹp nhất. Hình ảnh ẩn hiện mây trời rừng núi và phép so sánh bức tranh mây trời ấy cuồn cuộn chảy như mù khói đốt nương xuân làm tăng thêm vẻ hư ảo kín kẽ nhưng đầy tình tứ của dòng sông. Động từ mạnh “ bung nở ” đứng trước hai loài hoa mang hơi thở mùa xuân là những bông hoa gạo đỏ tươi và những cánh hoa ban trắng tinh khiết tưởng chừng như đối lập nhau làm đậm đà thêm sắc màu rạo rực, lộng lẫy của dòng sông Đà đẹp tuyệt, hấp dẫn lòng người ấy. Nhà văn Nguyễn Tuân phải rất yêu sông Đà lắm thì mới có thể nhìn nó với ánh nhìn đắm đuối mê hồn và dịu dàng đến thế. Xuyên qua những làn mây mùa xuân trắng xóa, ta thấy “ mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích ” màu nước sông Đà được miêu tả vừa có sắc xanh quý phái lại vừa có ánh xanh lộng lẫy, lung linh thu hút khắp khoảng không khiến sông Đà bỗng hóa thành một viên ngọc bích khổng lồ của trời đất. Còn nhìn qua làn sương của mùa thu thì nước sông lại trở nên đỏ lừ lừ giống như “ da mặt một người bầm đi vì rượu bữa ”, gợi cho người đọc hình ảnh nước sông Đà trở đầy phù sa, phì nhiêu tươi tốt đến bao cánh đồng nơi đây. Và đến khi đi từ rừng ra Nguyễn Tuân lại thấy sông Đà chói lóa nghịch ngợm như đứa trẻ con đang chơi đùa với miếng gương chiếu phản chiếu ánh mặt trời, ánh sáng chói lòa ấy cho ta cảm nhận rằng nước thật trong và cũng rất ấm cúng giữa không gian lành lạnh của núi rừng. Trên hai bên bờ bãi sông là những chuồn chuồn, bươm bướm đang cố khoe sắc màu lộng lẫy, rực rỡ nhất.
Cảnh đẹp đôi bờ sông Đà cũng được khắc nét trong khoảng không đầy chất thơ vừa trầm lắng vừa trữ tình : đôi bờ dòng sông hiện lên với vẻ đẹp “ hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa … ”, nhưng đôi khi lại lặng tờ “ như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê ”. Vẻ đẹp huyền ảo nhưng đầy cổ điển ấy đó còn được miêu tả qua những nét vẽ đầy sức sống về cảnh sắc: lá non nhú trong thân ngô trên nương, những con hươu đang thoải mái “ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương ”. Trên mặt nước đàn cá thỏa mãn quẫy vọt lên trên mặt nước giống như đàn thoi đang rơi xuống. Tất cả những hình ảnh kì diệu và thú vị ấy cùng hòa quyện, kết hợp tạo nên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thơ mộng, trữ tình của sông Đà. Đó chính là cái tài hoa của tác giả khi cho người đọc cảm nhận được hết nét tinh xảo, thâm thúy của cảnh sắc vạn vật thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.
Cũng đôi mắt đầy yêu thương tự hào ấy Nguyễn Tuân ví dòng sông lúc thì như một cố nhân lâu ngày mới gặp lại, lúc lại đầm thắm như một tình nhân đi xa thì nhớ, gặp lại thì vui như “ gặp lại nắng giòn tan sau kì mưa dầm ” với niềm hạnh phúc riêng biệt. Tài hoa của nhà văn đã truyền đến cho đọc giả bao tình yêu sông Đà từ đó phát triển thành tình yêu quê hương đất nước.
Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân tràn trề sự nâng niu quyện chặt cùng biện pháp nhân hóa khiến một bức tranh lộng lẫy, thơ mộng về sông Đà quá đỗi đẹp đẽ khắc sâu trong tâm trí người đọc. Khám phá sông Đà cùng nhà văn Nguyễn Tuân, ta mới thêm thấu hiểu chân lí: Thế giới không phải được tạo lập một lần mà mỗi một lần người nghệ sĩ độc lạ mở ra là một lần quốc tế lại được tạo lập ”
4. Phân tích vẻ đẹp trữ tình của con Sông Đà hay nhất:
Sông Đà đâu chỉ hung bạo, mà còn là một dòng sông tuyệt vời thơ mộng. Đặc biệt, từ mạn Thác Bờ về xuôi, Sông Đà chỉ còn vẻ dịu dàng như bất kì một dòng sông nào ở vùng đồng bằng. Bởi vậy, bên cạnh tính hung bạo, Nguyễn Tuân rất chú trọng khắc họa tính trữ tình của dòng sông này. Vốn văn hóa, vốn từ vựng giàu có, trí tưởng tượng bay bổng của nhà văn thả sức tung hoành, tạo nên những đoạn văn mượt mà như những dòng thơ.
Trước hết, Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà một cách bao quát qua câu văn: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban gạo tháng hai là cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Hình ảnh so sánh độc đáo kết hợp với điệp ngữ “tuôn dài” mở ra trước mắt người đọc một con sông dài vô tận, trùng điệp giữa bạt ngàn màu xanh của núi rừng. Đặc biệt là cách kết hợp từ rất độc đáo, từ “áng” thường được sử dụng để nói về áng thơ, áng văn. Nhưng ở đây, Nguyễn Tuân lại sử dụng là “áng tóc trữ tình” – sông Đà giống như một người thiếu nữ trẻ trung với mái tóc dài thật đẹp đẽ. Điểm lên đó là những bông hoa gạo đỏ rực hai bên bờ sông – khiến ta hình dung rằng mái tóc như được trang trí với hoa ban trắng tinh, họa gạo đỏ rực. Một vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không chỉ vậy, vẻ đẹp trữ tình của sông Đà còn được Nguyễn Tuân miêu tả qua màu sắc của nước sông: “Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”. Nguyễn Tuân giống như một người họa sĩ, đang kiên nhẫn ngắm nhìn sự thay đổi từ dòng nước sông Đà để vẽ nên tác phẩm nghệ thuật của mình. Cách miêu tả dòng nước sông Đà của nhà văn đầy sáng tạo. Vào mùa xuân, nước sông mang màu “xanh ngọc bích” – vừa có sắc xanh lại vừa có ánh xanh lung linh, lấp lánh tràn ngập khắp không gian khiến sông Đà bỗng trở thành một khối ngọc bích khổng lồ. Đến mùa thu thì nước sông Đà màu đỏ giống như “da mặt một người bầm đi vì rượu bữa” gợi cho ta cảm giác nước sông Đà đậm phù sa đem màu mỡ đến cho bao cánh đồng phì nhiêu trù phú gọi bao yêu thương tự hào. Nhưng nước sông Đà không có màu đen như “thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ” – câu văn không chỉ nói về màu nước sông mà còn kín đáo gửi gắm tấm lòng tự yêu nước của nhà văn.
Từ không gian bao quát – trên cao nhìn xuống, Nguyễn Tuân đưa người đọc ngắm nhìn sông Đà ở không gian cụ thể – nhìn gần trực diện. Tác giả ví con sông giống như “một cố nhân” – người bạn cũ, từng rất thân thiết đã lâu không gặp, nay được gặp lại cảm thấy vui mừng khôn xiết. Để rồi, khi bắt gặp ánh nắng, nhà văn cảm nhận được vẻ đẹp mang đậm dấu ấn cổ điển của Đường thi: “Yên ba tam nguyệt há dương châu”. Đặc biệt là những câu văn diễn tả được niềm vui của tác giả khi gặp lại sông Đà: “Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Cách so sánh độc đáo cùng với điệp ngữ “sông Đà” bộc lộ niềm vui khôn xiết – có cái hạnh phúc nào bằng sau những ngày mưa dầm được nhìn thấy ánh nắng ấm áo, có cái hạnh phúc nào bằng được mơ lại giấc mơ đẹp đứt quãng. Niềm hạnh phúc khi bắt gặp sông Đà cũng giống như vậy. Và dòng sông thì vẫn đang chờ đợi người bạn tri kỷ đi xa trở về.
Đoạn văn tiếp theo tiếp tục khắc họa vẻ đẹp trữ tình của con sông: Với câu thơ “Thuyền tôi trôi trên sông Đà” – câu văn toàn thanh bằng đọc lên nghe thật nhẹ nhàng, gợi sự thanh bình, sự tĩnh lặng. Nguyễn Tuân tiếp tục so sánh “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Nhà văn khéo léo dùng không gian để gợi mở thời gian. Hình ảnh “một bờ tiền sử” hay “một nỗi niềm cổ tích thời xưa” nhằm thể hiện vẻ đẹp hoang sơ của con sông.
Cùng với đó, Nguyễn Tuân còn khắc họa bức tranh thiên nhiên hai bên bờ sông Đà. Nhà văn đã vẽ lên một khung cảnh đầy sức sống “một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa mà tịnh không một bóng người, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”. Cùng với “đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”. Bức tranh thiên nhiên lúc này giống như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. “Thỉnh thoảng, con hươu thơ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương chăm chăm nhìn ông khách sông Đà mà như muốn hỏi rằng: Có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng cói sương. Dưới lòng sông, những đàn cá đầm xanh thi thoảng quẫy vọt lên bụng trắng như bạc rơi thoi”. Dòng sông hiện lên thật nhẹ nhàng, quyến rũ.
Có một sông Đà gầm thét, chảy trôi miên man giữa trời Tây Bắc vời vợi chất thơ của sông núi, và có một sông Đà trong văn Nguyễn Tuân chảy vào lòng người. Văn chương đã làm cho thiên nhiên đẹp lên bội phần. Con sông Đà sẽ mãi đồng hành cùng với con người cũng như áng văn đẹp của Nguyễn Tuân sẽ luôn là hành trang của mỗi người, của dân tộc đi tới trong cuộc sống hôm nay.
THAM KHẢO THÊM: