Đối với nhiều tác giả, trong đó có tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương luôn mang trong mình một vẻ đẹp hài hòa, thơ mộng, trữ tình, đôi khi thuần khiết và trong trẻo. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu phân tích vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử, quý độc giả có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Phân tích vẻ đẹp sông Hương dưới góc nhìn văn hóa lịch sử hay nhất:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn tiêu biểu của Việt Nam, những bài bút ký của tác giả được viết với cảm hứng ngợi ca khuynh hướng sử thi để tỏ lòng tri ân, biết ơn với quê hương đất nước, đặc biệt là Huế – những con người đã hy sinh cao cả cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về dòng sông quê mình với một tình cảm gắn bó sâu nặng, ông đã từng bộc bạch: “Lớn lên ở Huế, không lúc nào tôi không cảm thấy thành phố này như một khu vườn thân mật của mình” (trong Hoa trái quanh tôi)”. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, ông từng cho biết: “Đây là bút ký dài nhất và tâm huyết nhất của tôi về Huế. Tôi đã mang cả tâm huyết vẽ nên một dòng sông y như nó vốn có. Dòng sông của văn hóa, lịch sử, huyền thoại,… với vẻ đẹp thật của thiên nhiên và có tính nhân văn. Đó là một thứ tài sản tôi muốn gửi lại cho thế hệ mai sau với lời nhắn gửi: sông Hương như một viên ngọc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho Huế. Hãy bảo vệ vẻ đẹp ấy để nó trường tồn mãi mãi, đừng tham vọng tác động làm thay đổi nó dù điều này không phải dễ,…”
Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” thể hiện sự uyên bác, tài hoa của tác giả trong cái nhìn đa chiều về thiên nhiên cảnh vật gắn liền với những chiếc luận sâu sắc về mối quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, văn hóa, giữa dòng sông với thơ ca nhạc họa, giữa dòng sông với con người đất Huế. Nếu như Văn Cao đã từng để lại cho đời một bài ca Sông Lô hùng tráng, hào sảng; nhà văn Nguyễn Tuân đã từng vẽ lên một con Sông Đà dữ dội, trữ tình trong bài văn Người lái đò Sông Đà; nhà thơ Hoàng Cầm cũng đã từng để lại cho đời tác phẩm Bên kia sông Đuống, nhà thơ Hoài Vũ cất tiếng gọi tha thiết với bài thơ Vàm cỏ Đông thì tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường sau hơn nửa thế kỷ gắn bó máu thịt với con sông Hương đã cho ra đời bút ký “độc nhất vô nhị” về dòng sông nên thơ, trữ tình này – Đó là tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” với hình ảnh sông Hương trong tác phẩm hiện lên mang đậm góc nhìn văn hóa, lịch sử.
Trước hết, từ trong câu thơ của Nguyễn du, Bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Cao Bá Quát, Tố hữu thì dòng sông hiện lên với nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau, trong mọi cung bậc cảm xúc khác nhau. Đối với Cao Bá Quát thì sông Hương tựa như “kiếm dựng trời xanh”, còn đối với nhà thơ Tản Đà thì sông Hương tựa như “lá cây xanh”. Đại thi hào Nguyễn du cũng đã từng có những năm tháng gắn bó với sông nước, đó là những năm tháng “đã lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu và từ tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Đối với Bà Huyện Thanh Quan, dòng sông chính là “bóng chiều bảng lảng”. Còn đối với Tố hữu, dòng sông gắn liền với sức mạnh tâm hồn, gắn liền với hình ảnh:
Cô gái cần thơ vê áo mỏng
Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai
Ven bờ sông phẳng còn đỏ mộng
Lả lướt đi về trong gió mai.
Một trong những đặc sắc nổi bật trong cảm quan nghệ thuật của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, đó là tác giả đã gắn liền dòng sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế, thông qua trí tưởng tượng đa chiều và phong phú: “Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya… Quả đúng vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được hình thành trên mặt nước của dòng sông này”. Tác giả đã tưởng tượng dòng sông trong một câu văn đầy ý nghĩa: “Trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Phải chăng tác giả đã vô cùng nhạy cảm về âm thanh, hình ảnh, ca nhạc cung đình Huế thì mới có thể cho ra được trí tưởng tượng độc đáo, phong phú đến như vậy. Hình ảnh dòng sông Hương được tác giả diễn tả bằng những hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo, mới lạ, tài tình: “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái di-gan phóng khoáng và man dạ, dòng sông mềm như tấm lụa, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya…”. Sông Hương còn đẹp bởi một huyền thoại, chứa đựng chiều sâu của thế giới tâm linh khi dân làng lý giải về cách gọi tên của dòng sông này. Qua cái nhìn của một vị thi nhân, một nhạc sĩ, một họa sĩ, có lẽ tác giả đã đem đến cho người đọc nhận thức sâu sắc, đa chiều về văn hóa, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp con người xứ sở nơi dòng sông Hương chảy qua.
Từ góc nhìn về văn hóa, sông Hương hiện lên trong mối quan hệ với lịch sử, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đưa người đọc tìm kiếm những tư liệu, những sự kiện có liên quan đến dòng sông Hương. Tên của sông Hương được ghi trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi là “Linh Giang” (tức là dòng sông mang nhiều yếu tố tâm linh của một vùng đất địa linh nhân kiệt). Những giai thoại, huyền thoại về dòng sông Hương có lẽ đã góp phần trả lời cho câu hỏi: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Dòng sông Hương được xem là điểm tựa để quân Đại Việt bảo vệ biên cương và xứ sở vào thời điểm trước đó. Trong những năm tháng của thế kỷ 18, sông Hương vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, sông Hương gắn chặt chẽ với tên tuổi của nhiều vị anh hùng dân tộc như Nguyễn Huệ – Quang Trung: “Sông Hương đã sống những thế kỷ vinh quang với nhiệm vụ lịch sử của nó”. Dòng sông như một người dũng sĩ trấn giữ biên cương, nhiều lần chiến đấu, đấu tranh oanh liệt để bảo vệ biên giới phía nam của tổ quốc. Đối với lịch sử, sông Hương được xem là một nhân chứng lớn chứng kiến sự đổi mình của Huế, khiến cho thành phố Huế mang một sức hấp dẫn lớn về vẻ đẹp văn hóa mang tầm quốc gia và quốc tế. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đưa người đọc xuôi theo dòng sông để quay trở về với lịch sử, văn hóa, để khám phá sông Hương một cách trọn vẹn nhất, vì vậy sông Hương được ví như Ải Chi Lăng ở phía Nam tổ quốc, nhiều lần làm quân thù phải khiếp sợ, lịch sử ví dòng sông ấy là “Vạn lý Trường Thành của Phương Nam”.
2. Phân tích vẻ đẹp sông Hương dưới góc nhìn văn hóa lịch sử xuất sắc nhất:
Hoàng Phủ Ngọc Tường được xem là một trong những nhà văn tiêu biểu chuyên viết bút ký. Với vốn hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tác giả đã có nhiều tác phẩm nhân văn, sâu sắc và giàu giá trị. Tiêu biểu là bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Tác phẩm này đã làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương, trong đó có vẻ đẹp dưới góc nhìn văn hóa lịch sử. Đây không đơn thuần chỉ là một dòng sông địa lý mà nó còn là một dòng sông có tính cách, có tâm hồn và có nhiều vẻ đẹp riêng.
Sông Hương không chỉ mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên, mà nó còn mang trong mình vẻ đẹp lịch sử văn hóa, văn chương theo chiều dài lịch sử, lấy cảm hứng từ nhiều thơ ca nhạc họa khác nhau. Từ trong bài thơ Nguyễn Du, bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Cao Bá Quát, Tố Hữu,… dòng sông hiện lên với những hình dáng và màu sắc khác nhau, trong mọi cung bậc cảm xúc khác nhau. Trong tương quan với lịch sử của đất nước, sông Hương được xem là dòng “sử thi viết giữa lá xanh”, dòng sông Hương chính là nhân chứng lịch sử to lớn, nhà văn đã đưa người đọc quay trở về quá khứ gian khổ, chứng kiến sự hào hùng của đất nước để rồi có thể cảm nhận rõ nét vẻ đẹp của sông Hương. Đó chính là con Đèo Chi Lăng ở phía Nam đất nước, nhiều lần đã khiến cho quân thù phải khiếp sợ. Châu Hóa giữ vị trí chiến lược trong quá trình bảo vệ độc lập tự do của tổ quốc đại Việt, lịch sử gọi đó là vạn lý Trường Thành của khu vực phía nam. Trong tác phẩm Dư địa chí của Nguyễn Trãi, dòng sông Hương được xem là Linh Giang lịch sử vang dội, kiên cường chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên cương của tổ quốc. Vào những năm đầu thế kỷ 18, sông Hương phản ánh kinh đô Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung. Sông Hương đã sống và trải qua nhiều lịch sử bi thảm của thế kỷ 19, đấm máu các cuộc nổi dậy. Trong thế kỷ 20, sông Hương bước vào cuộc cách mạng tháng tám với những chiến công hiển hách để rồi tiếp tục hiện diện trong những năm tháng bi hùng nhất của lịch sử, chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược Mỹ ác liệt. Trở về quá khứ xa xưa, ngòi văn của tác giả lấp lánh niềm tự hào về lịch sử của sông Hương, nơi đã trải qua bao nhiêu kiên cường kiêu hãnh, trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Sau khi hòa bình lập lại, sông Hương trở về đời thường, giống như một người con gái dịu dàng của xứ sở. Trong suốt quá trình sáng tác của mình, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khám phá và vẽ ra vẻ đẹp hùng vĩ của sông Hương, ông quán triệt sông Hương từ khi bắt nguồn cho đến khi đổ ra biển Đông đều gắn liền với một lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có lẽ đã đắm chìm trong vẻ đẹp của sông Hương để rồi khám phá ra cái nôi văn hóa của xứ Huế, vì vậy sông Hương được nhìn dưới góc nhìn văn hóa cũng vô cùng đẹp đẽ. Từ đây, kiến thức sâu rộng về văn hóa, âm nhạc thơ ca được mở ra. Văn hóa truyền thống, ông đã khẳng định rằng: toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đều được sinh ra trên sông Hương, từ nhã nhạc cung đình Huế, ca Huế, mái nhì, mái đẩy, dân ca,… Nếu ai đã từng nghe ca Huế trên sông Hương thì có lẽ mới cảm nhận được hết nét thơ mộng của ca Huế. Trong sự liên tưởng của mình, tác giả đã phát hiện ra mối quan hệ tương quan giữa các bài ca Huế xưa với Truyện Kiều của Nguyễn Du, để rồi thấy được sự giao thoa hòa hợp giữa thơ và nhạc.
Có người đã từng nói, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường vô cùng uyên bác với sự hiểu biết phong phú về lịch sử, văn hóa của Huế. Đó chính là sự uyên bác của một học giả người Huế, đó là nhận xét rất đúng về ông. Ông đã mang đến cho người đọc những kiến thức mới mẻ, sâu sắc về văn học, văn hóa và lịch sử Huế. Có lẽ vì quá yêu dòng sông Hương, về đẹp trữ tình và thơ mộng của thiên nhiên xứ Huế, đã thôi thúc các nghệ nhân xưa viết nên nhiều trang văn lãng mạn về dòng sông này, từ đó thể hiện tình cảm tha thiết của các tác giả đối với sông Hương và vùng đất Huế. Chất trí tuệ và thơ đan xen với nhau, tạo nên một phong cách văn xuôi hài hòa uyên bác. Qua tác phẩm, ta cảm thấy được tấm lòng yêu thiên nhiên, tha thiết của tác giả hoàng phủ Ngọc Tường đối với sông Hương.
3. Dàn ý phân tích vẻ đẹp sông Hương dưới góc nhìn văn hóa lịch sử:
a. Mở bài:
-
Giới thiệu đôi nét về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, là một nhà văn tài ba, uyên bác, có sở trường về bút ký. Những sáng tác của ông thông thường đều có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố nghệ thuật sắc bén và tư duy đa chiều, yếu tố trữ tình sâu lắng;
-
Khái quát về tác phẩm: Được rút ra từ tập ký cùng tên, là một trong những sáng tác thành công của tác giả, được viết tại Huế vào năm 1981.
b. Thân bài:
- Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn lịch sử:
+ Là một nhân chứng lịch sử của Huế, của đất nước;
+ Là một công dân có ý thức trách nhiệm với quê hương, với đất nước;
+ Là một người con gái anh hùng, đã gắn bó với Huế trong suốt thời đại cách mạng, tham gia vào lịch sử của đất nước với những chiến công hiển hách.
- Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn văn hóa:
+ Sông Hương và âm nhạc cổ điển Huế;
+ Tác giả đã không miêu tả trực tiếp mà sử dụng các tác phẩm tiêu biểu của các thế hệ tài năng để miêu tả sinh động về vẻ đẹp nên thơ của dòng sông từ nhiều góc độ khác nhau nhưng cũng vô cùng hấp dẫn;
+ Sông Hương gắn liền với văn hóa, gắn liền với dòng chảy êm đềm, lễ hội truyền thống và màu áo cưới của cô dâu xứ Huế.
=> Vì vậy, sông Hương chính là một người con gái phóng khoáng, chung thủy, anh dũng, kiên cường trong lịch sử, tài hoa sáng tạo trong âm nhạc, trong văn hóa, khiêm nhường trong đời thường, và là hiện thân cho vẻ đẹp của người con gái Huế.
c. Kết bài:
Khái quát về giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung.
THAM KHẢO THÊM: