Tác phẩm điều ước của vua Mi-đát là chuyện thần thoại nổi tiếng của Hy Lạp, đem đến cho chúng ta rất nhiều bài học bổ ích về cuộc sống. Sau đây là mẫu bài phân tích Điều ước của vua Mi-đát mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Phân tích văn bản Điều ước của vua Mi-đát hay nhất:
Câu chuyện ” Điều ước của vua Mi-đát” là thần thoại rất nổi tiếng của Hy Lạp. Có thể thấy mỗi một câu chuyện thần thoại đều đem đến cho chúng ta rất nhiều bài học bổ ích về cuộc sống, ” Điều ước của vua Mi-đát” cũng vậy. Câu chuyện đã mang đến cho chúng ta một minh chứng về lòng tham và bài học về kết cục của lòng tham.
Chuyện lấy nhân vật là một vị vua, khi ông là người đứng đầu đất nước và không gì là không có. Nhưng đến khi thần Đi-ô-ni-dốt có một lần hiện lên, Vị vua đã xin thần một điều là mong muốn biến tất cả những thứ mình động đến, chạm tay đến đều thành vàng. Sự tham lam của vị vua này đã hiện lên rất rõ. Vua không ước thứ gì cho nhân dân hay cho mọi người xung quanh mà lại ước có được sự giàu có cho bản thân mình. Thần Đi-ô-ni-dốt cũng chấp nhận điều ước của Mi-đát. Lúc này Mi- đát không biết rằng điều ước sẽ mang lại cho vua nhiều phiền phúc. Lúc đầu khi chạm vào gì cũng thành vàng Mi- đát đã rất vui mừng, nhưng khi chạm đến đồ ăn những đồ ăn đó cũng biến thành vàng. Và vua không thể nào ăn được. Mỗi ngày trôi qua đều như vậy khiến cho Mi- đát đói bụng cồn cào. Vua lại chắp tay xin thần lấy lại điều ước đó mà chỉ mong muốn một điều ước nhỏ nhoi đó là được sống. Vị thần hiện lên và nói “Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham.” Vua Mi-đát làm theo và đã hóa giải được điều ước trước kia.
Sau câu chuyện, vua Mi-đát đã biết rằng hạnh phúc của mỗi người không phải được xây dựng từ lòng tham lam, mà được bồi đắp từ những điều nhỏ nhặt nhất xung quanh chúng ta là được sống và hạnh phúc. Lòng tham lam sẽ khiến ta mù quáng và sau đó sẽ phải trả giá. Câu chuyện thần thoại này mang nhiều nét đặc trưng, có nhiều yếu tố kì ảo và hoang đường. Câu chuyện đã mang đến những ý nghĩa, bài học thật sâu sắc đến cho bạn đọc về lòng tham.
2. Phân tích văn bản Điều ước của vua Mi-đát ngắn gọn:
Điều ước của vua Mi-đát là một truyện ngắn có đầy đủ những yếu tố của thể loại truyện thần thoại với những chi tiết hoang đường, kỳ ảo, mang giá trị và một bài học sâu sắc về lòng tham của con người.
Câu chuyện kể về một vị vua Mi-đát, một người đã nắm trong tay mọi thứ trên đời từ quyền lực đến danh vọng nhưng lại không biết thỏa mãn những gì mình đang có. Ông là một vị vua, người cầm quyền của một đất nước hòa bình và giàu có, tuy nhiên lòng tham vẫn sâu không đáy. Khi được thần cho 1 điều ước, ông ta không mong cho đất nước hưng thịnh hay nhân dân ổn định mà lại mong thứ gì mình chạm vào đều biến thành vàng. Một người đã có mọi thứ nhưng cuối cùng vẫn không chiến thắng được giá trị đồng tiền. Điều ước đã được thực hiện, ông ta chạm vào thứ gì, thứ đó sẽ biến thành vàng. Tuy nhiên, chẳng vui vẻ và thỏa mãn được lâu vì nhà vua phát hiện, ông ta không thể ăn bất cứ thứ gì vì mọi thứ đều thành vàng. Vua vội vàng cầu xin vị thần thu lại điều ước, qua đó nhà vua mới hiểu được rằng tiền tài không thể đem đến cho con người hạnh phúc.
Nhiều yếu tố kì ảo đã làm cho câu chuyện trở nên chân thực hơn, khắc họa rõ nét tính cách của nhân vật. Qua những yếu tố nghệ thuật và nội dung của bài viết, người đọc rút ra được những bài học đáng nhớ. Chi tiết đáng giá nhất là chi tiết cái giá phải trả của nhà vua, ta càng hiểu rõ hơn về lòng tham không đem lại cho con người hạnh phúc.
3. Phân tích văn bản Điều ước của vua Mi-đát ý nghĩa nhất:
“Điều ước của vua Mi-đát” là một truyện thần thoại kể về một ông vua tham lam vàng bạc. Vua ngự trên ngai vàng bệ ngọc, được sống trong nhung lụa, được ăn bao của ngon vật lạ trên đời, vàng ngọc chất đầy ắp trong các kho báu.
Một hôm thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay: Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng! Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận. Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa! Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn đồ uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn: – Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống! Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán: – Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham. Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
Truyện “Điều ước của vua Mi-đát” đã châm biếm và chê cười những kẻ tham lam hám vàng. Thần đã cho vua Mi-đát tham lam một bài học nhớ đời. Thành công không phải do tạo hóa, hay do người khác ban tặng cho mà nó nằm trong chính sự nỗ lực của mỗi người. Trên thế giới rộng lớn không có gì là giống nhau nên mỗi người cũng có những bí quyết riêng để tới cái đích thành công: có người thì nỗ lực làm việc để tích lũy từng ngày, có người lại sẵn sàng đương đầu với những thử thách, dám mạo hiểm tất cả để theo đuổi ước mơ, giấc mơ, có nhiều người lại có khả năng thiên phú, và để thành công họ nuôi dưỡng và phát triển cái thiên phú đó lên,… Nhưng, bản chất của thành công mỗi người lại rất giống nhau, đó chính là sự nỗ lực hết mình, hoàn thiện bản thân tốt nhất và thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Thành công là một điều mà ai trong chúng ta cũng mong muốn đạt được. Nhưng bạn muốn thành công cần phải hội tụ đầy đủ hai điều kiện đó là sự cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân thì mới vươn tới được thành công. Cố gắng hết sức đó chính là sự nỗ lực, nỗ lực tận cùng, luôn kiên trì, bền bỉ không bao giờ lùi bước vì thất bại. Còn việc không ngừng hoàn thiện bản thân mình đó chính là giúp mình trở nên hoàn hảo hơn, chúng ta cần rèn luyện, bồi đắp bản thân và không nên dễ dàng hài lòng với chính mình. Khi bạn có đầy đủ cả hai điều kiện đó thì thành công sẽ gõ cửa dù sớm hay muộn. Để tốt hơn mỗi ngày, hãy nỗ lực, luôn luôn cầu tiến, hoàn thiện bản thân. Thành công không phải dễ dàng, bạn muốn đạt được hay không được nằm trong tay bạn biết nắm bắt cơ hội trong cuộc sống không. Thành công có thể đến rất bất ngờ, đôi khi chính là khởi đầu lúc bạn thất bại. Vì vậy, nếu bạn mang trong mình sự lo lắng và để thất bại nhấn chìm, bỏ cuộc giữa chừng thì sẽ đánh mất cơ hội đạt được mục tiêu, ước mơ của mình. Thành công cũng sẽ không mỉm cười với những bạn không bao giờ thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực và chắc chắn bạn cũng không thể nắm giữ được thành công quá lâu nếu bạn dễ dàng hài lòng với những gì trước mắt, hài lòng với bản thân.
Vậy qua truyện cổ này chúng ta càng thấm thía: Vàng bạc chưa hẳn đã đem lại hạnh phúc và hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. Mọi ước muốn tham lam là nguồn gốc sâu xa của tội lỗi.