Chính sách tài khóa? Một số giải pháp góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách tài khóa ở Việt Nam hiện nay? Vai trò của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô?
Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thì chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tài khóa nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế nên cần phải có hướng để phát triển chính sách tài khóa được linh hoạt và phù hợp nhất với nền kinh tế. Bài viết dưới đây của chúng tôi xin cung cấp nội dung cho bạn đọc về chính sách tài khóa và Phân tích vai trò của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô hiện nay ra sao để từ đó có giải pháp tốt nhất cho chính sách tài khóa này.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Chính sách tài khóa là gì?
Chính sách tài khóa là việc sử dụng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách để tác động đến nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ là quá trình mà cơ quan tiền tệ của một quốc gia kiểm soát việc cung cấp tiền, thường nhắm mục tiêu một tỷ lệ quan tâm để đạt được một tập hợp các mục tiêu hướng tới sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế.
2. Một số giải pháp thực hiện có hiệu quả chính sách tài khóa ở Việt Nam:
Thứ nhất, tăng cường xã hội hóa các nguồn lực.
Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước phải đóng vai trò là “vốn mồi”, tạo điều kiện để thu hút nhiều hơn nữa sự đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đa dạng hóa các nguồn đầu tư ngoài nhà nước. Đẩy mạnh huy động nguồn vốn trong dân cư, vốn của các trung gian tài chính, phát triển thị trường chứng khoán.
Thứ hai, tăng tính công khai, minh bạch tài khóa.
Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý tài khóa sẽ tạo điều kiện cho người dân, cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát, qua đó hạn chế những thất thoát, lãng phí trong sử dụng nguồn lực. Minh bạch tài chính cũng sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của những cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Thứ ba, hướng chính sách tài khóa đến mục tiêu tăng trưởng hợp lý và ổn định kinh tế vĩ mô.
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, chính sách tài khóa và phát triển kinh tế của một quốc gia có những mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Ở Việt Nam, thông thường, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng giai đoạn sẽ được nghiên cứu, hoạch định trước.
Trên cơ sở đó, chính sách tài khóa sẽ được xác định để phù hợp với các mục tiêu chiến lược trung hạn và dài hạn. Vì vậy, vấn đề quan trọng trong quá trình hoạch định mục tiêu chiến lược phát triển là nhất thiết phải căn cứ vào nguồn lực thực tế của quốc gia để đề ra những mục tiêu phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước. Đó là tiền đề quan trọng để xây dựng một chính sách tài khóa phù hợp, khả thi và bám sát những yêu cầu phát triển đất nước; đồng thời, cân đối ngân sách bền vững và bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
Thứ tư, tăng cường thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ là phải bảo đảm công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa người dân ở thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi.
– Về thu ngân sách nhà nước: tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh ở vùng, miền có điều kiện kinh tế và xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
– Về chi ngân sách nhà nước: cần có hình thức cấp vốn cho các hộ nghèo để phát triển sản xuất, tạo việc làm, đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập và giúp họ tự thoát nghèo; chi ngân sách nhà nướcN để dạy nghề cho các lao động nghèo chưa được đào tạo, giúp họ có thể tự tạo việc làm hoặc tự tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động.
Thứ năm, nâng cao chất lượng công tác dự báo.
Công tác dự báo trong thời gian qua chưa được chú trọng đúng mức và tính chính xác chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện các nội dung sau:
+ Nhà nước cần có quy định chính thức về việc dự báo kinh tế là khâu bắt buộc trong quy trình xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội cũng như trong ban hành chính sách thu – chi ngân sách nhà nước.
+ Cần nâng cao chất lượng dự báo. Khi xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô, bên cạnh những dự báo về mặt định tính, cần áp dụng các phương pháp định lượng để bảo đảm tính chính xác, tin cậy cao.
+ Phân tích và dự báo một mặt dựa trên xu hướng biến động trong tương lai, mặt khác phải căn cứ vào dữ liệu lịch sử. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu bảo đảm đầy đủ, chính xác và cập nhật để phục vụ cho công tác dự báo.
+ Bảo đảm các điều kiện về vật chất, nguồn nhân lực cho công tác dự báo. Theo đó, nghiền cứu đầu tư thích đáng cho hoạt động dự báo, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dự báo và có cơ chế hợp tác, thuê chuyên gia nước ngoài, các tổ chức quốc tế hỗ trợ kỹ thuật trong phân tích dự báo.
3. Vai trò của chính sách tài khóa trong kinh tế vĩ mô:
Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế, thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế. Với điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hay phát triển quá mức mục tiêu), chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
Về mặt ý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị trường. Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu chi ngân sách hiệu quả. Những hạn chế của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô:
+ Chính sách tài khóa được ban hành và áp dụng trễ hơn so với diễn biến của thị trường tài chính, chính phủ cần thu thập dữ liệu báo cáo trong 1 khoảng thời gian nhất định, sau đó mới thống kê làm căn cứ đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, quyết định ban hành chính sách. Sau khi chính sách được ban hành: cần 1 khoản thời gian để đến được người dân, người thụ hưởng. Khi áp dụng chính sách tài khóa, thường gặp phải những hạn chế sau:
+ Khó đo lường được quy mô chịu ảnh hưởng của chính sách tài khóa
+ Trường hợp ước lượng được quy mô tác động của chính sách tài khóa, thì giá trị số liệu này cũng lỗi thời so với tình hình tài chính hiện tại của quốc gia đó. Từ đó dẫn đến những kết quả sai lệch so với mong muốn, mục đích sứ mệnh ban đầu của chính sách tài khóa.
+ Khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, nghĩa là sản phẩm được sản xuất ra từ nền kinh tế thấp hơn dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp tăng, ngân sách được chi ra để bù đắp cho các dịch vụ công tăng, tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Thâm hụt ngân sách gia tăng do nợ công trả lương cho đội ngũ nhân viên, cán bộ nhà nước, cán bộ giáo dục, nhân viên y tế,… trong khi vẫn giữ nguyên chỉ tiêu ngân sách xã hội (dù thực tế nhu cầu xã hội ít hơn so với thực tế trong quá khứ).
+ Tăng chi tiêu hay giảm chi ngân sách luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách nhà nước.
+ Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư, người thụ hưởng, tầng lớp hưu trí, học sinh, sinh viên, và những tầng lớp dễ chịu ảnh hưởng khác.