Giàn bầu trước ngõ là một truyện ngắn nổi bật của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, được viết với phong cách giản dị, gần gũi nhưng đầy chất nhân văn. Bài viết dưới đây với chủ đề Phân tích truyện Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư sẽ giúp các em học sinh nắm được những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cũng như ý nghĩa mà tác giảng dạy muốn gửi gắm.
Mục lục bài viết
1. Phân tích truyện “Giàn bầu trước ngõ” của Nguyễn Ngọc Tư hay nhất:
Hellen Keller đã từng tâm sự: “Tôi khao khát làm được những điều vĩ đại và cao cả, nhưng trách nhiệm chính của tôi là làm được những điều nhỏ nhặt như thể chúng vĩ đại và cao cả”. Frank A.Clark cũng cho rằng: “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”. Thật vậy, cuộc sống của chúng ta là tổ hợp của tất thảy những gì nhỏ bé tồn tại xung quanh tạo nên. Chính vì chúng quá nhỏ bé, không đáng kể nên hầu hết mọi người đều khao khát những điều lớn lao, dù vô tình hay cố ý, họ vẫn sẽ không quan tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Để bày tỏ cảm nhận của mình về vấn đề ấy, không ít các nhà văn đã viết nên những tác phẩm đề cao giá trị của cuộc sống đời thường. Một trong số đó là truyện “Giàn bầu trước ngõ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Tác phẩm là câu chuyện xoay quanh một gia đình với giàn bầu trước ngõ, cùng với đó là hình ảnh người bà hiện lên gần gũi, thân thương.
Nguyễn Ngọc Tư sinh ra trong một gia đình nông dân ở Cà Mau, là một trong những cây bút đặc biệt của văn học đương đại Việt Nam. Với lối viết mộc mạc, giản dị và đầy ắp chất thôn quê, phong cách nghệ thuật đặc trưng, cô đọng và sâu sắc, cô được độc giả yêu mến gọi với cái tên thân mật là “cô Tư”. Những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư luôn đậm chất hiện thực, khắc họa chân thực đời sống cùng những tâm tư, nguyện vọng của những người lao động nghèo nơi đồng bằng. Cô là một trong những đại diện tiêu biểu cho phong cách viết của các nhà văn Nam Bộ. Những tác phẩm nổi bật của cô phải kể đến là “Ngọn đèn không tắt”, “Cánh đồng bất tận”, “Sông”,…
Trong tác phẩm “Giàn bầu trước ngõ”, Nguyễn Ngọc Tư kể về cuộc sống của một gia đình nghèo ở miền quê Việt Nam, nơi những khó khăn, thử thách là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, qua câu chuyện đó, tác giả không chỉ phản ánh sự vất vả mà còn làm nổi bật tình yêu thương, lòng nhân ái và sức mạnh kiên cường của con người trước những gian khó. Câu chuyện đã khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng và những suy tư về ý nghĩa thật sự của cuộc sống.
Ban đầu, gia đình rất yêu thích việc trồng và chăm sóc giàn bầu. Bà nội của nhân vật tôi đã trồng giàn bầu này khi còn ở quê hương mình với hy vọng rằng việc trồng giàn bầu sẽ giúp bà vơi bớt nỗi nhớ quê, đồng thời truyền lại những giá trị văn hóa cho thế hệ sau. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, giàn bầu ngày càng lớn, khiến gia đình không thể tiêu thụ hết số lượng bầu. Cảm giác ngán ngẩm và căng thẳng bắt đầu xuất hiện khi số lượng bầu quá nhiều. Thậm chí, bà nội còn trồng thêm các loại cây khác và làm đủ món bánh, nhưng chỉ có mỗi nhân vật tôi là thích ăn. Sự quá tải từ giàn bầu và các hoạt động liên quan đến nó đã tạo nên áp lực cho cả gia đình. Cuối cùng, gia đình quyết định giảm bớt giàn bầu trước ngõ, và từ đó, không khí trong gia đình trở nên nhẹ nhõm hơn, sự căng thẳng cũng được giải tỏa.
Giàn bầu trước ngõ không chỉ là một biểu tượng của sự chăm chỉ, hy sinh mà còn là đại diện cho những nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của những người dân nghèo. Dù cuộc sống có khó khăn, vất vả đến đâu, họ vẫn kiên cường lao động để duy trì cuộc sống và nuôi dưỡng gia đình. Mỗi cành bầu trên giàn là biểu tượng cho những hy vọng, ước mơ và khát khao của người nông dân. Đồng thời, tác phẩm cũng truyền tải đến người đọc sự đoàn kết và tình yêu thương trong cộng đồng. Những người dân nghèo không chỉ chia sẻ khó khăn mà còn cùng nhau tìm kiếm niềm vui, hy vọng và chăm sóc giàn bầu, cùng nhau vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
“Giàn bầu trước ngõ” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc nhờ vào giá trị nghệ thuật tinh tế của tác phẩm. Một trong những yếu tố nổi bật làm nên thành công của tác phẩm chính là nghệ thuật kể chuyện qua ngôi thứ nhất. Việc chọn lựa ngôi kể này tạo nên sự gần gũi cũng như mang đến cho người đọc cảm giác chân thực, đầy tình cảm, giúp người đọc dễ dàng hòa mình vào câu chuyện. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng đậm đà sắc thái, mộc mạc nhưng vô cùng sâu lắng và tinh tế. Chính nhờ vào cách diễn đạt này, độc giả có thể cảm nhận rõ rệt từng cung bậc cảm xúc của nhân vật, như thể chính mình đang sống trong câu chuyện ấy.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng khéo léo xây dựng hình ảnh người bà, một biểu tượng của tình yêu thương và sự hy sinh vô bờ bến. Thông qua những chi tiết tinh tế, người bà hiện lên như một ngọn gió mát lành, mang đến sự dịu dàng và ấm áp cho ngôi nhà. Những hành động quan tâm, chăm sóc của bà dành cho gia đình được miêu tả chân thực và đầy cảm động, khiến người đọc không chỉ hiểu mà còn cảm nhận được tấm lòng của bà. Câu chuyện “Giàn bầu trước ngõ” như một lời nhắc nhở để chúng ta thêm yêu quý và trân trọng người bà thân yêu của mình.
2. Phân tích truyện “Giàn bầu trước ngõ” của Nguyễn Ngọc Tư đặc sắc:
Xung quanh chúng ta luôn hiện diện những điều giản dị và gần gũi của quê nhà, nhưng trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và con người đang chạy đua với công nghệ, liệu giá trị của một cuộc sống yên bình có thể được gìn giữ? Để bày tỏ cảm nhận về vấn đề này, nhiều nhà văn đã sáng tác những tác phẩm nhằm tôn vinh vẻ đẹp của cuộc sống đời thường. Một trong số đó là tác phẩm “Giàn bầu trước ngõ” của Nguyễn Ngọc Tư, kể về câu chuyện của một gia đình với giàn bầu xanh tươi trước ngõ, gắn liền với hình ảnh người bà thân thương, gần gũi.
Câu chuyện trong tác phẩm xoay quanh một gia đình với giàn bầu xanh tốt được trồng nên bởi đôi bàn tay của bà nội. Giàn bầu ấy bao phủ khắp sân và mang lại niềm vui giản dị cho gia đình. Tuy nhiên, theo thời gian, giàn bầu phát triển quá nhanh, khiến gia đình không thể tiêu thụ hết số lượng quả bầu và bắt đầu cảm thấy ngán ngẩm, vì quả ra nhiều vừa ăn không hết vừa lại cản trở lối đi. Bên cạnh giàn bầu, câu chuyện cũng tập trung khai thác vào nhân vật người bà. Bà nội được người bố đón từ quê lên sống cùng gia đình. Qua lời kể của nhân vật “Tôi”, hình ảnh người bà hiện lên với nỗi nhớ quê nhà luôn khắc khoải trong lòng. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là những cảm xúc hoài niệm, những suy tư về quê hương và ký ức một thời.
Tác giả đã khéo léo xây dựng hình ảnh người bà như một biểu tượng của tình yêu thương và sự hy sinh. Bà không chỉ là người giữ gìn truyền thống mà còn là một ngọn gió mát lành trong căn nhà của tác giả. Qua những đoạn văn tinh tế, tác giả đã tường thuật chi tiết sự quan tâm và hy sinh của người bà dành cho gia đình. Mỗi câu chữ dường như vang lên niềm vui và tự hào của bà khi nhắc đến thành tựu của con trai, cùng niềm mong ước cho con cháu một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tác phẩm được kể bằng ngôi thứ nhất, qua góc nhìn của nhân vật “Tôi” – một người con trong gia đình, giúp người đọc có thể dễ dàng hình dung về cuộc sống thường nhật của gia đình trong câu chuyện. Hình ảnh giàn bầu xanh mướt, vươn dài phủ kín sân nhà, được miêu tả chi tiết qua những quan sát tỉ mỉ của tác giả, tạo nên một không gian thật sống động và gần gũi. Diễn biến tâm lý của các nhân vật cũng được thể hiện rõ nét qua cảm nhận và quan sát của nhân vật “Tôi”.
Với vai trò là người kể chuyện, tác giả đã tận dụng sức mạnh của ngôi kể thứ nhất để truyền tải cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. Các sự kiện trong câu chuyện được thuật lại một cách có trình tự và logic, giúp mạch truyện trở nên mạch lạc, hợp lý. Đồng thời, ngôi kể này cũng giúp bộc lộ rõ ràng cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “Tôi”, dẫn dắt người đọc theo mạch cảm xúc của câu chuyện một cách tự nhiên.
Bằng việc sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật “Tôi” không chỉ là người dẫn dắt câu chuyện mà còn là nhân vật chủ đạo, tạo ra những tình huống giao tiếp và từ góc nhìn của mình, làm nổi bật tính cách, tâm lý của các nhân vật khác. Nhờ đó, nội dung tác phẩm trở nên chân thực và sinh động hơn. Ngôi kể thứ nhất không chỉ làm nổi bật tính cách nhân vật mà còn thể hiện quan điểm, suy nghĩ của tác giả, là cách thức mà tác giả bày tỏ cái tôi cá nhân, tạo nên những giá trị nghệ thuật sâu sắc và nhân đạo trong tác phẩm.
3. Phân tích truyện “Giàn bầu trước ngõ” của Nguyễn Ngọc Tư ngắn gọn:
Xung quanh ta luôn có những điều giản dị của quê hương, nhưng trong xã hội hiện đại, giá trị của một cuộc sống yên bình có thể bị mai một. Tác phẩm “Giàn bầu trước ngõ” của Nguyễn Ngọc Tư là một trong số các ví dụ về tôn vinh vẻ đẹp của cuộc sống đời thường. Câu chuyện trong tác phẩm xoay quanh một gia đình có giàn bầu xanh tốt được trồng bởi bà nội. Giàn bầu ấy đã mang lại niềm vui nhưng cũng gây ra những phiền toái cho gia đình khi phát triển quá mạnh, số lượng quả ra nhiều đến mức không thể tiêu thụ hết. Bên cạnh giàn bầu, tác phẩm còn tập trung khai thác hình ảnh người bà với nỗi nhớ quê hương khắc khoải.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã khéo léo xây dựng hình ảnh người bà như biểu tượng của tình yêu thương và sự hy sinh. Bà không chỉ là người phụ nữ giữ gìn truyền thống mà còn là ngọn gió mát lành trong gia đình, thể hiện qua những hành động quan tâm và tự hào về con trai. Câu chuyện được kể qua ngôi thứ nhất, từ góc nhìn của nhân vật “Tôi”, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được cuộc sống gia đình và diễn biến tâm lý các nhân vật. Qua góc nhìn của nhân vật “Tôi,” người đọc có thể cảm nhận được những cảm xúc của người bà, từ nỗi nhớ quê hương đến sự hy sinh và tình yêu thương vô bờ bến đối với gia đình. Mặc dù giàn bầu mang lại những phiền phức, nó cũng là nơi kết nối ký ức về quê hương và sự hi sinh của người bà. Ngôi kể thứ nhất giúp cho mạch truyện trở nén mạch lạc và làm nổi bật cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “Tôi”, qua đó bộc lộ cái tôi cá nhân của tác giả, đồng thời tạo nên những giá trị nghệ thuật sâu sắc cho tác phẩm.
“Giàn bầu trước ngõ” không chỉ là một câu chuyện về cuộc sống của những người dân quê mà còn là một tác phẩm đầy cảm xúc, chứa đựng những suy tư về cuộc sống, tình cảm gia đình và sự hi sinh của thế hệ trước.
THAM KHẢO THÊM: