Bài văn Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm gồm dàn ý phân tích chi tiết, sơ đồ tư duy và 10 bài văn phân tích mẫu hay nhất, ngắn gọn được tổng hợp và chọn lọc từ những bài văn hay đạt điểm cao của học sinh lớp 8. Hi vọng với những bài phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm này các bạn sẽ yêu thích và viết văn hay hơn.
Mục lục bài viết
1. Phân tích truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen hay nhất:
An-đéc-xen là một nhà văn người Đan Mạch nổi tiếng với thể loại truyện cho trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện “Cô bé bán diêm”.
Nhân vật chính của câu chuyện là một cô bé bán diêm. Hoàn cảnh của cô bé rất đáng thương. Mẹ mất và bà nội cũng vừa mới qua đời. Cô bé buộc phải sống với người bố và phải bán diêm để kiếm tiền trong một đêm giao thừa lạnh giá. Mọi người hối hả đi xuống phố, không ai để ý đến một cô bé đang ngồi nép vào một góc tường. Xung quanh, cửa sổ của nhà nào cũng sáng đèn, đường phố thơm phức mùi ngỗng quay. Cô bé co chân lại để tránh lạnh nhưng càng ngày càng cảm thấy rét buốt hơn. Bàn tay cô bé cứng đờ ra vì lạnh giá. Sự nghèo khó, thiếu thốn của cô bé bán diêm ở đây không chỉ về vật chất mà còn là thiếu thốn về tinh thần, thiếu đi sự yêu thương được bao bọc của những người thân trong gia đình.
Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi cẩn thận thắp một que diêm để sưởi ấm. Trong lần quẹt diêm thứ nhất, cô bé ước có một chiếc lò sưởi. Đó là mong muốn được sự ấm áp. Đến lần quẹt diêm thứ hai, cô bé ước có một căn phòng có bàn ăn và một con ngỗng quay trên bàn – mong muốn được nở bụng. Sau đó, lần thứ ba là mong muốn có được một cây thông Noel – mong muốn được đón năm mới như bao người khác. Đến lần thứ tư, cô bé ước được gặp lại bà. đó là mong muốn được che chở và yêu thương. Cuối cùng, cô bé bán diêm hết diêm, để lại hết tất cả để đi gặp bà và theo bà về nơi hạnh phúc. Những mong muốn của cô bé là hoàn toàn chính đáng.
Đến cuối cùng, cô bé bán diêm phải chịu chết một cái chết thương tâm ở một góc tường lạnh lẽo. Cái chết của cô bé bán diêm lên án một xã hội với những con người vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ. Nhưng trong bức tranh cô bé sắp chết, tác giả miêu tả có đôi má hồng, đôi môi mỉm cười nhưng cô bé đã chết cóng. Tác giả An-đéc-xen đã xây dựng hình ảnh cô bé bán diêm khi chết nhưng vẫn mỉm cười – nụ cười khi được đoàn tụ với bà để xoa dịu nỗi đau của câu chuyện. Cái kết này đã phản ánh một ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc của con người.
Vì vậy, truyện “Cô bé bán diêm” thể hiện sự đồng cảm với những số phận bất hạnh của Cô bé bán diêm. Đồng thời, đó cũng là sự lên án về xã hội đương thời khi con người trở nên lạnh lùng, vô cảm.
2. Phân tích truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen ấn tượng:
“Cô bé bán diêm” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả An-đéc-xen. Câu chuyện đã gửi gắm những bài học rất ý nghĩa trong cuộc sống.
Câu chuyện kể về một cô bé phải đi bán diêm vào một đêm giao thừa lạnh giá. Cô bé ấy đã mồ côi mẹ và thậm chí cả bà ngoại – người mà yêu thương em nhất – cũng qua đời. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi cẩn thận thắp một que diêm để sưởi ấm. Tất cả những người qua đường đều đang bước đi rất nhanh, không ai chú ý đến lời chào hàng của em, chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh.
Những que diêm lần lượt được thắp sáng theo những mong muốn cụ thể của cô bé. Que diêm đầu tiên tạo cảm giác ấm áp cho như đang được sưởi ấm bên lò sưởi. Em nhanh chóng quẹt que diêm thứ hai và một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Đến khi quẹt que diêm thứ ba thì cây thông Noel xuất hiện. Que diêm thứ tư được thắp lên, lần này bà nội xuất hiện với khuôn mặt hiền từ. Những ảo ảnh đó nhanh chóng biến mất sau sự vụt tắt của que diêm. Em nhanh chóng đốt cả hộp diêm để cố gắng níu bà nội lại. Những que diêm với những mong ước khác nhau của em bé bán diêm. Nó phù hợp với mong ước cũng như hoàn cảnh hiện tại của cô bé (thỏa mãn từ nhu cầu vật chất đến tinh thần của cô bé: được sửa ấm – no bụng – niềm vui đêm giao thừa – tình yêu thương của bà). Tưởng chừng như cô bé bán diêm có hoàn cảnh khó khăn nhưng tâm hồn lại thật trong sáng và nhân hậu. Cô bé luôn mong muốn được sống trong một gia đình hạnh phúc và được hưởng tình yêu thương của người thân.
Nhưng rồi trước sự thờ ơ của mọi người xung quanh, em bé bán diêm đã chết. Sáng sớm hôm sau mọi người đều thấy em nằm trong góc tường. Hình ảnh một cô bé chết nhưng vẫn mỉm cười – nụ cười khi được đoàn tụ với bà nội được tác giả tưởng tượng đã xoa dịu phần nào nỗi đau của câu chuyện. Cái kết này đã phản ánh được ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc của con người. Ở đây tác giả đã thể hiện được tấm lòng nhân văn sâu sắc.
Tóm lại, Cô bé bán diêm là một tác phẩm giàu ý nghĩa nhân văn. Truyện thể hiện tình yêu dành cho những số phận bất hạnh, đặc biệt là trẻ em.
3. Phân tích truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen đặc sắc:
An-dec- là nhà văn nổi tiếng với truyện viết cho thiếu nhi. Những tác phẩm của ông luôn để lại những ấn tượng sâu sắc và những bài học ý cho các em nhỏ. Khi nhắc về kho tàng truyện của ông, chúng ta không thể không nhắc đến Cô Bé Bán Diêm, một câu chuyện đầy giá trị nhân văn và tình yêu thương.
Câu chuyện kể về số phận bi thương và bất hạnh của cô bé bán diêm. Cô bé cũng đã từng có một gia đình vô cùng ấm áp và hạnh phúc với người bà tốt bụng trong “ngôi nhà xinh đẹp được bao quanh bởi cây thường xuân”. Nhưng tất cả những chuyện đó đã xảy ra trong quá khứ xa xôi, người bà, người mẹ yêu thương em lần lượt qua đời. Cô bé sống trong một căn gác xép tồi tàn với người cha trong một hoàn cảnh vô cùng túng quẫn. Cô bé phải đi bán diêm để kiếm sống.
Sự khốn cùng của em được tác giả tô đậm hơn nữa trong đêm giao thừa. Vào một đêm mùa đông lạnh giá, những cơn gió lạnh thấu xương vù vù thổi, cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói đi bán diêm. Em không dám về nhà vì người cha nghiện rượu sẵn sàng đánh em nếu em chưa bán được gì. Em ngồi vào góc tường mong mỏi mọi người thương xót mà mau cho mình.
An-đéc-xen đã xây dựng một loạt các hình ảnh tương phản, đối lập để làm nổi bật lên hoàn cảnh đáng thương của cô bé. Ngôi nhà xinh xắn, ngập tràn tình yêu thương chỉ còn trong quá khứ. Hiện tại chỉ là tầng áp mái tồi tàn với người cha luôn mắng chửi, đánh đập em. Mọi người đang ngồi trong ngôi nhà sáng ánh đèn, còn em một mình với bóng đêm lạnh giá; hà nào cũng tràn ngập mùi ngỗng quay, mùi của một gia đình hạnh phúc nhưng một mình cô bé bụng đói, cô đơn và buồn tủi. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản để làm rõ hơn nỗi bất hạnh của em. Cô bé không chỉ thiếu thốn vật chất mà còn sống trong hoàn cảnh mọi người đều hờ hững, kể cả người cha đã sinh ra em.
Tác giả có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và mộng tưởng thông qua các lần quẹt diêm của cô bé. Trong câu chuyện, cô bé đã diêm năm lần. Lần đầu tiên thấy lò sưởi, lần thứ hai thấy ngỗng quay, lần thứ ba thấy cây thông, lần thứ thấy bà tôi, và lần thứ năm quẹt tất cả các que diêm còn lại để níu bà tôi ở lại với mình. Trình tự quẹt diêm của em là hoàn toàn hợp lý, từ vật chất đến tinh thần: em muốn có lò sưởi, ngỗng quay bởi em đang phải chịu cái đói, cái lạnh
Em thấy cây thông, người bà vì chúng gợi lên không khí gia đình đầm ấm, tràn đầy yêu thương. Sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng khiến người đọc cảm nhận được nỗi buồn sâu sắc và thương cảm cho số phận của bé. Những giấc mơ bé nhỏ được sinh ra từ thực tế và đau khổ. Em mơ về lò sưởi, những bữa tiệc và những cây thông, bởi vì em phải sống trong cảnh nghèo khó và thiếu thốn. mơ thấy bà là vì khi bà mất, em luôn sống trong cảnh thiếu thốn tình thương. Sau mỗi lần que diêm tắt là thực tế khắc nghiệt ập đến với em khiến cho số phận của càng trở nên bất hạnh hơn. Thế nên em cố gắng quẹt những que diêm cuối cùng để em được ở lại với bà, được sống trong tình yêu thương. Nhưng cô bé cũng hiểu rằng, giống như mọi những lần trước, khi que diêm tắt thì những hình ảnh ấy cũng sẽ mất đi. Bởi vậy em đã ước mình được đi cùng bà mãi mãi. Những mong muốn của cô bé vừa thể hiện khát vọng về một cuộc sống yêu thương vừa thể hiện số phận bi thảm, bất hạnh của cô gái tội nghiệp.
Cái chết của cô bé cũng vô cùng thương tâm, gây ám ảnh với bạn đọc. Buổi sáng đầu tiên của năm mới, mọi người ai cũng vui vẻ, rạng rỡ nhưng em bé lại một mình chết ở xó tường. Em chết vì lạnh, vì lòng người vô cảm, không ai quan tâm giúp đỡ. Nhưng khi chết trên mặt em, đôi má vẫn hồng, đôi môi như đang mỉm cười, vì em đã thoát khỏi cuộc sống bất hạnh được đến với người bà yêu quý của mình. Thực tế đây là một cái kết mang tính chất bi kịch. Hạnh phúc với mỗi con người là ở thực tại, ở trần thế này nhưng em phải đến thế giới khác mới được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc ấy.
Truyện Cô Bé Bán Diêm thể hiện tình yêu thương sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. Truyện truyền tải đến người đọc thông điệp ý nghĩa, thấm đẫm giá trị nhân đạo: Hãy yêu thương trẻ thơ và để cho chúng được sống một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.
4. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Cô bé bán diêm”:
4.1. Giá trị nội dung:
Giá trị nội dung của truyện là tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ, qua đó thể hiện niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh, đồng thời lên án một xã hội với những con người lạnh lùng vô cảm.
4.2. Giá trị nghệ thuật:
Giá trị nghệ thuật của truyện được thể hiện qua trí tưởng tượng bay bổng đan xen yếu tố thật và mộng tưởng, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm và kết cấu tương phản, đối lập.