Tội giết người là gì? Tội giết người bằng tiếng anh là gì? Dấu hiệu pháp lí của tội giết người? Hình phạt đối với tội giết người?
Quyền được sống là quyền quan trọng nhất của con người, pháp luật luôn bảo vệ quyền sống của con người. Những hành vi xâm phạm đến quyền sống của con người sẽ bị xử lý theo luật hình sự.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự 2015.
1. Tội giết người là gì?
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người. Theo Điều 123 Bộ Luật hình sự, tội giết người được quy định như sau:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
2. Tội giết người bằng tiếng anh là gì?
Tội giết người tiếng anh là: “Murder”.
3. Dấu hiệu pháp lí của tội giết người?
3.1. Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm:
– Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người có thể là hành động như hành động bắn, đâm, chém… Hành vi khách quan của tội giết người cũng có thể là không hành động. Đó là những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác nhưng họ đã không hành động, không thực hiện những việc làm đó.
Đối tượng tác động của hành vi tước đoạt tính mạng trong tội giết người là người khác và người đó phải là người đang sống. Thời điểm bắt đầu của người đang sống được tính từ thời điểm được sinh ra và kết thúc khi sự sống thực sự chấm dứt.
Hành vi tước đoạt tính mạng được coi là hành vi khách quan của tội giết người phải là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác. Hành vi tự tước đoạt tính mạng của chính mình không thuộc hành vi khách quan của tội giết người. Những hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật cho phép cũng không phái là hành vi khách quan của tội giết người. Ví dụ: Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trong trường hợp phòng vệ chính đáng (Điều 22 BLHS) hay trong trường hợp thi hành bản án tử hình.
– Dấu hiệu hậu quả của tội phạm: Hậu quả của tội phạm được xác định là là hậu quả chết người. Tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xây ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi là tội giết người chưa đạt (khi lỗi của chủ thể là cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi lỗi của chủ thể là cổ ý gián tiếp và hậu quả thương tích đã xảy ra đủ cấu thành tội phạm này).
– Dấu hiệu quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người: Người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác chỉ phải chịu TNHS về hậu quả chết người đã xảy ra nếu hành vi họ đã thực hiện là nguyên nhân của hậu quả chết người đã xảy ra đó. Trong nhiều trường hợp việc xác định này đòi hỏi có sự hỗ trợ của giám định pháp y.
3.2. Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
– Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của người phạm tội được xác định trong cấu thành tội phạm là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Trong trường hợp có lỗi có ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra hoặc tất nhiên xảy ra nhưng vì mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp có lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng để đạt được mục đích của mình, người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hay nói cách khác, họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó (nếu xây ra).
4. Hình phạt đối với tội giết người?
Điều 123 Bộ Luật hình sự 2015 quy định 02 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt từ từ 07 năm đến 15 năm.
Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc từ hình được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Giết 02 người trở lên: Đây là trường hợp giết người có nhiều nạn nhân, không phụ thuộc chủ thể có một hoặc nhiều hành vi giết người khác nhau.
– Giết người dưới 16 tuổi: Đây là trường hợp giết người mà nạn nhân là người dưới 16 tuổi, thuộc đối tượng cần được xã hội quan tâm và bảo vệ đặc biệt.
– Giết phụ nữ mà biết là có thai: Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm là người đang mang thai và khi thực hiện hành vi giết người, chủ thể cũng biết rõ dieu này. Đây được coi là trường hợp giết người tăng nặng TNHS vì hành vi phạm tội xâm phạm đối tượng cần được xã hội quan tâm và bảo vệ đặc biệt. Hành vi giết phụ nữ mà biết là có thai thể hiện tính vô nhân đạo cao độ, rất khác so với trường hợp phạm tội giết người thông thường. Hành vi phạm tội không chỉ xâm phạm đến tính mạng của người mẹ mà còn xâm phạm đến sự sống trong tương lai của đứa con.
– Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân: Giết người đang thi hành công vụ là trường hợp giết người mà nạn nhân là người đang thi hành công vụ. Giết người vì lí do công vụ của nạn nhân là trường hợp giết người mà động cơ của hành vi giết người gắn liền với việc thi hành công vụ của nạn nhân: Giết nạn nhân để không cho nạn nhân thi hành công vụ hay giết nạn nhân để trả thù việc nạn nhân đã thi hành công vụ. Công vụ ở đây được hiểu “. là hoạt động theo đúng pháp luật của chủ thể được cơ quan nhà nước giao nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bao gồm quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án”.
Ví dụ: Công việc giữ trật tự công cộng hay an toàn giao thông của công an. Tính nguy hiểm của những trường hợp giết người này là ở chỗ không chi xâm phạm đến tính mạng con người mà đồng thời còn xâm phạm nghiêm trọng trật tự công cộng, cản trở hoạt động chung xã hội, gây ra ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự, trị an.
– Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thấy giáo, cô giáo của mình: Đây là trường hợp giết người mà nạn nhân là người có quan hệ đặc biệt với người phạm tội. Trong mối quan hệ dặc biệt này, người phạm tội là người phái biết ơn và kính trọng nạn nhân. Với hành vi phạm tội của mình, người phạm tội trong trường hợp này không chi vi phạm pháp luật mà còn vi phạm nghiêm trọng đạo lí.
– Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiễm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trong: Đây là trường hợp giết người mà liền trước hoặc sau hành vi giết người, người phạm tội đã phạm thêm một hoặc nhiều tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiệm trọng. Việc liên tiếp phạm tội như vậy chứng tỏ người phạm tội có ý thức phạm tội sâu sắc. Điều này không chỉ làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội giết người mà còn phản ánh khả năng cái tạo, giáo dục của người phạm tội. (Giết người) để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác: Đây là trường hợp giết người mà động cơ thúc đẩy người phạm tội có hành vi giết người là việc thực hiện tội phạm khác hoặc việc che giấu toi phạm khác.
Ví dụ: Muốn trốn khỏi nơi giam đã giết người canh gác (Diều 386 BLHS); hoặc muốn che giấu tội trộm cấp tài sản mà minh đã thực hiện có nguy cơ bị lộ nên đã giết người để bịt đầu mối. Tội phạm khác mà người giết người muốn thực hiện hoặc che giấu có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, có thể do một mình thực hiện hoặc thực hiện với những người đồng phạm khác.
– Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân: Là trường hợp giết người mà động cơ phạm tội là việc chiếm đoạt bộ phận cơ thể của nạn nhân cho mình, cho người thân hoặc để trao đổi, mua bán.
– Thực hiện tội phạm một cách man rợ: Đây là trường hợp giết người một cách đặc biệt tàn ác, dã man làm cho nạn nhân đau đớn rất nhiều trước khi chết: giết người bằng cách hành hạ, tra tấn cho đến chết…hoặc gây ra chặt rời chân tay, khoét mắt nạn nhân….
– Giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp: Đây là trường hợp giết người mà người phạm tội đã lợi dụng nghề nghiệp của mình để có thể dễ dàng thực hiện hoặc che giấu hành vi giết người
– Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người: Đây là trường hợp giết người mà người phạm tội di sử dụng công cụ, phương tiện hoặc thủ đoạn phạm tội có khả năng làm chết nhiều người ví dụ: Dùng chất nổ giết nạn nhân đang ở trong nhà cùng với những người khác…
– Thuê giết người hoặc giết người thuê: Thuê giết người là trường hợp dùng lợi ích vật chất sai khiến người khác thực hiện hành vi giết người theo ý muốn của mình. Đây cũng là một dạng của động cơ đê hèn.
– Giết người có tính chất côn đồ: Đây là trường hợp giết người mà tất cả những tình tiết của vụ án thể hiện người phạm có tính hung hãn cao độ, quá coi thường tính mạng của người khác, sẵn sàng giết người vì những nguyên có nhỏ nhặt.
– Giết người có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm giết người mà giữa các chủ thể có sự cầu kết chặt chẽ với nhau.
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp giết người thoả mãn các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS.
– Giết người vì động cơ đê hèn: Đây là trường hợp giết người mà tính chất của động cơ phạm tội đã làm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi giết người tăng lên một cách rõ ràng so với những trường hợp bình thường.
Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Khung hình phạt được quy định cho chuẩn bị phạm tội là phạt tù từ 01 năm đến 5 năm.