Thứ gọi là chất vàng thử lửa trong quan niệm của Nguyễn Tuân bắt nguồn từ những công việc nét đẹp bình thường nhất trong đời sống người dân lao động. Dưới dây là bài viết về phân tích thứ chất vàng mười trong Người lái đò sông Đà hay nhất. Mời bạn đọc theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích thứ chất vàng mười trong Người lái đò sông Đà:
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác tác phẩm Người lái sông đà của Nguyễn Tuân.
Giới thiệu vấn đề “thứ vàng mười đã qua thử lửa” trong tác phẩm.
Thân bài:
Giải thích về cụm từ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” là từ ngữ của Nguyễn Tuân khi nói về vẻ đẹp tâm hồn của những người đang ngày đêm lao động và chiến đấu trên mảnh đất Tây Bắc nói chung và vùng non nước sông Đà nói riêng.
Cảm nhận về tâm hồn của ông lái đò sông Đà:
– Ông lái đò như một đại diện của nhân dân lao động (không tên, tuổi, quê quán).
– Đó là một người rất đỗi bình thường trong một môi trường lao động khắc nghiệt
– Ông am hiểu về dòng sông mà mình đang chinh phục.
Sự từng trải:
Ngoại hình của người lái đò là người từng trải, thành thạo nghề sông nước. Người lái đò là một linh hồn muôn thuở của dòng sông, làm nghề đò đã mười năm liền, ông chèo thuyền xuôi ngược hơn trăm lần… Sự từng trải của người lái đò còn thể hiện ở việc ông nhớ tỉ mỉ như đóng đinh về tất cả các con thác hiểm trở. Sông Đà với ông lái đò ấy, như bản trường thiên anh hùng ca đã thuộc lòng đến cả những cái chấm câu, chấm than và đến cả những đoạn xuống dòng. Phải chi li như vậy mới thấy hết sự từng trải với nghề ở ông lão lái đò.
Ông mưu trí để vượt qua những thử thách trong cuộc sống lao động hàng ngày:
Nguyễn Tuân đưa nhân vật vào hoàn cảnh khốc liệt để tất cả những phẩm chất được bộc lộ. Nhà văn gọi đây là cuộc chiến của người lái đò trên sông Đà, trên một trận thuỷ chiến sông Đà.
Tiếp đến tác giả miêu tả trận địa sông Đà để làm nổi bật tài năng của người lái đò: người lái đò giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi trận địa. Khi sông Đà tung ra miếng đòn là bám lấy thuyền như đô vật, ông lão vẫn không hề nao núng, đầy mưu trí lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Kể cả khi bị thương, người lái đò vẫn mạnh mẽ phá trùng vi thạch trận thứ nhất, sau đó “phá luôn vòng vây thứ hai”. Đến vòng thứ bà, đều là luồng chết cả, người lái chủ động “tấn công” thuyền như một mũi tên tre qua trận đánh.
Nghệ sĩ tài hoa :
Khái niệm tài hoa trong sáng tác của Nguyễn Tuân không cứ là những người làm thơ văn mà kể cả những người làm việc đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm. Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng người lái đò nghệ sĩ với tên gọi là tay lái ra hoa.
Ông lái đò mang những phẩm chất của người lao động trong xã hội mới: giản dị mà không kém phần hùng tráng. Đó là những con người tự do, làm chủ cuộc đời và làm chủ thiên nhiên.
Kết bài:
Khái quát lại vấn đề và nêu cảm nhận của cá nhân
2. Phân tích thứ chất vàng mười trong Người lái đò sông Đà hay nhất:
Tây Bắc hiện lên hùng vĩ với vẻ đẹp của thiên nhiên, và nổi bật trên nền đó là hình ảnh con người khi chinh phục được thiên nhiên. Và đặc biệt chất vàng mười trong Người lái đò sông Đà được tác giả diễn tả thành công khi xây dựng nên hình tượng người lái đò. Người lái đò được xây dựng nên giống như một tượng đài của một con người rất đỗi bình thường, nhưng không hề tầm thường khi hoạt động trong một môi trường khắc nghiệt nơi sông Đà.
Ông lái đò được giới thiệu đã gần 70, ngoại hình lêu nghêu, chân thì khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy cuống lái, giọng nói ào ào như một ghềnh sông. Thân hình ông cao to, gọn quánh đầy những chất mùn, chất sừng,… đúng với dáng vẻ là một người từng trải và lão luyện với nghề nghiệp sông nước của mình.
Qua ngòi bút của Nguyễn Tuân người lái đò trở thành linh hồn của sông nước này với công việc gắn bó được hơn mười năm rồi. Đặc biệt sự từng trải hiểu biết về con sông Đà được thể hiện ở việc ông nhớ rất rõ tất cả là bảy mươi ba con thác cùng từng luồng nước của những con thác hiểm trở.
Chất vàng mười trong Người lái đò sông Đà bộc lộ ngay ở vẻ đẹp của người lao động. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại đưa vào tác phẩm của mình hình ảnh những ngọn thác cũng như thời gian làm việc trên dòng sông này của ông lái đò. Tất cả hướng đến chất vàng mười trong tâm hồn, phẩm chất và hành động của người lái đò sông Đà. Ông lái đò làm việc trong một môi trường khắc nghiệt để nhấn mạnh chất vàng mười cũng như cho thấy sự dũng cảm của người lao động. Đây là cuộc chiến đấu gian lao trên mặt trận của con sông Đà.
Một cuộc vượt thác nguy hiểm nhiều hồi như một trận đánh nguy hiểm mà nếu không có sự mưu trí lẫn dũng cảm sẽ không thể vượt qua. Chất vàng mười trong người lái đò còn hiện lên ngay cả khi bị thương, người lao động vẫn cố nén vết thương mà chiến đấu và cả ở phong thái đĩnh đạc của người nghệ sĩ. Nguyễn Tuân trân quý gọi đây “đây là một tay lái ra hoa”. Quy luật của con sông Đà khắc nghiệt, chỉ chút lơ là cũng có thể mất mạng, khắp nơi đều hiểm nguy cả. Người lái đò điêu luyện nằm lòng quy luật của nơi ải nước và nắm chắc binh pháp của thần sông đá. Do đó, khi vào cuộc chiến, ông luôn bình tĩnh và khôn khéo, như một vị chỉ huy đầy nghệ sĩ của người lao động nơi Tây Bắc này.
Người lái đò mang vẻ đẹp của những người lao động thời kỳ đổi mới: giản dị, khiêm nhường nhưng hùng tráng, tài trí. Đây là những con người làm chủ được thiên nhiên, cuộc đời và công việc của mình. Những vẻ đẹp của ông lái đò là một sự tinh tế sắc sảo trong ngòi bút của Nguyễn Tuân khi nhắc về chất vàng mười. Biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc chính là hình tượng kì vĩ của dòng sông Đà. Vẻ đẹp thể hiện rõ nét cho chất vàng mười qua sự dữ dội và hùng vĩ của thiên nhiên con sông Đà.
Với địa thế “hai bên đá dựng thành vách” lòng sông thì “chẹt lại như một cái yết hầu”. Sông Đà thật hùng vĩ nhưng đầy hung bạo. Nguyễn Tuân đã sử dụng các phép so sánh và nhân hóa để hóa sông Đà như một con thủy quái hung dữ.
Bên cạnh sự hiểm nguy con sông Đà còn mang vẻ đẹp nên thơ. Nguyễn Tuân đã nhân hóa dòng sông như một thiếu nữ Tây Bắc hoang dại, hấp dẫn và kiều diễm. Đó là sự mềm mại êm đềm của dòng sông, là màu nước biến đổi theo mùa “sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình” hay “màu xanh ngọc bích” rồi “lừ lừ chín đỏ”…
Chất vàng mười trong hình tượng Người lái đò nơi sông Đà không chỉ ở vẻ đẹp lãng mạn của dòng sông mà còn ở vẻ đẹp rất đỗi hiền hòa “như bờ tiền sử, bờ sông rất đỗi hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xa xưa…” và có khi lại tươi vui và đầy sức sống trên hai bên bờ sông.
Giữa cánh đồng văn chương rộng lớn, người nghệ sĩ nhỏ bé như những hạt bụi bay lượn trong không khí để tìm chất vàng trong bộn bề của cuộc sống. Với Nguyễn Tuân, chất vàng mà ông tìm được qua chuyến đi gian khổ đó là chất vàng mười của thiên nhiên và ở đó ông đã làm nổi bật lên “thứ vàng mười đã đi qua thử lửa” ở tâm hồn của những người lao động. Điều đó được thể hiện trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” đặc biệt được tô đậm qua hình tượng người lái đò.
Văn chương chính là nguồn cảm xúc bất tận trong mỗi nghệ sĩ, chính những cảm xúc từ tận đáy lòng thôi thúc nhà văn phải tìm kiếm cảm hứng để sáng tác và cầm bút tạo nên những kiệt tác. Mỗi tác phẩm ra đời là cả một quá trình đầu tư sáng tạo không ngừng nghỉ, người nghệ sĩ phải đắm mình biển lớn cuộc đời để tìm kiếm cái đẹp, cái đọc đáo nhất. Và Nguyễn Tuân với thiên tùy bút sông Đà là thành quả nghệ thuật đầy ấn tượng mà ông khi hướng tới miền Tây Bắc rộng lớn, cụ thể là dòng sông Đà lúc thì mơ mộng, dịu nhẹ lúc lại dữ dội tàn khốc. Và trên nền thiên nhiên ấy, ông bắt gặp một cảnh làm cảm xúc tuôn trào khi bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn của người lao động mà ở đó ông gọi là “thứ vàng mười đã qua thử lửa”. Dưới ngòi bút tinh tế và tài hoa của Nguyễn Tuân, hình tượng người lái đò trở thành nhân vật điển hình cho “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của ông. Dù chỉ là người lái đò với công việc bình thường nhưng lại toát nên vẻ nghệ sĩ điêu luyện tài hoa trong hoàn cảnh làm việc đầy khắc nghiệt.
2. Phân tích thứ chất vàng mười trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân:
“Người lái đò sông Đà” là thiên tùy bút rút trong tập “Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958. Trong chuyến đi này, tác giả đã có cơ hội sống với những khoảnh khắc thân thuộc nhất, hào hứng nhất của người nghệ sĩ trong ông. Ông cảm nhận được “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của những người lao động bình dị trên miền sông nước hùng vĩ và thơ mộng. Thật đúng khi cho rằng “thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mà điển hình, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, là hình tượng người lái đò vừa là người anh hùng, vừa là người nghệ sĩ tài ba trong nghề của mình.
Văn chương chính là nguồn cảm xúc bất tận chảy trong những người nghệ sĩ, chính những cảm xúc ấy đã thôi thúc nhà văn phải tìm nguồn đề tài và cầm bút lên sáng tác. Mỗi tác phẩm ra đời là cả một quá trình thai nghén, người nghệ sĩ phải lặn ngập trong biển lớn cuộc đời để tìm cảm xúc, cũng chính vì vậy mà mỗi một tác phẩm ra đời là cả một quá trình gian khổ. Cũng như Nguyễn Tuân, tùy bút sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà ông đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc. Chính lúc đó, ông bắt gặp một cảnh làm mạch cảm xúc của ông tuôn trào không kìm nén đó là vẻ đẹp tâm hồn của người lao động con mắt tinh tế của ông dường như nhìn thấy được vẻ tâm hồn ấy qua vẻ đẹp của thiên nhiên mà ở đó ông gọi là “thứ vàng mười đã qua thử lửa”. Tất cả được ông thể hiện qua nhân vật ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Dưới ngòi bút tinh tế của Nguyễn Tuân, dường như mọi nhân vật đều trở nên mới mẻ và độc đáo, hình tượng người lái đò chính là nhân vật điển hình cho “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của ông.
Ở đây, “thứ vàng mười” chính là vẻ đẹp tâm hồn của người lao động mà không ai khác chính là ông lái đò, vẻ đẹp ấy đã qua thử lửa bởi chính con mắt tinh tế của Nguyễn Tuân là một ngọn lửa nóng chảy. Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng người lái đò với hai tính cách đó là sự chí dũng kiên cường và chất tài hoa nghệ sĩ, hai tính cách đối lập đã làm nổi bật lên phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Bước vào tác phẩm, ta bắt gặp ngay ở tên đề “Người lái đò sông Đà”. Ở đây, tác giả miêu tả làm nổi bật con sông Đà nhưng đó không phải là trung tâm của tác phẩm mà cái ông muốn hướng đến là người lái đò. Ông miêu tả sâu sắc con sông Đà chỉ để làm nổi bật hình tượng người lái đò, chính nét đẹp vốn có được ẩn hiện trong con người nhỏ bé kia được tác giả khai thác đến. Nếu như sông Đà hiện lên với vẻ hùng vĩ, dữ dội thì người lái đò lại có sự chí dũng cao cường để chế ngự và sông Đà cơ vẻ đẹp nên thơ trữ tình thì người lái đò hiện lên với chất tài hoa nghệ sĩ đó là sự hòa hợp, đối xứng với thiên nhiên mà Nguyễn Tuân thấy được ở người lái đò.
Sự chí dũng, kiên cường của người lái đò được ông thể hiện ở trận thủy chiến với con sông Đà. Ở đây, có sự đối lập mà tác giả đem đến đó là giữa ông lái đò và con sông Đà. Ông lái đò là một người già yếu, nhỏ bé với sáu cánh chèo như que tre mà phải đối mặt với con sông Đà dữ dội, nước chảy hùm beo như muốn nuốt chửng người lái đò. Nhưng với sự chí dũng, kiên cường của mình, ông đã dũng cảm tiến về phía trước. Con sông Đà dữ dội, nó chia thành mấy đợt đánh và có chiến thuật riêng, đợt một nó có bốn cửa tử và một cửa sinh mà cửa sinh lại nằm phía tả ngạn, đợt hai ít cửa tử hơn và luồng sinh nằm ở phía hữu ngạn và ở đợt ba nó chỉ có hai cửa tử và luồng sinh ở đợt này lại nằm ở giữa những hòn đá tiền vệ. Nhưng với con mắt tinh tế, ông linh hoạt trong từng đợt đánh, có lần sông Đà liên tục tấn công làm người lái đò nôn nao trên chiếc thuyền nhỏ bé, chúng húc vào hông thuyền như muốn lật đổ, dù đã mệt mỏi, da tái nhợt đi nhưng với sự quyết tâm, ông lái đò ghì chặt những mái chèo để chiến đấu tiếp.
Là một người lái đò nhưng ông như một thiên hùng ca khi mà ông thuộc lòng những luồng sóng, vách đá thậm chí thuộc từng dấu phẩy, dấu chấm vì thế nên không ai làm khó được ông, cho dù con sông Đà có dữ dội đến mấy. Sau khi bị tấn công liên tiếp, ông lái đò ghì chặt mái chèo, xông thẳng lên như một viên tướng cầm quân đang thuần phục con tuấn mã, ông xông lên ngọn sóng ghì chặt nắm lấy dây cương sấn đôi nó ra để mở đường tiến. Ở sông Đà có những dãy đá được bày sẵn ra như một bát quái chở người lái đò đến nhưng sự thông minh, khéo léo, ông đã vượt qua nó một cách suôn sẻ. Là một người sống với nghề chèo đò vượt thác, người lái đò không lạ lẫm với sông nước với những trận thủy chiến như thế này. Tuy nhiên, ở ông ẩn hiện ra là vẻ đẹp của người lao động mang sắc thái của người nông dân Việt Nam cần cù, chăm chỉ, đó chính là “thứ vàng mười” được phát hiện qua con mắt tinh tế của Nguyễn Tuân như một phát hiện mới mẻ mà các nhà văn đã bỏ qua. Cùng với sự phát hiện mới mẻ ấy, qua ngòi bút của Nguyễn Tuân lại càng trở nên độc đáo hơn.
Không những thế, “chất vàng mười” còn được Nguyễn Tuân miêu tả ở chất nghệ sĩ tài hoa của người lái đò. Đây như một hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn mà chỉ có những nhà văn chân chính mới có thể nhìn thấy. Văn chương phải có tâm hồn. Chính vì vậy, nhà văn luôn đi tìm những gì còn ẩn nấp sau tâm hồn kia như Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Nhà văn phải là người đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người”. Ở Nguyễn Tuân, không chỉ có những người làm nghệ sĩ như ông thì mới được gọi là nghệ sĩ, những người với công việc thường ngày, họ làm hết mình với công việc của mình thì họ cũng là nghệ sĩ chân chính. Ông lái đò với nghệ thuật chèo đò vượt thác của mình, ông trở thành người nghệ sĩ chân chính. Nghề mà ông làm là một nghề mà trước Cách mạng không được coi trọng, bị xem thường. Nhưng qua đây, Nguyễn Tuân cũng cho ta thấy rằng đây không chỉ là một nghề chân chính, trong công việc ấy, ông làm trong sự im lặng như một sự cống hiến cho cách mạng, công việc ấy là công việc ông làm hàng ngày để kiếm kế sinh nhai để lo cho cả gia đình, không chỉ vậy mà còn làm đẹp cho xã hội. Trước công việc ấy, ông như một người anh hùng chính nghĩa đánh bại kẻ thù để tìm đến sự vang dội, oai hùng.
Chính lúc ấy, trong nghệ thuật chèo đò của mình, người lái đò còn được hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, đó là sau khi đánh trận thủy chiến, ông lái đò lại vào trong hang, mà mỗi khi ông đi là ông buộc một bu gà đằng sau. Đó không chỉ thể hiện đó là thời gian mà đó còn là gợi nhớ đến quê hương, nhớ đến mảnh đất sinh sống của mình. Trong cái hang ấy, tối và lạnh, ông đã đốt lửa và thấy như những làn khói của sông Đà. Cùng với con mắt quan sát tinh tế, người nông dân hiện lên như một vị thần sông nước, cùng với con thuyền bé nhỏ, như một vị tướng oai hùm giữa sông Đà dữ dội. Cũng chính có những con người như ông mà con thủy quái sông Đà mới được hàng phục, từ đó mà ta thấy cái mà Nguyễn Tuân thấy thật đẹp đẽ, một vẻ đẹp mà khó bắt gặp lần hai.
Nguyễn Tuân đã tìm thấy được chất vàng mười trong con người Tây Bắc, họ là những người lao động vô danh nhưng lại mang trong mình một vẻ đẹp vừa anh hùng, vừa tài hoa đậm chất nghệ sĩ. Vẻ đẹp ấy chính là vẻ đẹp của thời đại mới, cuộc sống mới với bao tin tưởng, hy vọng.
THAM KHẢO THÊM: