Về luân lí xã hội của nước ta của Phan Bội Châu vạch trần thực trạng đáng buồn của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, đó là tình trang dân trí thấp và thiếu sự đoàn kết toàn dân. Bài viết thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của một người có tư tưởng dân chủ, ông không đề cao con đường bạo lực. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn phân tích tác phẩm hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Dàn bài hướng dẫn phân tích “Về luân lý xã hội ở nước ta”:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả Phan Châu Trinh và tác phẩm “Về luân lí xã hội ở nước ta” ( các thông tin như: vị trí đoạn trích, những đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…).
1.2. Thân bài:
a. Nêu vấn đề: Khẳng định nước ta chưa có ai biết đến luân lý
– theo tác giả “Xã hội luân lí thuật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến” => Nêu lên vấn đề nghị luận. Đồng thời, tác giả cũng phủ nhận vấn đề xuyên tạc, ngộ nhận luân lí ở nước ta của một số người.
→ Cách vào vấn đề một cách trực tiếp, tác giả Phan Châu Trinh không những đã khẳng định nước ta không có luân lí thêm nữa, ông cũng bác bỏ những cách hiểu đơn giản, nông cạn, hời hợt, sai lệch về vấn đề luân lí xã hội ở nước ta thời bấy giờ.
b. Thực trạng và nguyên nhân về luân lí ở nước ta trong sự đối sánh với châu Âu:
– Ở châu Âu:
+ Không những đã có xã hội luân lí mà chúng còn rất thịnh hành bởi tinh thần đoàn kết, tinh thần dân chủ, có trình độ văn hóa cao và cũng như khả năng biết nhìn xa trông rộng.
– Ở nước ta:
+ vấn đề này chưa được biết đến rộng rãi.
+ Nguyên nhân:
– Người người dân “không biết đến đoàn thể, không trọng công ích”, và ý thức dân chủ kém nhiều người còn “Ham quyền tước, ham bả vinh hoa” của học trò, của vua quan trong các triều đại phong kiến.
– Đặc biệt ở chế độ vua quan chuyên chế bảo thủ, lạc hậu kéo dài suốt hàng ngàn thế kỷ.
→ Phan Châu Trinh đã chỉ ra thực trạng của luân lí xã hội ở nước ta và nguyên nhân của thực trạng đó với một thái độ đau xót, phẫn uất cho tình cảnh của người dân nước ta trong xã hội bấy giờ.
c. Giải pháp, chủ trương truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho người Việt
– Dân ta cần phải có tinh thần đoàn thể toàn dân và phải “truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam” rộng rãi trong quần chúng.
1.3. Kết bài:
– Khái quát giá trị nội dung và nêu cảm nhận về tác phẩm
2. Sơ đồ tư duy phân tích về luân lý xã hội ở nước ta:
3. Bài hướng dẫn phân tích về luân lý xã hội ở nước ta:
Như rất nhiều nhà cách mạng khác ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, mục đích cuốì cùng của tác giả Phan Châu Trinh là giành độc lập tự do cho dân tộc, tự do toàn dân. Bằng trực cảm, nhạy cảm của một trí thức, với tầm nhìn xa trông rộng của một người có tư tưởng dân chủ, ông không đề cao con đường bạo lực mà kiên trì thực hiện: “Khai dân trí”, “Chấn dân chí”, “Hậu dân sinh” để tạo ra sức mạnh dân tộc nền tảng và niềm tin trong nhân dân. Tư tưởng ấy thể hiện rõ trong bài Đạo đức và luân lí Đông Tây, được viết năm 1925 và trích đoạn “Về luân lí xã hội ở nước ta” khá tiêu biểu cho tư tường này.
Phần đầu của văn bản, Phan Châu Trinh vạch trần thực trạng đáng buồn của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, đó là tình trang dân trí thấp và thiếu sự đoàn kết toàn dân. Điều này hoàn toàn đúng bởi vì chủ trương của người Pháp khi sang Đông Dương là thực hiện chính sách ngu dân dễ bể cai trị, nhưng điều đáng bàn ở đây là cách viết của ông không chỉ chính xác mà còn hay và giàu sức thuyết phục qua từng câu chữ” Bắt đầu từ chỗ dân trí thấp nên một số hệ lụy kéo theo”. Như tác giả, đó là: “Xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”. Điều này có nghĩa là tinh thần xã hội có ý thức cộng đồng ở nước ta “dốt nát hơn nhiều” nói một cách chính xác là hầu như không được biết đến rộng rãi trong quần chúng. Thêm nữa, nhà văn còn bày tỏ thái độ xót xa, tâm trạng bức xúc, đó chính là tình cảnh của một con người giàu cái tâm, cái tình với đất nước và những khát vọng độc lập. Thái độ Phan Chu Trinh thật đáng khâm phục mặc dù, nhà văn đang hướng về các nước phương Tây để chủ trương “duy tâm” nhưng không hề lên tướng phủ nhận đạo Nho. Điều này một lần nữa thể hiện rõ quan và lý tưởn sống của ông dù đổi mới nhận thức của người dân theo hướng hiện đại để theo kịp xu thế nhưng khôgn có nghĩa là xa rời lối sống và học phương Đông. Phải chăng, đây chính là tinh thần hòa nhập nhưng không hòa tan.
Sau khi bạt mở thực trạng u ám về tình hình tinh thần, ý thức xã hội và cộng đồng tại nước ta, tác giả đã sử dụng các quốc gia phương Tây làm tiêu chuẩn để so sánh. Một ví dụ được trình bày nhằm làm rõ biểu hiện một thay đổi trong lối sống: “Ở Pháp, khi quyền thế hoặc chính phủ lạm dụng quyền lực để đè nén lợi ích cá nhân hoặc một tập thể nào đó, mọi người sẽ phản đối, tìm cách chống trả hoặc thể hiện ý thức công cộng thông qua các hoạt động tương tự”. Tình trạng này thực sự lạ lẫm đối với người Việt thời đó, vì theo tác giả, họ vẫn giữ “tinh thần tập thể”, có “từ bi” – tức là họ có ý thức cộng đồng, tình thần xã hội, hoặc chính xác hơn là đạo đức dân tộc đã phát triển ở mức độ cao. Điều này hiển nhiên là điểm yếu, điều xa lạ với con người Việt Nam, như đã được nhấn mạnh ở trên. Vậy thực trạng thiếu ý thức cộng đồng, ý thức xã hội ở nước ta là gì? Theo tác giả, điều đáng chú ý là họ không chỉ dừng ở việc nhận biết biểu hiện này, mà còn cố gắng tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ. Trong quá trình này, tác giả phát hiện một hiện tượng thực tế: “mỗi người tự lo cái của mình, sống khép kín, ít quan tâm đến người khác”. Tuy nhiên, đáng chú ý hơn, tác giả không ngừng theo đuổi nguồn gốc của vấn đề này. Ngược lại với quá khứ xa xưa, tác giả lưu ý đến những giá trị truyền thống mà người Việt đã từng có. Một câu tục ngữ cổ xưa: “Không ai bẻ đũa cả nắm” đã được tác giả sử dụng để chứng minh điều này. Ý nghĩa của câu tục ngữ này thể hiện rằng, “dân tộc Việt Nam xưa kia cũng đã có ý thức tập thể, hiểu về lợi ích cộng đồng, biết cống hiến cho mục tiêu chung, làm việc nhóm để đạt được thành công lớn…”. Điều cuối cùng, nguyên nhân chính cho hiện trạng này chính là do sự can thiệp của những người nắm giữ quyền lực trong thời gian gần đây. Đó là những người mắc chứng bệnh “thèm quyền lực, thèm danh vọng” và tập trung vào việc cầu kì địa vị hoặc vinh hoa cá nhân, trong khi bỏ qua tầm quan trọng của cộng đồng. Họ chỉ quan tâm đến việc làm vua, mà không để ý đến những nhiệm vụ chăm lo cho nhân dân. Thậm chí, họ còn làm hỏng cơ cấu tập thể của quốc gia.
Đọc văn bản, ta còn nhận ra rất rõ thái độ của tác giả, càng ghét, khinh bỉ bọn này đến tột độ, “đám” “kẻ”, “bọn” tất cả chúng đều “lúc nhúc” như giòi bọ. Sự sắc bén ở trong giọng văn mỉa mai, ghê tởm khi nói về bọn ham bả vinh hoa: “Dâu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai, đội mũ, có kẻ áo rộng, khăn đen lúc nhúc lay dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong? Rồi sự thay đổi trong thái độ, giọng văn chua xót khi nói vẽ người dân: “Dân khôn mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu, quan lại càng phi quý!” chính ông đang căn phẫn trước mối quan hệ giữa cái phú quí của quan lại và cái khốn khổ của dân. Tuy nhiên, cái khổ của Phan Châu Trinh chi ra không chỉ là chuyện cơm áo,, mà cái khốn khso nhất với họ là họ đang bị “ngu đi mà không hề biết”. Thật đáng trách Những kẻ ham phú quí, ham bả vinh hoa kia, vì quyền lợi họ đã dẫm đạp lên người dân, từ thành thị đến thôn quê vì xét cho cùng “dân càng nô lệ… bọn quan lại càng phú quý”. Nguy hại hơn, chính cái thói hám quyền tước, lợi lộc như một thứ đại dịch lan tràn không có giới hạn về không gian, cả người học chữ Nho đến chữ Tây, từ thôn quê đến chốn thị thành, thử hỏi đại dịch ấy bao giờ chấm dứt? Nhà văn thật xót xa: “Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có cũng là vì thế!”. Kết thúc bài viết là một lập luận đồng thời cùng là một lời kêu gọi toàn dân trước những âm mưu, sự độc ác, hám tài của quân xâm lược.
Đọc bài văn “Luân lý xã hội của nước ta” của Phan Chu Trinh, người đọc dường như bị thuyết phục bởi cái tâm với đất nước, với nhân dân, với sự nghiệp vĩ đại và khát vọng độc lập cho dân tộc của một tư tưởng lớn . Cái tâm ấy được thể hiện qua cái tài diễn thuyết, qua cách lập luận chặt chẽ bằng ngôn ngữ trong sáng mà gọi cảm, do vậy, dù con đường cách mạng ông đã đi chưa thực sự đem lại độc lập do dân tộc Việt Nam, nhưng tên tuổi của ông mãi mãi nằm trên những trang sử trói lọi của dân tộc.