Trên thực tế có nhiều trường hợp thay đổi hình thức kinh doanh, một trong số đó phải kể đến hình thức sáp nhập pháp nhân. Vậy sáp nhập pháp nhân là gì? Quy định và ví dụ tình huống về sáp nhập pháp nhân qua bài viết cụ thể dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Sáp nhập pháp nhân là gì?
Căn cứ Điều 95
“1. Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân khác cùng loại (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập) theo quy định của điều lệ, theo thoả thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.”
– Theo Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1994: “sát nhập” và “sáp nhập” có nghĩa như nhau, cùng được hiểu là nhập với nhau làm một. Vì vậy, trước đây một số văn bản pháp luật hay trong một số tài liệu đã sử dụng từ “sát nhập” thay cho từ “sáp nhập”. Ngay trong
– Cũng như hợp nhất pháp nhân, việc sáp nhập pháp nhân được tiến hành khi có đủ hai điều kiện: có ít nhất hai pháp nhân, các pháp nhân được sáp nhập là pháp nhân cùng loại. Việc sáp nhập pháp nhân được tiến hành do chính bản thân pháp nhân đó quyết định (trên cơ sở quy định tại điều lệ pháp nhân, hoặc theo thỏa thuận giữa các pháp nhân) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Kết quả của việc sáp nhập pháp nhân là: Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt. Quyền, nghĩa vụ của các pháp nhân này được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập. Như vậy, khác với hợp nhất pháp nhân, việc sáp nhập pháp nhân không làm xuất hiện một pháp nhân mới. Pháp nhân sáp nhập vẫn tồn tại nhưng có thêm quyền và nghĩa vụ của các pháp nhân đã chấm dứt. Trong trường hợp này Pháp nhân được sáp nhập A + Pháp nhân được sáp nhập B = Phán nhân B (Nhưng có sự thay đổi về quyền, nghĩa vụ).
2. Ví dụ cụ thể về tính huống sáp nhập pháp nhân:
Việc sáp nhập được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo Quyết định số 1844/QĐ-NHNN ngày 14/09/2015. Theo đó, Sacombank sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, nhân sự, mạng lưới số liệu cũng như quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Southern Bank và cam kết duy trì quyền, nghĩa vụ, lợi ích khách hàng, đối tác, cổ đông cả hai ngân hàng.
Quá trình bàn giao được thực hiện trên nguyên tắc không làm gián đoạn hoạt động của hai bên kế thừa, phát huy những thành tựu của Southern Bank góp phần tạo nền tảng cho ngân hàng sau sáp nhập thực hiện đúng đề án để được đại hội cổ đông hai bên nhà băng thông qua.
Sacombank là ngân hàng TMCP có quy mô lớn với đội ngũ nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp, văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hệ thống quy trình, quy chế bài bản, đặc biệt là các quy trình quản trị rủi ro chặt chẽ. Còn Southern Bank có quy mô tài sản tương đối trong hệ thống cùng mạng lưới hoạt động khá tốt. Đây là những yếu tố chính đảm bảo việc sáp nhập đạt kết quả như kỳ vọng.
Sau sáp nhập, Sacombank thuộc top 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt 297.184 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt gần 24.506 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 18.853 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động lên đến 563 điểm giao dịch trên toàn quốc và hai nước Lào, Campuchia. Tổng số cán bộ nhân viên 15.510 người. Với nguồn lực mạnh hơn, Sacombank có thể nâng cao hơn nữa về quy mô và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tăng khả năng cung ứng vốn ra thị trường. Sacombank cũng đưa ra các phương án kỹ lưỡng để ổn định cả về nhân sự, tài chính, kinh doanh, đặc biệt là các phương án quản trị rủi ro sau sáp nhập.
Trước đó, đại hội đồng cổ đông bất thường của Sacombank được tổ chức vào ngày 11/7 đã thông qua tỷ lệ hoán đổi cổ phần sáp nhập là một cổ phần của Southern Bank (PNB) hoán đổi thành 0,75 cổ phần của Sacombank (STB). Ngoài ra, một cổ phần của cổ đông Sacombank tại ngày chốt danh sách để hoán đổi cổ phần khi sáp nhập sẽ nhận thêm 0,3875 cổ phần ngân hàng sáp nhập. Trong đó gồm 0,0875 cổ phần từ tỷ lệ chuyển đổi cổ phần Southern Bank, 0,080 cổ phần là cổ tức 8% bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế của năm 2013. 0,120 cổ phần là cổ tức 12% bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế của năm 2014. 0,0875 cổ phần là thưởng cổ phiếu từ chia cổ phiếu quỹ và 0,0125 cổ phần từ thặng dư vốn cổ phần.
Ngày 21/9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn số 7168/NHNN-TTGSNH chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ của Sacombank từ 12.425 tỷ đồng lên mức 18.853 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Phước Thanh – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết việc tự nguyện sáp nhập Southern Bank vào Sacombank là phù hợp với chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Điều này nhằm tạo nên một ngân hàng lớn, lành mạnh phục vụ tốt cho nền kinh tế và đủ sức vươn ra thị trường quốc tế.
Sau sáp nhập, Sacombank trở thành ngân hàng lớn nhất trong khối ngân hàng TMCP và chỉ sau 4 ngân hàng có yếu tố quốc doanh. Sự cộng hưởng này không phải là cộng cơ học mà là sự hợp lực của hai ngân hàng để mang lại lợi ích lớn hơn cho khách hàng, cổ đông, phù hợp với xu hướng hội nhập”, ông Thanh nhấn mạnh.
Khi phân tích các khía cạnh pháp lí liên quan đến tình huống này thì cần phải phân tích những điểm sau: điều kiện sáp nhập; thủ tục sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản; chuyển phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu, thời hạn thực hiện; dự thảo Điều lệ công ty….
3. Trình tự, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Luật sư cho tôi hỏi nếu một công ty bị sát nhập thì nó sẽ chấm dứt sự tồn tại đúng không và việc sát nhập công ty được thực hiện như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1 , Điều 201,
“Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”
Như vậy, với việc một công ty bị sát nhập vào công ty khác thì bản thân công ty bị sát nhập sẽ chấm dứt hoạt động. Bởi mục đích của việc sát nhập đó là việc chuyển tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp từ công ty bị sát nhập sang công ty sát nhập. Do đó, khi không còn tài sản, cũng không còn quyền, nghĩa vụ thì sự tồn tại của công ty này là không thể được.
Tại khoản 2, Điều 201 của Luật doanh nghiệp đã ghi nhận chi tiết về thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua;
c) Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.
Như vậy, hồ sơ sát nhập doanh nghiệp bao gồm :
_ Hợp đồng sáp nhập;
_ Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
_ Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.
Sau khi nhận đủ hồ sơ thì cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.
4. Vicom và Vinpeal sáp nhập có phải là sáp nhập pháp nhân hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Nêu một tình huống sáp nhập pháp nhân trên thực tế. Phân tích khía cạnh của tình huống đó. Hoạt động sáp nhập doanh nghiệp có phải là sáp nhập pháp nhân hay không? Ví dụ như trường hợp công ty Vicom và Vinpeal sáp nhập có phải là sáp nhập pháp nhân hay không?
Luật sư tư vấn:
Hoạt động sáp nhập doanh nghiệp có phải hoạt động sáp nhập pháp nhân
Căn cứ vào Điều 94 Bộ luật Dân sự:
“Điều 94. Hợp nhất pháp nhân
1. Các pháp nhân cùng loại có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới theo quy định của điều lệ, theo thoả thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.”
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì có bốn loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty Hợp danh. Và căn cứ vào quy định tại điều 195 Luật doanh nghiệp thì một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào công ty khác. Như vậy các loại hình doanh nghiệp mà theo Luật Doanh nghiệp được phép sáp nhập là công ty cổ phần, công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn.
Mà các loại hình doanh nghiệp này theo quy định của Luật Doanh nghiệp đều là pháp nhân. Mà sáp nhập doanh nghiệp có cùng bản chất với sáp nhập pháp nhân là sự chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của bên bị sáp nhập cho bên sáp nhập; và bên bị sáp nhập sẽ chấm dứt hoạt động. Như vậy có thể khẳng định, sáp nhập doanh nghiệp là một dạng cụ thể của sáp nhập pháp nhân.
Vicom và Vinpeal sáp nhập có phải là sáp nhập pháp nhân hay không?
Trường hợp công ty Vicom và Vinpeal sáp nhập là sáp nhập pháp nhân. Vì công ty Vinpeal chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ sang cho công ty cổ phần Vincom và chấm dứt hoạt động của mình. Cổ phiếu của công ty cổ phần Vinpeal được quy đổi sang cổ phiếu của công ty cổ phần Vincom theo tỷ lệ nhất định. Và công ty cổ phần Vincom vẫn hoạt động, đây là sự khác biệt giữa sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp. Tuy nhiên để phù hợp với mô hình hoạt động mới, công ty cổ phần Vincom đã đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Nhưng việc đổi tên có bản chất pháp lý khác hẳn so với việc chấm dứt hoạt động.