Trong những cống hiến to lớn của to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Người là một cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn hết sức quan trọng, tư tưởng đó được thể hiện qua đó được thể hiện qua một số nội dung cơ bản sau đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng:
- 2 2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng:
- 3 3. Đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở hình thành khối đại đoàn kết toàn dân:
- 4 4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng:
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng:
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng dân tộc, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp.
Chiến lược tập hợp mọi lực lượng dân tộc không phải là bất biến, mà luôn vận động, biến đổi, phát triển. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng có thể và cần thiết phải điều chỉnh các chính sách, phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau trong cộng đồng dân tộc. Có như vậy chiến lược đại đoàn kết dân tộc mới phát huy hết vai trò tích cực của mình.
Đối với những đối tượng khác nhau và những thời kỳ lịch sử khác nhau, chiến lược đại đoàn kết dân tộc được khái quát thành những luận điểm có tính chân lý như sau:
“Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”
“Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”
“Đoàn kết là then chốt của thành công”
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”
Đó là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Người cho rằng: “muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh vũ trang cách mạng, bằng cách mạng vô sản”. Hồ Chí Minh cho rằng, cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thất bại có một nguyên nhân sâu xa là cả nước đã không đoàn kết được thành một khối thống nhất. Người thấy rằng, muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới.
Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà tư tưởng đoàn kết là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
Đoàn kết quyết định thành công cách mạng vì: đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc vào một mối thống nhất.Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô, mức độ của thành công.
Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng. Để thấy rõ hơn vị trí của sức mạnh lực lượng toàn dân đoàn kết trong thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám, chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra: Vì sao có cuộc thắng lợi đó? Một phần là vì tình hình quốc tế thuận lợi cho ta. Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo là cờ Việt Nam để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc. Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai thắng được lực lượng đó” Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Và Người khuyên dân ta rằng: “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do”.
2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng:
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương trương, chính sách của Đảng. Vì Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam, sức mạnh của Đảng là ở sự nhất trí và sự đoàn kết trong Đảng là hạt nhân của sự đoàn kết của tất cả các tổ chức chính trị – xã hội và trong toàn xã hội.
Mục tiêu của Đảng hay của cách mạng là “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”. Muốn đoàn kết được lực lượng toàn dân, theo Hồ Chí Minh cần phỉa thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải gần gũi quần chúng, lắng nghe quần chúng, tôn trọng quần chúng, biết vận động, tổ chức, giáo dục quần chúng …có như vậy mới được quần chúng ủng hộ, giúp đỡ và mục tiêu của Đảng mới được thực hiện. Hồ Chí Minh dạy rằng “Dễ trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng song”.
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng hay của Đảng Cộng sản là đại đoàn kết dân tộc để xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Bởi vì, Cách mạng là sự nghiệp của của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng. Muốn đoàn kết được lực lượng toàn dân, theo Hồ Chí Minh, cần phải tuyên truyền huấn luyện làm sao cho nhân dân hiểu được mục đích, chính sách, đường lối ấy. Người nói: “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là thống nhất nước nhà”.
Chỉ có như vậy thì mục tiêu, nhiệm vụ Đảng mới trở thành mục tiêu, nhiệm vụ của toàn dân tộc và đại đoàn kết mới trở thành một đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng trong cuộc đấu tranh tự giải phóng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp hướng dẫn những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức và thành sức mạnh.
3. Đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở hình thành khối đại đoàn kết toàn dân:
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm dân là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc .Theo Người, các khái niệm đồng nghĩa thường được dùng là dân, nhân dân, đồng bào ,quốc dân …ở đây khái niệm dân được dùng với tư cách là khái niệm chung cho tất cả. Khái niệm dân được hiểu là tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là từng người dân Việt Nam cụ thể và dùng để chỉ mọi con dân đất Việt, con Rồng cháu Tiên, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, tín ngưỡng, tôn giáo… Như vậy, có thể hiểu chủ thể của đại đoàn kết dân tộc là Dân.
Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân, với ý nghĩa là thực hiện đoàn kết tất cả những người Việt Nam đang sống trong nước hay đang định cư ở nước ngoài và cho dù định cư ở nước ngoài thì người Việt Nam cũng không bỏ được cái gốc dân tộc. Cần phải huy đọng tập hợp mọi người dân vào khối đại đoàn kết nhằm thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Muốn làm được điều đó thì phải kế thừa truyền thống yêu nước , nhân nghĩa , đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung dung độ lượng với con người và xóa bỏ mọi định kiến cách biệt. “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì người đó dù trước đây chống chúng ta, thì bây giờ chúng ta vẫn thật thà đoàn kết với họ”. Đại đoàn kết dân tộc luôn mở rộng cửa để đón tiếp những con người con người lầm đường lạc lối mà biết ăn năn hối cải. Theo Người, “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và đọc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.
4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng:
Theo Hồ Chí Minh, dân tộc hay quần chúng nhân dân khi chưa được giác ngộ về tổ chức và giác ngộ về lợi ích, mục tiêu, lý tưởng thì chỉ là số đông chưa có sức mạnh. Muốn có sức mạnh quần chúng phải được tổ chức, gioác ngộ về lợi ích, mục tiêu, lý tưởng và hoạt động theo đường lối chính trị đúng đắn. Vì thế, việc quy tụ quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng bước phát triển của cách mạng là sự quan tâm ngay từ đầu của Hồ Chí Minh và là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng ta.
Tổ chức thể hiện sức mạnh vật chất của khối đại đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận thực hiện tổ chức, giác ngộ quần chúng về lợi ích, mục tiêu, lý tưởng và định hướng hoạt động của quần chúng theo đường lối chính trị đúng đắn nhằm hình thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc. mặt trận có thể có tên gọi khác nhau, nhưng tựu chung lại chỉ là một tổ chức chính trị rộng rãi tập hợp đông đảo các tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tổ chức, đảng phái, cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước phấn đấu vì mục tiêu độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do hạnh phúc của nhân dân như : Hội phản đế Đồng minh năm 1930; Mặt trận dân chủ năm 1936; Mặt trận nhân dân phản đế năm 1939; Mặt Trận Việt Minh năm 1941; Mặt trận Liên Việt năm 1946; Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam 1960; mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1955 và 1976.
Mặt trận được xây dựng và hoạt động theo những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông (Về sau người nêu thêm là liên minh công nông và lao động trí óc), dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ đó mở rộng Mặt trận, để Mặt trận thực sự trở thành một tổ chức chính trị rộng lớn quy tụ được cả lực lượng của cả dân tộc, tập hợp được lực lượng toàn dân, thành một khối vững chắc.
Thứ hai. Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng.Lợi ích tối cao của dân tộc là Tổ quốc độc lập và thống nhất, xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Vậy phải làm cho mọi người đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết và trước hết. Mỗi cá nhân lại có những lợi ích riêng khác nhau, nếu lợi ích riêng đó chính đáng, phù hợp với lợi ích chung thì cần được tôn trọng, nếu không phù hợp sẽ dần dần được giải quyết bằng nhận thức về mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng.
Thứ ba, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự , chân thành , thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ: Đoàn kết chặt chẽ với các tầng lớp nhân dân , các Đảng phái , đoàn thể, các nhân sĩ , tôn giáo…, trong Mặt trận, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ . Đoàn kết phải thật sự. Người viết “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học hỏi những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”.
Đảng cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận Dân tộc thống nhất, lại vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận , xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc. Muốn lãnh đạo được Đảng phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc, dân đại và thật sự đoàn kết nhất trí. Đảng cộng sản Việt Nam vừa là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Người viết: “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt đọng nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đứng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”.
Đảng lãnh đạo Mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. Đảng phải dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng chân thành để đối xử, cảm hóa, khơi gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, hết sức tránh gò ép, quan liêu mệnh lệnh. Sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết trong Mặt trận. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh bên trong, để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng.
Từ đó, Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc hình thành ba tầng Mặt trận ở Việt Nam là : Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đại đoàn kết Việt – Miên – Lào và Mặt trận nhân dân tiến bộ thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc xâm lược.
KẾT LUẬN
Như vậy qua những tìm hiểu nhỏ của em về vấn đề: “Phân tích những quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc” có thể thấy: Đất nước Việt Nam, giang sơn Việt Nam cùng mọi thành quả của nền văn hóa Việt Nam không phải là của riêng ai, của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi người Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam. Vậy nên mọi người Việt Nam đều có trách nhiệm và có quyền được đóng góp vào việc tô điểm cho giang sơn đó, làm giàu thêm và đẹp thêm cho nền văn hóa đó. Cũng vì vậy nên phải làm sao để cho mọi người Việt Nam đều được sống với giang sơn gấm vóc này, được hưởng mọi giá trị vật chất và tinh thần của nền văn hóa này. Để ngọn lửa yêu nước và đại đoàn kết dân tộc sáng mãi.
Thực tế, lịch sử ,ngay cả văn học và đặc biệt trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã cùng quyện chặt vào nhau để chứng minh, để chứng tỏ các kinh nghiệm về đại đoàn kết dân tộc rất thực, rất đúng, rất cần thiết cho con người hôm nay và mãi mãi. Trở về với lịch sử, hòa mình vào xã hội hôm nay, lắng lòng trong những tác phẩm, ta sẽ thấy rõ điều đó.