Phân tích những đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính, phân biệt quy phạm pháp luật hành chính với quy phạm pháp luật hiến pháp. Bài tập cá nhân Luật hành chính 9 điểm.
Phân tích những đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính, phân biệt quy phạm pháp luật hành chính với quy phạm pháp luật hiến pháp
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hoạt động quản lý nhà nước, quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực chung mang tính bắt buộc phải thi hành đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, quy phạm pháp luật hành chính là những quy tắc hành vi do Nhà nước đặt ra để điều chỉnh những quan hệ xã hội cụ thể trong lĩnh vực quản lí của chính nhà nước. Để hiểu rõ hơn về quy phạm pháp luật hành chính cũng như những điểm khác biệt của nó với các quy phạm pháp luật khác, đặc biệt là quy phạm pháp luật Hiến pháp. nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Phân tích đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính qua đó phân biệt quy phạm pháp luật hành chính và quy phạm pháp luật hiến pháp”.
NỘI DUNG
1. Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính
1.1. Khái niệm
Những quy phạm pháp luật (QPPL) được dùng để điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính nhà nước là các QPPL hành chính. Do đó, có thể định nghĩa quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính theo phương pháp mệnh lệnh đơn phương.
1.2. Đặc điểm
Là một dạng của quy phạm pháp luật nên quy phạm pháp luật hành chính cũng mang những đặc điểm chung của quy phạm pháp luật như:
– Là quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định và thể hiện ý chí của nhà nước.
– Có tính bắt buộc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước
– Là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp.
– Được áp dụng nhiều lần, hiệu lực của quy phạm không bị chấm dứt khi đã bị áp dụng.
Có thể nói những đặc điểm chung này có thể giúp phân biệt quy phạm pháp luật nói chung, quy phạm pháp luật hành chính nói riêng với những quy phạm xã hội khác không phải là quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, quy phạm pháp luật hành chính còn có những đặc điểm cụ thể sau:
– Thứ nhất, các QPPL hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
Ở nước ta, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính có thể là chủ thể lập pháp hoặc chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
Quốc hội có thẩm quyền đặt ra, sửa đổi hoặc bãi bỏ các QPPL hành chính quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Với tư cách là cơ quan thường trực của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng có thẩm quyền đặt ra, sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính quy định những vấn đề được Quốc hội giao (khoản 4 Điều 91 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001). Một số chủ thể quản lý hành chính nhà nước là cá nhân có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính như Thủ tướng chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568